Giáo án Hinh học lớp 8 - Tiết 16 đến tiết 20

Giáo án Hinh học lớp 8 - Tiết 16 đến tiết 20

I. Mục Tiêu:

- Học sinh hiểu được định nghĩa hình chữ nhật, các tính chất của hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết là một hình chữ nhật.

- Học sinh biết vẽ một hình chữ nhật. Bước đầu biết cách chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật. Biết vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật áp dụng vào tam giác.

- Bước đầu biết vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật trong việc tính toán, chứng minh.

II. Chuẩn Bị:

 Giáo Viên: Bảng phụvẽ săn hình chữ nhật. Thước, compa

 Học Sinh: Com pa thước thẳng, bảng phụ, ôn lại định nghĩa tính chất hình bình hành.

 

doc 10 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 986Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hinh học lớp 8 - Tiết 16 đến tiết 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 8	Tiết : 16	 Ngày soạn :22/10/2004	 Ngày dạy : 27/10/2004
BÀI: 	HÌNH CHỮ NHẬT	
I. Mục Tiêu:
Học sinh hiểu được định nghĩa hình chữ nhật, các tính chất của hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết là một hình chữ nhật.
Học sinh biết vẽ một hình chữ nhật. Bước đầu biết cách chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật. Biết vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật áp dụng vào tam giác.
Bước đầu biết vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật trong việc tính toán, chứng minh.
II. Chuẩn Bị:
Giáo Viên: Bảng phụvẽ săõn hình chữ nhật. Thước, compa
Học Sinh: Com pa thước thẳng, bảng phụ, ôn lại định nghĩa tính chất hình bình hành.
III. Lên Lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: 10’
Ơû cấp 1 các em đã được học hcn vậy hãy lấy ví dụ thức tê vè hình chữ nhật.
Hình cn có đặc điểm gì về góc.
Giáo viên vẽ hình chữ nhật và cho học sinh nêu định nghĩa.
Hình chữ nhật có phải là hình bình hành không? Hình thang cân không?
Hoạt động 2:
Hình chữ nhật có các tính chất của hình thang cân, hình bình hành hay không? Hãy nhận xét về hai đường chéo của hình chữ nhật
Hãy CM tính chất đó.
Hoạt động 3:
Giáo viên vẽ hình và cho học sinh nhận xét cách nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật.
Cho học sinh chứng minh dấu hiệu 4.
Học sinh làm ? 2:
Giáo viên vẽ sẵn hình lên bảng phụ cho học sinh chứng minh nhanh.
Hoạt động 4:10’
Nửa lớp làm ? 3, nửa lớp làm ? 4.
Hướng dẫn học sinh thực hiện theo nhóm. Phân tích nhận xét sửa chữa để rút ra kết luận
Giáo viên viết sẵn định lí vào bảng phụ và treo lên.
Hoạt động 5: 4’
Củng Cố - Luyện Tập
Phát biểu định nghĩa, tính chất, dấu hiện nhận biết hình chữ nhật.
Bài tập 60 trang 99 sgk.
Cho học sinh làm theo cá nhân, giáo viên theo dõi chỉnh sửa cho học sinh yếu, trung bình.
Một học sinh lên bảng vẽ hình, ghi gt – kl
Học sinh lấy ví dụ thực tế.
Hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông.
3 học sinh nhắc lại định nghĩa.
3 học sinh nhắc lại chú ý: Hcn cũng là một hình bình hành, một hình thang cân.
Hình chữ nhật có đầy đủ tính chất của hỉnh bình hành và hình thang cân.
Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Học sinh chứng minh.
GT
ABCD là hbh, AC = BD
KL
ABCD là hcn
Cách 1: Chứng minh AB = CD; AD = BC và AC = BD
Cách 2: Kiểm tra OA = OB = OC = OD.
Các nhóm làm bài và cử đại diện lên bảng trình bày.
Các nhóm nhận xét đánh giá lẫn nhau.
2 học sinh nhắc lại định lí.
Học sinh trả lời lần lượt từng câu hỏi.
GT
AB = 7cm
AC = 14cm
AM là trung tuyến
KL
AM ?
