Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 21 đến 24 - Vũ Duy Tân

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 21 đến 24 - Vũ Duy Tân

A. Mục tiêu:

- Học sinh hiểu được định nghĩa hình vuông, thấy được hình vuông là trường hợp đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi

- Học sinh nắm chắc định nghĩa, tính chất và các dấu hiệu nhận biết hình vuông.

- Rèn kĩ năng vẽ hình vuông, biết vận dụng các tính chất của hình vuông trong chứng minh, tính toán.

- Rèn luyện thêm thao tác phân tích và tổng hợp, chứng minh các tính chất.

B. Chuẩn bị

- GV: Máy chiếu, phim trong,

- HS: ÔN tập định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi

C. Tiến trình bài giảng

 

doc 7 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 340Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 21 đến 24 - Vũ Duy Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..
hình vuông
Ngày giảng:. Tiết: 21 
A. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được định nghĩa hình vuông, thấy được hình vuông là trường hợp đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi 
- Học sinh nắm chắc định nghĩa, tính chất và các dấu hiệu nhận biết hình vuông.
- Rèn kĩ năng vẽ hình vuông, biết vận dụng các tính chất của hình vuông trong chứng minh, tính toán.
- Rèn luyện thêm thao tác phân tích và tổng hợp, chứng minh các tính chất. 
B. Chuẩn bị
- GV: Máy chiếu, phim trong, 
- HS: ÔN tập định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi 
C. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5')
- Bài tập (MC): Các câu sau Đ hay S?
a. Hình chữ nhật là hình bình hành 
b. Hình chữ nhật là hình thoi 
c. Trong hình thoi hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường và vuông góc với nhau
d. Trong hình chữ nhật hai đường chéo bằng nhau và là đường phân giác của mỗi góc trong hình chữ nhật 
e. Tứ giác co hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi 
f. Tứ giác có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi 
g. Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi 
- Giáo viên đưa ra đáp án và biểu điểm học sinh dưới lớp cùng chấm cho điểm.
- Học sinh dưới lớp ghi câu trả lời ra phim trong (3’)
- Đổi chéo các nhóm để chấm bài.
Hoạt động 2: Bài mới 
Hoạt động 2.1: Định nghĩa (7’)
A
B
C
D
- Giáo viên vẽ hình 104. sgk lên bảng.
- Tứ giác ABCD trên hình vẽ trên là một hình vuông. Vậy hình vuông là tứ giác như thế nào? 
- Giáo viên ghi bảng: ABCD là hình vuông = = = và AB = BC = CD = DA
- Hình vuông có là hình chữ nhật, hình thoi không? Vì sao?
- Giáo viên khẳng định hình vuông có là hình chữ nhật, hình thoi.
- Giáo viên chiếu nhận xét lên màn hình.
- Học sinh quan sát hình vẽ cho biết nhận xét: Tứ giác ABCD có 4 cạnh, 4 góc băng nhau.
- Học sinh vẽ hình vào vở
- Hình vuông là hình chữ nhật vì có bốn góc vuông và là hình thoi có bốn cạnh bằng nhau 
Hoạt động 2.2: Tính chất ( 10’)
- Giáo viên cho học sinh thảo luận tính chất hình vuông?
- Cạnh, Góc, Đường chéo?
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 80/108.sgk
- Chỉ rõ tâm đối xứng, trục đối xứng của hình vuông ?
A
B
C
D
* Bài tập 79/108.sgk (MC)
AC = ?
- Học sinh thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
- Hình vuông mạng đầy đủ tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
* Bài tập 80/108.sgk
- Học sinh thảo luận nhóm rồi trả lời câu hỏi
- Tâm đối xứng là giao điểm hai đường chéo
- Trục đối xứng có 4: 2 đướng chéo và hai đường thẳng đi qua trung điểm của các cạnh đối.
* Bài tập 79/108.sgk 
- Học sinh quan sát đề bài và trả lời miệng
ADC có = 900
AC2 = AD2 + DC2 = 9 + 9 = 18
 AC = 
Hoạt động 2.3: Dấu hiệu nhận biết (15’)
- Bắng kiến thức đã học về hình chữ nhật, hình thoi hãy cho biết hình chữ nhật có thêm điều kiện gì trở thàng hình vuông?
- Giáo viên khẳng định một hình chữ nhật có thêm một dấu hiệu riêng của hình thoi thì sẽ trở thành hình vuông.
- Vậy hình thoi có thêm điều kiện riêng của hình chữ nhật là hình vuông 
- Yêu cầu học sinh đọc 5 dấu hiệu nhận biết hình vuông 
- Trả lời câu hỏi ở phần đầu bài?
- Yêu cầu học sinh làm ?2
- Học sinh thảo luận nhóm rồi trả lời câu hỏi.
- Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau có bốn cạnh bằng nhau hình vuông 
- Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc hoặc là phân giác của các góc hình vuông 
- Hình thoi có một góc vuông là hình vuông 
- Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông 
- Học sinh nhắc lại 5 dấu hiệu
- Tứ giác vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi thì là hình vuông 
-?2. Học sinh trả lời miệng:
- Hình a; c; d là hình vuông 
- Hình b không là hình vuông 
Hoạt động 3:Củng cố - Luyện tập (7') 
