Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 21: Luyện tập - Đặng Thị Kim Chi

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 21: Luyện tập - Đặng Thị Kim Chi

I.MỤC TIÊU:

- Kiến thức : Học sinh được củng cố và hoàn thiện lý thuyết: định nghĩa, tính chất hình thoi, các dấu hiệu nhận biết một hình thoi .

- Kỹ năng : HS biết vận dụng các tính chất của hình thoi để giải một số bài tập tổng hợp; rèn luyện kỹ năng nhận biết hình thoi .

- Thái độ : Rèn luyện các thao tác phân tích, tổng hợp, xác định hướng chứng minh một bài toán hình học.

II.CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: bảng phụ ghi đề kiểm tra, bài tập .

- Học sinh: học bài và làm các bài tập đã cho và đã được hướng dẫn

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 351Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 21: Luyện tập - Đặng Thị Kim Chi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP §11
Tuần : 11 – Tiết : 21 
Ngày soạn : 18.10.10
Ngày dạy : 26à 29.10.10
I.MỤC TIÊU: 
- Kiến thức : Học sinh được củng cố và hoàn thiện lý thuyết: định nghĩa, tính chất hình thoi, các dấu hiệu nhận biết một hình thoi . 
- Kỹ năng : HS biết vận dụng các tính chất của hình thoi để giải một số bài tập tổng hợp; rèn luyện kỹ năng nhận biết hình thoi .
- Thái độ : Rèn luyện các thao tác phân tích, tổng hợp, xác định hướng chứng minh một bài toán hình học. 
II.CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: bảng phụ ghi đề kiểm tra, bài tập . 
- Học sinh: học bài và làm các bài tập đã cho và đã được hướng dẫn 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Kiểm ra bài cũ (5’)
* Ổn định : 
* Kiểm tra bài cũ: 
1 - Pb định nghĩa hình thoi, tính chất dấu hiệu nhậân biết hình thoi.(6đ)
2 - Hai đường chéo của hình thoi bằng 6cm và 8cm. Cạnh của hình thoi bằng: (4đ) 
A) 7cm; B) 5cm; C); D)
-Kiểm tra sỉ số 
-Treo bảng phụ (câu hỏi ktra), gọi một HS 
-Kiểm btvn một vài em
-Cho cả lớp nhận xét góp ý bạn 
-GV nhận xét đánh giá cho điểm 
-Lớp trưởng báo cáo 
-Một HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi – góp ý bổ sung 
 Yêu cầu trả lời: 
Như nội dung SGK 
cạnh của hình thoi bằng 5cm (chọn B).
Hoạt động 2 : Luyện tập (35’)
Bài tập 75 (sgk trg 106) –12’
Gt : ABCD là hình chữ nhật 
 AE = EB ; BF = FC ; 
 CG = GD ; DH = HA 
Kl : EFGH là hình thoi 
Giải : Kẻ đường chéo AC, ta có: 
EF là đường trung bình của ABC nên EF = ½ AC 
GH là đường trung bình của CDA nên GH = ½ AC 
Suy ra EF = GH (1) 
Chứng minh tương tự ta cũng có : EH = FG (2) 
Từ (1) và (2) suy ra EFGH là hình thoi (theo định nghĩa) 
-Cho HS sửa bài 75 (trang 106) 
-Gọi một HS vẽ hình, tóm tắt Gt –Kl. Một HS trình bày lời giải
-GV kiểm bài làm ở nhà của một vài HS 
-Cho HS nhận xét ở bảng 
-Đánh giá; khẳng định những chỗ làm đúng; sửa lại những chỗ sai của HS 
-Trình bày cách giải khác? (cm bốn tam giác bằng nhau, EFGH là hbh có 2 cạnh liên tiếp bằng nhau)
-Yêu cầu HS nhắc lại cách c/m 1 tứ giác là hình thoi 
-Một HS vẽ hình; ghi Gt-Kl, một HS trình bày lời giải (Cả lớp theo dõi)
Giải : Kẻ đường chéo AC, ta có: 
EF là đường trung bình của ABC nên EF = ½ AC 
GH là đường trung bình của CDA nên GH = ½ AC 
Suy ra EF = GH (1) 
Chứng minh tương tự ta cũng có : EH = FG (2) 
Từ (1) và (2) suy ra EFGH là hình thoi (theo định nghĩa) 
-HS nêu ý kiến nhận xét, góp ý bài làm trên bảng; cách giải khác 