Định nghĩa.
hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông.
Tứ giác ABCD là hcn Û 
Hcn cũng là một hình bình hành, một hình thang cân.
 2 Tính Chất:
Hình chữ nhật có đầy đủ tính chất của hỉnh bình hành và hình thang cân. Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
3. Dấu hiệu nhận biết.
Tứ giác có ba góc vuông là hcn.
Hình thang cân có một góc vuông là cn.
Hình bình hành có một góc vuông là hcn
Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hcn.
4. Ứng dụng vào tam giác vuông.
Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nử cạnh huyền.
Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa đố dài của cạnh đó thì tam giác đó là tam giác vuông.
LUYỆN TẬP
Bài tập 60 trang 99 sgk.
 có:
BC2 = AB2 + AC2 (đlý Pi tago) suy ra:
BC2 = 72 + 242 = 625
BC = 25 cm
(tính chất của tam giác vuông)
IV. Hướng Dẫn Học Ơû Nhà :
Ôn tập định nghĩa, tính cất, dấu hiện nhận biết hình chữ nhậ, hình bình hàn, hình thang cân.
Làm bài tại 58,59,61,62 trang 99,100 sgk: 
IV. Rút Kinh Nghiệm: 
Tuần : 9	Tiết : 17	 Ngày soạn :25/10/2004	 Ngày dạy : 3/11/2004
BÀI: 	LUYỆN TẬP	
I. Mục Tiêu:
Củng cố định nghĩa, tính chất dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật. Bổ sung tính chất đối xứng của hình chữ nhật thông qua bài tập.
Luyện kỹ năng vẽ hình, phân tích đề bài, vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật trong tính toán chứng minh và các bài toán thực tế.
Có ý thức vẽ hình tương đối chính xác dễ nhìn.
II. Chuẩn Bị:
Giáo Viên: Bảng phụ, thước thẳng, ê ke, compa.
Học Sinh: Com pa thước thẳng, bảng phụ, ôn tập định nghĩa, dấu hiệu, tính chất, phép đối xứng tâm, đối xứng trục.
III. Lên Lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: 10’ Bài cũ
Hs1: Nêu định nghĩa và tính chất hình chữ nhật.
Chữa bài tập 58 trang 99
Hs2: Phát biểu dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
Sửa bài tập: 59.
Giáo viên chốt lại ý của bài 59 vào bảng phụ.
Hoạt động 2: 33’
Bài 62 trang 99 sgk
Đưa đề bài hình vẽ lên:
Yêu cầu trả lời và nêu giải thích.
Giáo viên chốt lại các ý chính.
 Û C Ỵ đường tròn đường kính AB.
Bài 64: trang : 100
Giáo viên Hướng dẫn vẽ hình lên bảng. Hướng dẫn hs phân tích.
Bài 65 trang 100 sgk 
Giáo viên vẽ sẵn hình gọi hs ghi GT và KL
Dự đoán tứ giác EFGH là hình gì? 
Để cm là hcn ta chứng minh thế nào? 
Hãy trình bày bài chứng minh. 
Bài 66 trang 100:
Hình vẽ sẵn:
cho học sinh học nhóm.
Bài 63: trang 100:
Hướng dẫn: kẻ thêm BH ^ DC (H thuộc DC)
 Þ x = AD = BH
cho học sinh lên bảng trình bày:
Hoạt động 3: 3’ Củng cố:
Nêu đn, dh, tc của hình chữ nhật
Học sinh phát biểu và sửa bài trên bảng lớp.
Hs cả lớp theo dõi bạn làm bài và nhận xét bài làm của bạn sau khi bạn làm xong.
Câu a và b đều đúng.
Giải thích: 
Gọi trung điểm của AB là M Þ CM = AB/2 Þ C thuộc (M; AB/2).
b. OA = OB = OC = R(O) Þ CO = AB/2 mà OC là trung tuyến của tam giác ABC.
Tam giác DEC có
 suy ra 
chứng minh tương tự ta có
 suy ra tứ giác EFGH là hình chữ nhật.
GT
AC ^ BD, 
AE = EB; BF = FC
CG = GD; DH =HA
KL
Tứ giác EFGH là hình gì
Là hình chữ nhật.
