Giáo án Hinh học lớp 8 - Tiết 21 đến tiết 25

Giáo án Hinh học lớp 8 - Tiết 21 đến tiết 25

I. Mục Tiêu:

- Học sinh hiểu định nghĩa hình vuông, thấy hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi.

- Biết vẽ một hình vuông, biết chứng minh một tứ giác là một hình vuông.

- Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh, tính toán và trong thực tế.

II. Chuẩn Bị:

Giáo Viên: Bảng phụ ghi tính chất, dấu hiệu hình vuông.

Bảng phụ ghi bài trắc nghiệm: điền đúng sai.

1. Hình chữ nhật là hình bình hành

2. Hình chữ nhật là hình thoi.

3. Trong hình thoi , hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường và vuông góc với nhau.

4. Trong hình chữ nhật hai đường chéo bằng nhau và là đường phân giác của các góc của hình chữ nhật.

5. Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.

6. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

7. Tứ giác có hai cạnh kề bằng nahu là hình thoi.

8. Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.

Học Sinh: Bộ thước kẻ, bảng nhóm. Ôn tập định nghĩa , các tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật.

 

doc 10 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 1358Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hinh học lớp 8 - Tiết 21 đến tiết 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 11	Tiết : 21	 Ngày soạn :8/11/2004	 Ngày dạy : 17/11/2004
BÀI: 	HÌNH VUÔNG	
I. Mục Tiêu:
Học sinh hiểu định nghĩa hình vuông, thấy hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi.
Biết vẽ một hình vuông, biết chứng minh một tứ giác là một hình vuông.
Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh, tính toán và trong thực tế.
II. Chuẩn Bị:
Giáo Viên: Bảng phụ ghi tính chất, dấu hiệu hình vuông.
Bảng phụ ghi bài trắc nghiệm: điền đúng sai.
Hình chữ nhật là hình bình hành
Hình chữ nhật là hình thoi.
Trong hình thoi , hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường và vuông góc với nhau.
Trong hình chữ nhật hai đường chéo bằng nhau và là đường phân giác của các góc của hình chữ nhật.
Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.
Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
Tứ giác có hai cạnh kề bằng nahu là hình thoi.
Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
Học Sinh: Bộ thước kẻ, bảng nhóm. Ôân tập định nghĩa , các tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật.
III. Lên Lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: 5’ kiểm tra
Cho học sinh làm bài trắc nghiệm trong 3 phút, sửa bài trong 2 phút.
Hoạt động 2: 7 ‘vẽ một hình vuông và giới thiệu: hình tứ giác này có 4 cạnh bằng nhau và có 4 góc vuông ta gọi là hình vuông. Hãy ghi lại dưới dạn công thức toán học.
Hình vuông có phải là hình chữ nhật không? Có phải là hình thoi không? Có là hình bình hành không?
Hoạt động 3: 10’
 Theo các em hình vuông có những tính chất gì?
Hãy làm ? 1
Cho học sinh làm bài 80 kết hợp ?1 để học sinh ghi toám tắt các tính chất về hai đường chéo lên bảng.
Vậy hình vuông có mấy trục đối xứng.
Làm bài 79a trang 108.
Giáo viên vẽ sẵn hình lên bảng phụ:
Hoạt động 4: 15’
Ta biết hình vuông vừa là hcn vừa là hình thoi nên để:
Một hcn cần thêm điều kiện gì thì trở thành hình vuông? Tại sao?
Một hình thoi cần thêm điều kiện gì thì trở thành hình vuông? Tại sao?
Sau khi học sinh nêu cách nhận biết giáo viên treo bảng phụ dấu hiệu nhận biết lên bảng.