* Bài tập 81/108.sgk
- Tứ giác AEDF là hình gì? Vì sao?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thiện lời giải
- Học sinh quan sát hình vẽ và trả lời miệng câu hỏi.
Hoạt động 4:Hướng dẫn về nhà (1') 
Học kĩ lí thuyết 
Làm bài tập 79; 81b; 82.sgk
Ngày soạn:..
luyện tập
Ngày giảng:. Tiết: 22 
A. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố vững chắc những tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận biết tứ giác là hình đã học
- Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp và logíc
B. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ, Thước, compa, 
- HS: Compa, bảng nhóm, 
C. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (8')
1. Nêu định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình vuông?
2 Chữa bài tập 82.sgk
- 1 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi
- 1 học sinh lên bảng chữa bài tập 82.sgk
Hoạt động 2: Luyện tập (26’)
Hoạt động 2.1: Bài tập 83/109.sgk
- Giáo viên treo bảng phụ có ghi nội dung đề bài 
- Yêu cầu học sinh trả lời và giải thích 
- 1 học sinh đọc đề bài 
- Học sinh trả lời miệng 
a. S; b. Đ; c. Đ; d. S; e. Đ
Hoạt động 2.2: Bài tập 84.sgk
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài? Lên bảng vẽ hình ghi gt/kl?
A
E
C
D
B
- Yêu cầu học sinh làm phần a
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm phần b
- Khi điểm D thay đổi thì kéo theo những đoạn nào thay đổi?
- Để tứ giác AEDF là hình thoi thì cần thêm điều kiện gì?
- Nếu ABC vuông tại A thì hình bình hành AEDF là hình gì?
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm?
- Bổ sung thêm điều kiện gì của ABC để hình bình hành AEDF là hình vuông?
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài toán
- 1 học sinh lên bảng vẽ hình ghi gt/kl
GT
ABC; D BC
DE // AB; DF // AC
KL
a. AEDF là hình gì?
b. AD là phân giác thì AEDF là hình gì?
c. = 900 thì AEDF là hình gì?
 - 1 học sinh làm phần a.
a. Có: DE // AB DE // AF
 DF // AC DF // AE
 AEDF là hình bình hành 
b. .
c. Hình bình hành nếu có đường chéo AD là phân giác thì ADEF là hình thoi 
- Nếu = 900 thì hình bình hành AEDF là hình chữ nhật 
- Học sinh thảo luận nhóm sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi
Hoạt động 3:Củng cố - HDVN (3') 
Làm đề cương ôn tập chương I, trả lời phần câu hỏi ôn tập cưới chương.
Làm bài tập 85; 87; 88; 89 sgk
Ngày soạn:..
ôn tập chương I
Ngày giảng:. Tiết: 23 
A. Mục tiêu:
- Hệ thống hoá kiến thức về tứ giác đã học trong chương (định nghĩa, tính chất, dấu hiệu)
- Vận dụng giải bài tập chứng minh, nhận biết hình, tìm điều kiện hình.
- Thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác.
B. Chuẩn bị
- GV: Máy chiếu, phim trong, bút dạ, 
- HS: Bảng nhóm, bút dạ 
C. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2')
- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị đề cương ôn tập của học sinh 
Hoạt động 2: Tổ chức ôn tập (36’)
Hoạt động 2.1: Ôn tập lí thuyết
- Trong chương tứ giác đã học những nội dung gì?
- Giáo viên gắn các mô hình tứ giác lên bảng 
- Yêu cầu học sinh đọc tên, nêu định nghĩa, tính chất (Tứ giác, Hình thang, Hình thang cân); Đường trung bình của hình thang?
- Giáo viên gắn tiếp mô hình hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông 
- Nêu định nghĩa, tính chất các hình trên?
- Chỉ ra các con đường tìm ra chúng?
- Giáo viên chốt lại “định nghĩa các hình đều xuất phát từ tứ giác”
- Trong các hình đã học hình nào có tâm, trục đối xứng?
- định nghĩa điểm đối xứng qua 1 điểm, điểm đối xứng qua một đường thẳng?
- 1 học sinh đứng tạichỗ trả lời những nội dung chính của chương
- Lần lượt từng học sinh trả lời về tính chất, dấu hiệu nhận biết 
- Học sinh bổ sung các yếu tố vào tam giác, hình thang, đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước 
- Học sinh nêu định nghĩa, tính chất 
- Học sinh lần lượt nêu định nghĩa, tính chất hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông và dấu hiệu nhận biết các hình trên.
- Các hình có tâm đối xứng, trục đối xứng là .
Hoạt động 2.2: Bài tập (26’)
* Bài tập 87/111.sgk
- Giáo viên chiếu lên máy chiếu yêu cầu học sinh trả lời miệng ?
* Bài tập 88/111.sgk
- Yêu cầu học sinh lên bảng vẽ hình ghi gt/kl?
- Dự đoán tứ giác EFGH là hình gì?
- Yêu cầu học sinh lên bảng chứng minh tứ giác EFGH là hình bình hành?
- Giáo viên chữa bài 
- Bổ sung: Tìm điều kiện của AC, BD để EFGH là hình chữ nhật?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh theo sơ đồ
EFGH là hình chữ nhật
EFGH là hình bình hành FE EH
 FE = HG FE // HG AC BD
 FE = AC FE // AC 
 HG = AC HG // AC
FE là ĐTB ABC; HG là ĐTB ADC
tl / HG AC vg kiện của AC, BD để EFGH là ht ước 
 điều kiện hình.