Nó là hình bình hành có 1 góc vuông
Một em lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp.
Cả lớp chia thành 4 nhóm (mỗi tổ là một nhóm.)
Một đại diện lên trình bày.
Các nhóm khác theo dõi nhận xét.
Kẻ BH ^ DC (H thuộc DC)
Þ Tứ giác ABHD là hcn
x = AD = BH và DH = AB = 10 Þ CH = 15 – 10 = 5
DBHC vuông tại H nên
BH2 = BC2- HC2 = 132 - 52
= 144 Þ BH = 12 Þ x = 12Hhcjje
học sinh trả lời
Bảng phụ:
Hình chữ nhật nhận giao điểm hai đường chéo làm tâm đối xứng.
Hình chữ nhật có hai trục đối xứng là hai đường thẳng đi qua trung điểm của hai cặp cạnh đối nhau.
LUYỆN TẬP:
Bài 62 trang 99 sgk
câu a và b đều đúng.
 Û C Ỵ đường tròn đường kính AB.
Bài 64: trang : 100
Bài 65 trang 100 sgk
EF là đường TB của DABC Þ EF //AC và EF = ½ AC.
Tt ta có HG // AC và HG = ½ AC
Vậy EF// HG và EF = HG
Þ EFGH là hbh (1)
EF //AC; AC ^ BD Þ EF ^ BD
Chứng minh tương tự ta có: EH // BD mà EF ^ BD
Þ EF ^ EH Þ (2)
từ (1) và (2) Þ EFGH là hình chữ nhật.
Bài 66 trang 100:
Ta chứng minh được BCDE là hình chữ nhật Þ
Góc B và E đều bằng 900 nên A, B, E thẳng hàng, 
B, E, F thẳng hàng Þ AB, EF cùng nằm trên 1 đường thẳng.
Bài 63: trang 100
IV. Hướng Dẫn Học Ơû Nhà :
Làm bài 116 tại SBT trang 75: 
IV. Rút Kinh Nghiệm: 
Tuần : 9	Tiết : 18	 Ngày soạn :25/10/2004	 Ngày dạy : 3/11/2004
BÀI: 	ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG 
VỚI MỘT ĐƯỜNG THẲNG CHO TRUỚC
I. Mục Tiêu:
Học sinh nhận biết được khái niệm khoảng cách giữa hai đường thẳng song song, định lí về các đường thẳng song song cách đều, tính chất của các điểm cách một đường thẳng cho trước.
Biết vận dụng định lí về đường thẳng song song cách đều để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau. Bước đầu biết cách chứng minh một điểm nằm trên một đường thẳng cho trước.
Hệ thống lại 4 tập hợp điểm đã học.
II. Chuẩn Bị:
Giáo Viên: Bảng phụ ghi các định nghĩa tính chất, nhận xét.
Học Sinh: Com pa thước thẳng, bảng phụ, ê ke, phấn màu.
III. Lên Lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: 10’
Làm ? 1
Gợi ý: ABKH là hình gì?
Rút ra nhận xét:sgk trang 101(phần trên)
Hãy rút ra định nghĩa :
Hoạt động 2: 13’
Hs hãy làm ?2.
Giáo viên vẽ hình 94 lên bảng.
Chứng minh MỴa; M’Ỵ a’
Sau khi hs chứng minh gv rút ra ý sau:
Vậy các điểm cách đường thẳng đã cho b một khoảng bằng h nằm trên hai đường thẳng a, a’ song song với b và cách b một khoảng bằng h.
?3 : giáo viên đưa hình 95 lên màn hình và hỏi:
Các đỉnh A có tính chất gì?
Vậy đỉnh A nằm trên đường nào?
Gv vẽ thêm vào hai đuờng thẳng song song với BC đi qua A và A’ sau đó nêu rõ hai ý của kết luận.
Hoạt động 3:
Gv đưa hình 96 a lên bảng và giới thiệu định nghĩa đường thẳng song song và cách đều.
Lưu ý kí hiệu trên hình vẽ để thoả mãn 2 điều kiện:
+ a // b // c // d
+ AB = BC = CD.