Cho học sinh làm ? 2
Hoạt động 5: 6’ củng cố
Học sin làm bài vào bàng cá nhân và tráo bài cho nhau chấm.
Học sinh chú ý nghe giảng và nhắc lại định nghĩa.
Tứ giác ABCD là hình vuông Û 
Hình vuông là hình thoi, hình hình chữ nhật đương
nhiên hình thoi là hình bình hành.
Vì hình vuông là hình chữ nhật, hình thoi nên hình vuông có đầy đủ tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.
Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường, bằng nhau, vuông góc với nhau, là đường phân giác của các góc , là hai trục đối xứng.
Có 4 trục đối xứng.
Hs nhình hình và trả lời miệng.
Một hình chữ nhật cần thêm điều kiện mà hình thoi có nhưng hình chữ nhật không có: vậy cần thêm:
Hai đường chéo vuông góc.
Đường chéo là phân giác của một góc.
Hai đường chéo bằng nhau.
5 học sinh nhắc lại các dấu hiệu.
Học sinh giải thích miệng.
Học sinh làm bài tập 81 sgk.
Đáp án:
1 Đúng. 2. Sai. 3. Đúng
4. Sai. 5. Sai. 6. Đúng.
7. Sai. 8. Đúng.
1 ĐỊNH NGHĨA:
Tứ giác ABCD là hình vuông Û 
chú ý: Hình vuông là hình thoi, hình hình chữ nhật.
2. Tính Chất. 
Hình vuông có đầy đủ tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.
Chú ý về t/c 2 đường chéo
Cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường, 
Bằng nhau, 
Vuông góc với nhau, 
Là đường phân giác của các góc , 
Là hai trục đối xứng.
Giao điểm 2 đường chéo là tđx.
Bài 79a trang 108
Trong DADC có AC2 = AD2 + DC2 = 32+ 32 = 18
AC = 
3. Dấu hiệu nhận biết:
(bảng phụ)
?2: 105a. là hình vuông vì hcn có 2 cạnh kề bằng nhau.
105b. là hthoi không là hình vuông.
105c. là hình vuông vì hình thoi có hai đường chéo bằng nhau.
105d. là hình vuông vì hình thoi có một góc vuông.
Bài tập 80/
IV. Hướng Dẫn Học Ơû Nhà :
Làm bài tập 79b, 82, 83 trang 109 sgk.
V. Rút Kinh Nghiệm:
Tuần : 11	Tiết : 22	 Ngày soạn :8/11/2004	 Ngày dạy : 17/11/2004
BÀI: 	LUYỆN TẬP
I. Mục Tiêu:
Củng cố định nghĩa, tính chất dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
Rèn kỹ năng vẽ hình, phân tích bài toán, chứng minh tứ giác là hình bình hành hình chữ nhật, hình thoi , hình vuông.
Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh, tính toán.
II. Chuẩn Bị:
Giáo Viên: chuẫn bị các dấu hiệu nhận biết hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành.
Học Sinh: Bộ thước kẻ, bảng nhóm. Oân tập các dấu hiệu nhận biết các hình tứ giác. 
III. Lên Lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: 8’ Bài cũ:
Nêu dấu hiệu nhận biết dấu hiệu nhận biết hình vuông.
Sửa bài 82 trang 108.
Trong lúc học sinh sửa bài giáo viên hỏi thêm các dấu hiệu hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành. Giáo viên teo các dấu hiệu đã chuẩn bị lên bảng để cho tất cả dễ theo dõi.
Hoạt động 2: 
Bài 83sgk trang 109:
Treo bảng phụ:
Bài 84 trang 109 sgk:
Hướng dẫn hs vẽ hình.
Lưu ý tính thứ tự trong hình vẽ.
a. tứ giác AEDF là hình gì ? vì sao?
b. Điểm D ở vị trí nào trên BC thì tứ giác AEDF là hình thoi.
c. Nếu tam giác ABC vuông tại A thì AEDF là hình gì?
d. tìm điều kiện để AEDF là hình vuông.
Bài 85 trang 109 sgk:
Hướng dẫn học sinh làm câu a.
Câu b cho học sinh học theo nhóm. Toàn lớp chia thành 6 nhóm.
Các nhóm làm xong cử đại diện lên trình bày.
Giáo viên chú ý nhận xét, phân tích cho học sinh hiểu bài.
Hcn có hai đường chéo vuông góc là hình vuông.
Hcn có 2 cạnh kề bằng nhau là hình vuông.
