Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 21: Hình vuông - Trần Mười

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 21: Hình vuông - Trần Mười

A. MỤC TIÊU:

* Kiến thức: Nắm chắc định nghĩa và các tính chất của hình vuông, các dấu hiệu nhận biết hình vuông. Thấy được hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi.

* Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ hình vuông, biết vận dụng các tính chất của hình vuông trong chứng minh, tính toán, nhận biết một hình vuông thông qua các dấu hiệu.

 Vận dụng những kiến thức về hình vuông trong thực tế, giáo dục mối liên hệ biện chứng thông qua mối liên hệ giữa hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 GV : Giáo án, đề, bài giải sẵn trên bàn phụ

 HS : Giấy kẻ ô vuông.

C. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:

Ổn định tổ chức

 Kiểm tra bài cũ :

Cho tứ giác ABCD có 3 góc vuông và AB = BC. Chứng minh ABCD là hình thoi.

( Hình vẽ sẵn trên bảng phụ hay trên film trong do GV chuẩn bị trước)

Gọi một HS lên bảng chứng minh:

Từ giả thuyết ta có

Vậy tứ giác ABCD là hình bình hành

Có AB = BC (gt)

 ABCD là hình thoi.

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 21: Hình vuông - Trần Mười", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21/11 	§12. HÌNH VUÔNG
Ngày soạn: 11/6/2011
MỤC TIÊU:
* Kiến thức: Nắm chắc định nghĩa và các tính chất của hình vuông, các dấu hiệu nhận biết hình vuông. Thấy được hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi.
* Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ hình vuông, biết vận dụng các tính chất của hình vuông trong chứng minh, tính toán, nhận biết một hình vuông thông qua các dấu hiệu. 
	Vận dụng những kiến thức về hình vuông trong thực tế, giáo dục mối liên hệ biện chứng thông qua mối liên hệ giữa hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	GV : Giáo án, đề, bài giải sẵn trên bàn phụ
	HS : Giấy kẻ ô vuông.
TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
Ổn định tổ chức
	Kiểm tra bài cũ :
Cho tứ giác ABCD có 3 góc vuông và AB = BC. Chứng minh ABCD là hình thoi. 
( Hình vẽ sẵn trên bảng phụ hay trên film trong do GV chuẩn bị trước)
A
B
C
D
Gọi một HS lên bảng chứng minh:
Từ giả thuyết ta có 
Þ 
Vậy tứ giác ABCD là hình bình hành 
Có AB = BC (gt) 
Þ ABCD là hình thoi.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Nắm khái niệm chủ động theo hướng dẫn của GV
- GV: Có thể kết luận gì khác về tứ giác ABCD? Vì sao?
- GV: Giới thiệu định nghĩa hình vuông.
- GV: Có thể định nghĩa hình vuông theo cách khác ? (cả lớp suy nghĩ rồi trả lời)
- GV: Dựa trên lý thuyết về tập hợp, có thể nói gì về quan hệ giữa ba tập hợp: Hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông?
HS:
- Hình vuông là hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau.
- Hình vuông là hình thoi có bốn góc vuông.
(HS có thể không trả lời được, GV sẽ giúp HS thấy được mối quan hệ này)
- Hình vuông có tất cả những tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.
1/ Định nghĩa:
Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và bốn cạnh bằng nhau.
 ABCD là hình vuông
Chú ý:
- Hình vuông là hình chữ nhật có bốn cạnh bằng nhau.
- Hình vuông là hình thoi có bốn góc vuông.
Hoạt động 2 :Tìm kiếm thêm những tính chất về đường chéo hình vuông
-GV: Với cách nói như trên, có thể nói gì về những tính chất của hình vuông?
- GV: Hãy nêu tất cả tính chất của hai đường chéo hình vuông. (HS làm trên phiếu học tập. GV thu và chấm một số bài, sửa sai, số còn lại chấm ở nhà để cho điểm tốt)
- HS tìm tất cả tính chất của hai đường chéo hình vuông ghi trên phiếu học tập. 
2/ Tính chất:
Hình vuông có tất cả những tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.
A
B
C
D
Hoạt động 3 :Tìm kiếm, tổng hợp những dấu hiệu nhận biết hình vuông
- GV: Dựa vào định nghĩa hình vuông và các tính chất vừa phát hiện thêm, hãy nêu những dấu hiệu nhận biết hình vuông ? (HS sẽ suy nghĩ và trao đổi trong từng bàn, GV sẽ yêu cầu một vài HS trả lời, GV nhận xét, trình bày dấu hiệu dưới dạng chuẩn bị trên bảng phụ, hay trong film trong và dùng đèn chiếu)
- HS sẽ phát biểu những phát hiện của mình về những dấu hiệu nhận biết hình vuông.
3/ Dấu hiệu nhận biết:
- Tứ giác vừa là hình thoi vừa là hình chữ nhật thì tứ giác đó là hình vuông.
- Dùng b/ phụ để học sinh điền vào
HÌNH CHỮ NHẬT
- Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là : . . . . . . . . . . . . .
- Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc là:. . . . . . . . . . . . . .
- Hình chữ nhật có một đường chéo là phân giác một góc là: . . . . . . . . . . 
 HÌNH THOI
-Hình thoi có một góc vuông là:. . . . 
-Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là :. . . . . . . . . . .
Hoạt động 4 : Củng cố
- GV cho HS nhận dạng các hình vuông từ tập hợp các hình do GV đã chuẩn bị sẵn trên bảng phụ hay trên film trong. 
( BT ?2 SGK)
- Xem hình vẽ tứ giác AEDF là hình gì? Vì sao? ( hình 106 SGK)
A
B
C
E
F
G
450
450
Hoạt động 5 :: BT về nhà và hướng dẫn
- BT 79: ĐL Pitago
- BT 80: Mối liên hệ giữa hình vuông với hình chữ nhật, hình thoi.
- BT 81: Yêu cầu HS chứng minh theo 2 cách.
-------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_21_hinh_vuong_tran_muoi.doc