Hãy lấy ví dụ thực tế:
Chốt: đường trung bình của tam giác và hình thang là các trường hợp đặc biệt của đường thẳng song song và cách đều.
Hoạt động 4: 
Bài 68 trang 102 sgk
Đường thẳng nào cố dịnh, điểm nào cố định, điểm nào di động?
Mặc dù C di động nhưng nó có tính chất gì không đổi? Hãy chứng minh.
Vậy C di chuyển trên đường thẳng nào?
Bài 69. trang 103 sgk
Cho học sinh ghép và tự chấm cho nhau.
Hs làm ? 1 
ABKH là hcn nên BK = AH = h
Học sinh đọc định nghĩa trang 101.
Một hs đọc ?2 sgk
Học sinh vẽ hình vàovở.
- Tứ giác AMKH là hình chữ nhật vì có: AH//KM(cùng vuông góc với b), AH = KM (=h)
Nên AMKH là hbh.
Lại có = 900. Þ AMKH là hình chữ nhật.
ÞAM // b ÞMỴ a (tiên đề Ơclit).
Các đỉnh A có tính chất cách đều đường thẳng BC cố định một khoảng không đổi bằng 2cm.
Các đỉnh A nằm trên hai đường thẳng song song với BC và cách BC một khoảng bằng 2cm.
Học sinh vẽ hình vào vở và theo dõi giáo viên giới thiệu định nghĩa.
3 học sinh nhắc lại định nghĩa.
Các dòng kẻ vở, các thanh ngang của chiếc thang.
Đường thẳng d cố định, điểm A cố định, điểm B di động.
C di động nhưng luôn cách đường thẳng d một khoảng bằng 2 cm.
Đường thẳng song song với d và cách d một khoảng 2cm.
Học sinh làm vào bảng cá nhân.
1. Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song. 
 Định nghĩa: khoảng cách giữa hai đường thẳng là khoảng cách từ một điểm tùy ý trên đường thẳng này đến đường thẳng kia.
 2. Tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước.
bảng phụ: Nhận xét: 
Tập hợp các điểm cách một đường thẳng cố định một khoảng bằng h không đổi là hai đường thẳng song song với đường thẳng đó và cách đường thẳng đó một khoảng bằng h.
3. Đường thẳng song song và cách đều:
4. Luyện tập:
Bài 68 trang 102 sgk
Bài 69. trang 103 sgk
1 – 7; 2 – 5 ; 3 – 8 ; 4 – 6
IV. Hướng Dẫn Học Ơû Nhà :
Làm bài tại SBT trang: 126, 128, SGK bài 67, 71, 72 trang 103.
IV. Rút Kinh Nghiệm: Bài dài, không kịp thời gian, cần giảm bớt lý thuyết.
Tuần : 10	Tiết : 19	 Ngày soạn :6/11/2004	 Ngày dạy : 10/11/2004
BÀI: 	LUYỆN TẬP	
I. Mục Tiêu:
Củng cố cho học sinh tính chất các điểm cách một đường thẳng cho trước một khoảng cho trước, định lí về đường thẳng song song và cách đều.
Rèn kỹ năng phân tích bài toán, tìm đường thẳng cố định, điểm cố định, điểm di động và tính chất không đổi của điểm từ đó tìm ra điểm di động trên đường nào?
Vận dụng các kiến thức đã học vào giải toán và ứng dụng trong thực tế.
II. Chuẩn Bị:
Giáo Viên: Bảng phụ, phấn màu.
Học Sinh: Com pa thước thẳng, bảng phụ, ôn tập về tập hợp điểm đã học.
III. Lên Lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: 5’ Bài Cũ
Phát biểu định lí về đường thẳng song song và cách đều.
Sửa bài tập 67 trang 102
Nhận xét và cho điểm.
Hoạt động 2:38’
Bài 70 sgk trang 103:
Hướng dẫn học sinh vẽ hình sau đó cho học sinh học nhóm.
Hướng dẫn: kẻ CH Ox.
Sau khi hai nhóm trình bày trong 8 phút thì cử đại diện hai nhóm lên trình bày.
Giáo viên nhận xét chung về bài làm của một số nhóm.
Bài 71 : sgk trang 103:
Hãy vẽ hình ghi giả thiết và kết luận của bài toán.