Hcn có một đường chéo là phân giác của một góc.
Hình thoi có hai đường chéo bàng nhau là hình vuông.
Hình thoi có một góc vuông.
Hs làm bảng con tự tráo bài cho nhau để chấm.
Tứ giác AEDF là hình bh vì có hai cặp cạnh song song.
Nếu AD là phân giác của góc A thì hình bình hành AEDF là hình thoi (dấu hiệu)
Nếu tam giác ABC vông tại A thì ABCD là hình chữ nhật.
Vì hình bình hành có một góc vuông là hcn.
Nếu tam giác ABC vuông tại A , D là giao điểm của tia phân giác góc A với cạnh BC thì AEDF là hình vuông.
b. DAFB cân FA = FD
DCED cân ED = EC.
AEFD là hình vuông
FA = ED suy ra FA = FB = DE = CE mà 
; FN = FB, NE = . Vậy EM = MF = FN = NE Þ EMFN là hình thoi.
AEFD là hình vuông nên AF ^ DE suy ra =900.
Cần chứng minh 
DAEH = DBFE; DBFE = DCGF; DCGF = DDHG
Þ HE = EF = FG = GH
Þ EFGH là hình thoi.
 mà 
Þ 
1. Luyện Tập:
Bài 83sgk trang 109:
a. S b/Đ 
c/Đ d/S e/Đ
Bài 84 trang 109 sgk:
Bài 85 trang 109 sgk:
GT
ABCD là hcn
AB = 2 AD.
EA = EB; FD = FC
KL
ADFE là hình gì.
a. Dễ thấy :
 cho ta AE = EF = FD = DA suy ra AEFD là hình thoi.
Ta lại có góc A = 900. suy ra AEFD là hình vuông.
IV. Hướng Dẫn Học Ơû Nhà :
Làm bài tập 86 trang109 sgk
Soạn đề cương ôn tập chương I. Chú ý soạn các dấu hiệu trong một tờ giấy để dễ học.
Làm hết các bài ôn tập chương trong sách giáo khoa.
V. Rút Kinh Nghiệm: Phù hợp với thời gian, bài 85 một số học sinh nắm chưa vững.
Tuần : 12	Tiết : 23	 Ngày soạn :12/11/2004	 Ngày dạy : 24/11/2004
BÀI: 	ÔN TẬP CHƯƠNG 1	
I. Mục Tiêu:
HS cần hệ thống hoá các kiến thức về các tứ giác đã học trong chương (Định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết).
Vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình.
Thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho HS.
II. Chuẩn Bị:
Giáo Viên: Sơ đồ nhận biết các loại tứ giác (không kèm theo các chữ viết cạnh mũi tên) vẽ trên bảng phụ. Thước, compa, êke, phấn màu. 
Học Sinh: Oân lý thuyết theo các câu hỏi ôn tập ở SGK và làm các bài tập theo yêu cầu của giáo viên. Bộ thước kẻ, bảng nhóm.
III. Lên Lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: 20’
a) Oân tập định nghĩa các hình bằng cách trả lời các câu hỏi (Chỉ lần lượt từng hình ở sơ đồ của bảng phụ).
b) Oân tập về tính chất các hình tứ giác đã học. Nhấn mạnh các tính chất về đường chéo.
c) Oân tập về tính chất đối xứng của các tứ giác.
d) Oân tập về dấu hiệu nhận biết các tứ giác đã học. (Trọng tâm).
Hoạt động 2 : 20’
Bài 87 (SGK/111)
Treo bảng phụ đã chuẩn bị lên bảng cho HS điền vào chỗ trống.
Bài 88 (SGK/111)
Để chứng minh HGFE là hình chữ nhật. Hình thoi, hình vuông thì ta có thể chứng minh tứ giác này là hình gì trước.
Ta đã biết H,G,F,E lần lượt là trung điểm của các cạnh tứ giác ta nghĩ đến tích chất gì có sử dụng mối quan hệ về trung điểm?
Hbh HGFE là hình chữ nhật cần thêm điều kiện gì? Hãy chứng minh.
Trong hai đk đó đk nào có thể dễ nhìn hơn.
Cho học sinh phân tích tương tự cho trường hợp hình thoi
Để HGFE là hình vuông thì tứ giác ban đầu có thêm điều kiện gì?
Giáo viên chỉ giới thiệu nhanh cách phân tích sau đó cho 3 học sinh lên bảng chứng minh 3 ý trên.
 Bài 89 (SGK/111)
Cho học sinh lên bảng vẽ hình ghi gt và kết luận.
Hướng dẫn học sinh phân tích từng câu và cho học sinh làm theo nhóm cử đại diện nhóm lên trình bày.
HS lần lượt nêu các định nghĩa và tính chất của các tứ giác đã học.