-HS sửa bài vào vở ; nhắc lại cách chứng minh hình thoi 
Bài tập 76 (p106).13’ 
 Gt : ABCD là hình thoi
 AE = EB ; BF = FC ; 
 CG = GD ; DH = HA 
 Kl : EFGH là hình chữ nhật 
Kẻ đường chéo AC, BD ta có: 
EF là đường trung bình của ABC nên EF //AC 
GH là đường trung bình của CDA nên GH //AC 
Suy ra EF // GH (1) 
Chứng minh tương tự ta cũng có : EH // FG (2) 
Từ (1) và (2) suy ra EFGH là hình bình hành. (3)
 Vì EH // BD ; EF // AC ; AC ^ BD Þ EF ^ FH hay HÊF = 900 (4) 
 Từ (3) và (4) Þ EFGH là hình chữ nhật
-Cho HS đọc đề bài 76, GV vẽ hình lên bảng 
-Cho HS tóm tắt Gt-Kl (GV ghi) 
-Muốn chứng minh tứ giác EFGH là hình chữ nhật ta phải làm như thế nào? 
-Làm thế nào để chứng minh EFGH là hbh có một góc vuông? 
-Để chứng minh EH ^ EF ta phải làm sao? 
-Phân công HS làm việc theo nhóm 
-Cho HS khá lên bảng trình bày lời giải 
-Cho HS lớp nhận xét 
-GV chốt lại các bước làm 
-HS đọc đề bài (vài HS đọc)
-Vẽ hình vào vở.
-Đứng tại chỗ nêu Gt-Kl 
-HS suy nghĩ trả lời (cm EFGH 
là hình bình hành có một góc vuông
-Chia thành nhóm nhỏ cùng làm bài. Một HS làm ở bảng 
Kẻ đường chéo AC, BD ta có: 
EF là đường trung bình của ABC nên EF //AC 
GH là đường trung bình của CDA nên GH //AC 
Suy ra EF // GH (1) 
Chứng minh tương tự ta cũng có : EH // FG (2) 
Từ (1) và (2) suy ra EFGH là hình bình hành. (3)
 Vì EH // BD ; EF // AC ; AC ^ BD Þ EF ^ FH hay HÊF = 900 (4) 
 Từ (3) và (4) Þ EFGH là hình chữ nhật
-Nhận xét, góp ý ở bảng
-HS sửa bài vào vở 
Bài tập 77: (10’) 
(sgk trg 106) 
a) Giao điểm của hai đường chéo hình bhành là tâm đối xứng của nó. Hình thoi là một hình bhành. Vậy hình thoi nhận giao điểm của hai đường chéo làm tâm đối xứng. 
b) BD là đường trung trực của AC nên A đối xứng với C qua BD. B và D cũng đối xứng với chính nó qua BD. Do đó BD là trục đới xứng của hình thoi. Tương tự AC cũng là trục đối xứng của hình thoi.
-Cho HS đọc đề bài 77 
-Vẽ hình thoi với các đường chéo được kéo dài về hai phía 
-Cho HS suy nghĩ và trả lời từng câu 
-Gọi HS khác nhận xét, bổ sung 
-GV chốt lại: hình thoi có tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo của hình thoi; có hai trục đối xứng là hai đường chéo của hình thoi.
-HS đọc đề bài 77 
-Đứng tại chỗ trả lời (nêu cách chứng minh) : 
a) Giao điểm của hai đường chéo hình bhành là tâm đối xứng của nó. Hình thoi là một hình bhành. Vậy hình thoi nhận giao điểm của hai đường chéo làm tâm đối xứng. 
b) BD là đường trung trực của AC nên A đối xứng với C qua BD. B và D cũng đối xứng với chính nó qua BD. Do đó BD là trục đới xứng của hình thoi. Tương tự AC cũng là trục đối xứng của hình thoi. 
Hoạt động 3 : Củng cố (3’)
Điền vào chỗ trống: 
a) Hình thoi là tứ giác có  
b) Hình thoi là hình bình hành có  bằng nhau. 
c) Hình thoi là hình bình hành có  vuông góc. 
d) Hình thoi là hình bình hành có  là  
-Treo bảng phụ
-Gọi HS điền vào chỗ trống (nhắc lại các kiến thức đã học trong §11)
-Chốt lại cách chứng minh tứ giác là hình thoi. 
-HS điền vào chỗ trống 
-HS khác nhận xét. 
-HS nhắc lại định nghĩa hình thoi. Tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thoi.
Hướng dẫn học ở nhà (2’)
Học bài cũ, xem lại các bài tập đã giải.
Làm các bài tập 78 (sgk trang 106), bài 138, 139 sách BT toán 8 (tập 1) 
-HS nghe dặn và ghi chú vào vở 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_21_luyen_tap_dang_thi_kim_chi.doc