Sau khi sửa bài câu a giáo viên gợi ý các ý sau: 
Nếu M º B thì O nằm ở đâu?
Nếu M º C thì O nằm ở đâu?
Vậy khi M chạy trên BC thì O chạy trên đường nào?
c. Điểm M có vị trí nào trên BC thì AM có độ dài nhỏ nhất. Hãy phân tích cách giải bài này.
Bài 72: trang 103 sgk
Đưa hình 98 sgk lên bảng và hỏi:
Căn cứ vào kiến thức nào mà ta kết luận được đầu chì C vạch nên đường thẳng song song với AB và AB là 10 cm
Củng cố: 
Nêu lại các dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình chữ nhật. 
AC = CD = DE và CC’//DD’//EB suy ra:
AC’ = C’D’ = D’B (định lí về đường thẳng song song và cách đều.)
Học sinh hoạt động nhóm (cả lớp chia thành 4 nhóm).
học sinh lên bàng vẽ hình, ghi GT KL của bài toán trên bảng phụ.
Þ O º P (P là trung điểm của AB).
Þ O º Q (Q là trung điểm của AC).
O chạy trên đường trung bình PQ của tam giác ABC.
Nếu M º H thì AM = AH khi đó AM có độ dài nhỏ nhất(vì đường vuông góc ngắn hơn mọi đường xiên)
Học sinh quan sát hình và trả lời câu hỏi của gv.
TL: vì điểm C luôn cách mép gỗ AB một khoảng không đổi bằng 10 cm nên đầu chì C vạch nên đường thẳng song song với AB và cách AB là 10 cm.
Học sinh trả lời miệng.
AC’ = C’D’ = D’B
LUYỆN TẬP:
Bài 70 sgk trang 103:
Kẻ CH Ox Þ CH//OA
Þ CH là đường trung bình của DAOB Þ CH = . 
Nếu B º O Þ C º E(E là trung điểm của AO)
Vậy khi B di chuyển trên tia Ox thì C di chuyển trên tia Em // Ox cách Ox một khoảng bằng 1cm.
Bài 71 sgk trang 103:
(Bảng phụ)
Xét tứ giác AEMD có :
 AEMD là hình chữ nhật. Có O là trung điểm đường chéo DE nên O cũng là trung điểm của đường chéoAM suy ra A,O, M thẳng hàng.
Kẻ OK là đường trung bình của DAHM. Þ OK = AH/2 Không đổi.
b. Bài của học sinh làm.
(Vậy khi M chạy trên BC O chạy trên đường trung bình PQ của tam giác ABC.)
c. AM có độ dài nhỏ nhất khi AM ^ BC (vì đường vuông góc ngắn hơn mọi đường xiên) vậy M là chân đường vuông góc hạ từ A xuống cạnh BC.
Bài 72: trang 103 sgk
IV. Hướng Dẫn Học Ơû Nhà :
Làm bài tại SBT trang73 từ bài 123 đến bài 127: 
Xem trước bài hình thoi.
IV. Rút Kinh Nghiệm: 
Tuần : 10	Tiết : 20	 Ngày soạn :6/11/2004	 Ngày dạy : 10/11/2004
BÀI: 	HÌNH THOI	
I. Mục Tiêu:
Học sinh hiểu định nghĩa hình thoi, các tính chất của hình thoi, các dấu hiệâu nhận biết tứ giác là hình thoi.
Học sinh biết vẽ một hình thoi, biết chứng minh một tứ giác là hình thoi.
Biết vận dụng các kiến thức vềø hình thoi trong tính toán, chứng minh và các bài toán trong thực tế.
II. Chuẩn Bị:
Giáo Viên: Bảng phụ ghi dấu hiệu, thước, phấn màu, compa.
Học Sinh: Com pa thước thẳng, bảng phụ
III. Lên Lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: 6’
Vẽ một tứ giác có 4 cạnh bằng nhau và giới thiệu tứ giác đó là hình thoi.
Giáo viên ghi dưới dạng tổng quát.
Hình thoi có phải là hình bình hành không? Có là hình chữ nhật không?