HS nêu tâm đối xứng và trục đối xứng của các tứ giác.
HS ôn tập dấu hiệu thông qua bài tập trắc nghiệm và sơ đồ nhận biết các tứ giác.
HS lần lượt điền vào chỗ trống.
a) Bình hành, hình thang.
b) Bình hành, hình thang.
c) Vuông.
Ta cần chứng minh HGFE là hình bh.
Để chứng minh HGFE là hbh ta dựa vào tính chất của đường trung bình trong tam giác.
HG // AC và HG = AC
EF // AC và EF = AC
Þ HG // Efvà HG = EF.
Þ HGFE là hbh
Hình bình hành có một góc vuông, hoặc hbh có hai đường chéo bằng nhau.
Hbh trên có một góc vuông suy ra hai đường chéo của tứ giác đầu tiên vuông góc với nhau.
Vì hình vuông vừa là hình thoi, vừa là hình chữ nhật nên nó cần thoả cả hai điểu kiện trên.
Câu khó: d. để AEBM là hình vuông thì tam giác AEBM là hình vuông.
1) Lý Thuyết :
(Dùng bảng phụ)
Luyện tập :
Bài 87 (SGK/111)
Bài 88 (SGK/111)
theo đề bài ta có HG, EF lần lượt là đường trung bình của tam giác ACD và ABC.
Þ HG // AC và HG = AC
và EF // AC và EF = AC
Þ HG // Efvà HG = EF.
Þ HGFE là hbh
HGFE là hcn khi hai đường chéo tứ giác ABCD vuông góc.
HGFE là thoi. khi hai đường chéo tứ giác ABCD bằng nhau.
HGFE là vuông khi hai đường chéo tứ giác ABCD vuông góc và bằng nhau.
Chứng minh (tự chứng minh)
Bài 89 (SGK/111)
IV. Hướng Dẫn Học Ơû Nhà :
Làm bài tập 90 trang 111, học thuộc lí thuyết đặc biệt là các dấu hiệu nhận biết tứ giác.
V. Rút Kinh Nghiệm: Bài dài nhưng thời lượng ít, cầ ôn bớt lý thuyết ở tiết 21
Tuần : 12	Tiết : 24	 Ngày soạn :12/11/2004	 Ngày dạy : 24/11/2004
BÀI: 	KIỂM TRA 1 TIẾT	
I. Mục Tiêu:
Kiểm tra việc nắm các kiến thức cơ bản của chương 1 hình học 8 đặc biết là kỹ năng vận dụng các kiến thức đó vào thức tế và chứng minh, giải các bài tập. 
II. Chuẩn Bị:
Giáo Viên: Làm đề kiểm tra vào giấy và phô tô cho học sinh
Học Sinh: Oân bài
III. Lên Lớp:
ĐỀ BÀI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN :	(3.0 điểm) 
Câu 1: (1.5 Điểm) 	Điền dấu “x” vào ô trống thích hợp trong các câu sau :
Nội Dung
Đúng
Sai
Hình chữ nhật là một hình bình hành có một góc vuông.
Hình thoi là một hình thang cân.
Hình vuông vừa là hình thang cân, vừa là hình thoi. 
Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân.
Tứ giác có hai đường chéo vuông góc là hình thoi
Trong hình chữ nhật, giao điểm hai đường chéo cách đều bốn đỉnh của hình chữ nhật
Câu 2: (1.5 Điểm)	Chọn kết quả đúng trong mỗi câu sau bằng cách khoanh tròn :
Cho hình thang ABCD, có đáy nhỏ AB = 4 cm; đáy lớn CD = 12 cm. Đường trung bình của hình thang dài là :
a)	6 cm	; b)	7 cm	; c)	8 cm	; d)	9 cm
Cho hình chữ nhật có độ dài hai cạnh là a = 5 cm và b = 12 cm. Đường chéo của hình chữ nhật có độ dài là :
a)	10 cm	; b)	11 cm	; c)	12 cm	; d)	13 cm
Đường chéo của một hình vuông bằng 6 cm. Cạnh của hình vuông đó bằng :
a)	18 cm	; b)	3 cm	; c)	 cm	; d)	4 cm
TỰ LUẬN :	(7.0 Điểm)
Câu 1 : (2.0 Điểm)	Vẽ hình thang cân ABCD (AB // CD), MN là đường trung bình của hình thang cân. Gọi E và F lần lượt là trung điểm của đáy AB và đáy CD. Hãy xác định điểm đối xứng của các điểm A, N, C qua EF.
Câu 2 : (5.0 Điểm)	Cho tam giác ABC. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và AC.
Tứ giác BMNC là hình gì ? Vì sao ?	(1.5 Điểm)
Trên tia đối của tia NM xác định điểm E sao cho NE = NM. Tứ giác AECM là hình gì ? Vì sao ?	(1.0 Điểm)
Tam giác ABC cần có thêm điều kiện gì để tứ giác AECM là hình chữ nhật ? Là hình thoi ? Vẽ hình minh hoạ.	(2.0 Điểm)