- 1 học sinh lên bảng vẽ hình ghi gt/kl
- Học sinh lên bảng chứng minh câu a.
- Có: EA = EB; FB = FC FE là đường trung bình của ABC 
 FE // AC; FE = AC (1)
Tương tự HG // AC; HG = AC (2)
Từ (1) và (2) FE // ; FE = GH 
 EFGH là hình bình hành 
- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi:
- Nếu AC BD FE EH = 900
 EFGH là hình chữ nhật 
- Nếu AC = BD EF = EH EFGH là hình thoi 
- Nếu AC = BD ; AC BD EFGH là hình vuông 
Hoạt động 3:Củng cố (7') 
- Bài tập trắc nghiệm: Điền Đ, S
1. Hình chữ nhật là hình bình hành có một góc vuông
2. Hình thoi là hình thang cân
3. Hình vuông vừa là hình thang cân vừa là hình thoi 
4. Hình thoi có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân
5. Tứ giác có hai đường chéo vuông góc là hình thoi 
6. Trong hình chữ nhật giao điểm hai đường chéo cách đều bốn đỉnh
- 2 - 3 học sinh lên bảng ghi đáp án sau đó giáo viên chữa bài.
- KQ:
1. Đ
2. S
3. Đ
4. S
5. S
6. Đ
Hoạt động 4:Hướng dẫn về nhà (') 
Ôn tập kĩ lí thuyết: định nghĩa, dấu hiệu nhận biết, tính chất các hình tứ giác đặc biệt
Làm lại các bài tập đã chữa
Làm bài tập 89.sgk
Chuẩn bị giấy kiểm tra 45’
Ngày soạn:..
kiểm tra 45’
Ngày giảng:. Tiết: 24 
A. Mục tiêu:
- Kiểm tra việc nắm kiến thức trong chương tứ giác của học sinh 
- Đánh giá kết quả học sinh từ đó đề ra được những biện pháp tích hợp cho việc dạy và học ở chương tiếp theo
B. Đề bài
C. Đáp án - Thang điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_21_den_24_vu_duy_tan.doc