Hoạt động 2: 15’
Vì hình thoi có các tinh chất của hình bình hành nên hình thoi có những tính chất gì?
Hãy làm ? 2 
Sau khi học sinh phát hiện câu b giáo viên phát biểu thành định lí và hướng dân học sinh viết giả thiết và kết luận
Cho học sinh học nhóm theo từng bàn 
Chủ yếu Chứng minh bằng miệng sau đó giáo viên treo bài chứng minh trong bảng phụ.
Hoạt động 3: 10’
Giáo viên dùng hình vẽ giảng nhanh và cho học sinh rút ra các dấu hiệu sau đó cho 4 học sinh lên bảng chứng minh 4 dấu hiệu đó.
Học sinh chứng minh dấu hiệu sau có thể dùng dấu hiệu trước đó để làm cơ sở chứng minh.
Hoạt động 4: 12’ 
Bài 73:sgk/105
Cho học sinh làm bài miệng.
Bài 74 :sgk/106
Yêu cầu học sinh vẽ hình tìm và kết luận.
Bài 75 :sgk/106
Hãy vẽ hình ghi giả thiết và kết luận.
Bài 77 :sgk/106
Củng cố : Cho biết dấu hiệu nhận biết mốt tứ giác là hình thoi.
Học sinh chú ý và phát biểu định nghĩa từ 2 đế 3 học sinh.
Hình thoi là hình bh vì có các cạnh đố bằng nhau. Không thể kết luận hình thoi là hình chữ nhật.
Hình thoi có các tính chất của hình bình hành.
?2 a. Hình thoi cũng là hình bình hành nên hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
vì CB = CD; AB = AD nên AC là trung trực của BD vậy AC ^ BD
tam giác ABD có AO ^ BD nên AO là phân giác hay AC là phân giác 
chứng minh tương tự ta c1o các điều còn lại.
GT
ABCD là hình bình hành, AC ^ BD
KL
ABCD là hình thoi.
ABCD là hình bình hành nên AO = OC Þ DABC cân tại B Þ AB = AC vậy hbh ó hai cạnh kề bằng nhau nên là hình thoi.
Học sinh suy nghĩ trong 5 phút sau đó lần lượt từng em lên bảng sửa bài (bằng miệng).
Hình thoi có 1 tâm đx, 2 trục đối xứng
Học sinh trả lời miệng
1 Định nghĩa:
Hình thoi là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau
Chú ý: Hình thoi cũng là một hình bình hành.
2. các tính chất của hình thoi:
Hình thoi có các tính chất của hình bình hành.
2. Định lí:Trong hình thoi 
a. Hai đường chéo vuông góc với nhau.
b. Hai đường chéo là đường phân giác của các góc hình thoi.
GT
ABCD là hình thoi.
KL
AC ^ BD
AC là phân giác 
CA là phân giác BD là phân giác DB là phân giác 
3. Dấu hiệu nhận biết
1.Tứ giác có 4 cạnh bằng nhau là hình thoi.
2.Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
3.Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.
4.Hình bình hành có một đường chéo là phân giác của một góc là hình thoi.
4. Luyện Tập:
Bài 73:sgk/105
102a: Tứ giác là hình thoi.
102b: Tứ giác là hình thoi. 102c: Tứ giác là hình thoi. 102d: Tứ giác không là hình thoi. 
102e: Tứ giác là hình thoi.
Bài 74 :sgk/106
Cạnh của hình thoi chọn B.
Bài 75 :sgk/106
Sơ đồ chứng minh
DAMQ = DBMN Þ MQ = MN
DBMN = DCPN Þ MN = PN
DCPN = DDPQ Þ PN = PQ
vậy MQ = MN = PN = PQ
hay tứ giác MNPQ là hình thoi.
Bài 77 :sgk/106
Tâm đối xứng là giao điểm hai đường chéo.
Trục đối xứng là hai đuờng chéo.
IV. Hướng Dẫn Học Ơû Nhà :
Làm bài tại SGK và học thuộc các dấu hiệu. Làm thêm bài 135,136, 138 SBT Tr74
IV. Rút Kinh Nghiệm: Đối với học sinh lớp yếu không nên cminh dấu hiệu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET16_20.doc