(Vẽ hình đúng đến câu b và ghi giả thiết – kết luận đúng được 0.5 điểm)
V. Rút Kinh Nghiệm:
Tuần : 13	Tiết : 25	 Ngày soạn :26/11/2004	 Ngày dạy : 1/12/2004
BÀI: 	ĐA GIÁC.
I. Mục Tiêu:
Nắm được khái niệm đa giác lồi, đa giác đều.
Biết cách tính tổng số đo các góc của một đa giác.
Vẽ được và nhận biết một số đa giác lồi, một số đa giác đều.
Biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng (nếu có) của một đa giác đều.
Học sinh biết sử dụng phép tương tự để xây dựng khái niệm đa giác lồi, đa giác đều từ những khái niệm tương ứng đã biết về tứ giác.
Qua vẽ hình và quan sát hình vẽ, học sinh biết cách quy nạp để xây dụng công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác.
Kiên trì trong suy luận , cẩn thận chính xác trong hình vẽ.
II. Chuẩn Bị:
Giáo Viên: bảng phụ vẽ hình 112 đến 117 trang 113; hình 120 trang 115
Học Sinh: Bộ thước kẻ, bảng nhóm. Oân lại định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi.
III. Lên Lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: 5’
Oân tập về tứ giác và đặt vấn đề.
Định gnhĩa tứ giác lồi?
Trong các hình sau hình nào là tứ giác lồi.
Vậy tam giác, tứ giác gọi chung là hình gì? Giới thiệu bài học.
Hoạt động 2: 10’
Treo bảng phụ có 6 hình 112 đến 117 trang 113 sgk
Và giới thiệu định gnhĩa đa giác, đỉnh góc, cạnh của đa giác.
Cho học sinh làm ?1; ?2 ; ?3 vào các bảng phụ.
Hoạt động 3: 10’
Gv đưa hình 120 trang 115 lên bảng yêu cầu học sinh quan sát các đa giác đều và trả lời câu hỏi: thế nào là đa giác đều?
Cho học sinh làm ? 4
Thời gian làm bài 2’
Cho học sinh làm bài tập 2 trang 115 sgk.
Hoạt động 4: 12’
Củng cố:Bài tập 1 T 115:
Kiểm tra học sinh vẽ để có sự chẩn chỉnh kịp thời.
Hoạt động 5: 12’ Xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác.
Giáo viên đua bài tập số 4 sgk tang 115 cho học sinh quan sát và điền số
Học sinh trả lời định nghĩa và dựa vào hình vẽ tả lỡi các câu hỏi mài gái viên nêu ra.
Học sinh quan sát bảng phụ và nghe gv gới thiệu các hình 112 – 117 đều là đa giác.
Học sinh nhắc lại định nghĩa đa giác.
Đa giác đều là các đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau, tất cả các góc bằng nhau
Học sinh hoạt động nhóm.
Cả lớp chia thành 4 nhóm
a. Đa giác không đều có 4 cạnh bằng nhau như hthoi.
b. Đa giác không đều có 4 góc bằng nhau như HCN.
Học sinh vẽ hình vào nháp
Học sinh quan sát và điền số
1. Khái niệm về đa giác.
Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng mà bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của đa giác.
Chú ý: từ nay khi nói đế đa giác ta hiểu đó là đa giác lồi.
2. Đa giác đều:
Định Nghĩa: 
Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau, tất cả các góc bằng nhau.
(Treo hình học sinh)
Bài tập 2 trang 115 sgk.
Bài tập 1 trang 115:
3. Xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác.
(dùng bảng phụ).
Bảng phụ:
Đa giác n cạnh
Số cạnh
4
5
6
n
Số đường xuất phát từ một đỉnh.
1
2
3
n-3
Số tam giác được tạo thành.
2
3
4
n-3
Tổng số đo các góc của tam giác.
2.1800.= 3600
3. 180 = 540
4180 = 720
(n – 200).1800.
Củng cố: Thế nào là đa giác lồi, đa giác đều.
IV. Hướng Dẫn Học Ơû Nhà :
Làm bài tập 3 trang 115, làm thêm một số bài trong chương 1
V. Rút Kinh Nghiệm: Bài 4 xây dựng công thức có một số học sinh còn mơ hồ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET21_25.doc