Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 16, Bài 10: Hình chữ nhật - Năm học 2010-2011

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 16, Bài 10: Hình chữ nhật - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu:

- Kiến thức: HS biết định nghĩa hình chữ nhật, các tính chất của hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật.

- Kỹ năng : HS biết vẽ hình chữ nhật, bước đầu biết cách chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật. Biết vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật áp dụng vào tam giác.

Bước đầu biết vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật để tính toán, chứng minh.

- Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận, phát biểu chính xác cho HS.

II. Đồ dùng dạy học

- Phương pháp: Tích cực hóa hoạt động học của HS.

- Phương tiện:

 GV: Thước thẳng, com pa, bảng phụ, phấn màu.Bảng vẽ sẵn một tứ giác để kiểm tra xem có là hình chữ nhật không.

HS: Thước thẳng, com pa. Ôn tập định nghĩa tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình thang cân. Ôn tập phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm.

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1229Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 16, Bài 10: Hình chữ nhật - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16:	§10 . HÌNH CHỮ NHẬT.
Ngày soạn: 06/10/2010
Giảng dạy ở các lớp:	
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: HS biết định nghĩa hình chữ nhật, các tính chất của hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật.
- Kỹ năng : HS biết vẽ hình chữ nhật, bước đầu biết cách chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật. Biết vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật áp dụng vào tam giác.
Bước đầu biết vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật để tính toán, chứng minh.
- Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận, phát biểu chính xác cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Phương pháp: Tích cực hóa hoạt động học của HS.
- Phương tiện: 
 GV: Thước thẳng, com pa, bảng phụ, phấn màu.Bảng vẽ sẵn một tứ giác để kiểm tra xem có là hình chữ nhật không.
HS: Thước thẳng, com pa. Ôn tập định nghĩa tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình thang cân. Ôn tập phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm.
III. Tiến trình bài dạy
1- Ổn định tổ chức lớp. (2')
2.Kiểm tra bài cũ ( 2’) –
Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà và việc chuẩn bị bài mới của HS
3.Bài mới: 
* GV ĐVĐ: (2’): như SGK
* Phần nội dung kiến thức
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA
 GV – HS
GHI BẢNG
5’
5’
12’
11’
? Tứ giác ở hình 84 có gì đặc biệt ?
HS: Có 4 góc vuông
? Tứ giác như vậy gọi là hình chữ nhật. Vậy HCN là hình như thế nào ? 
HS: HCN là tứ giác có 4 góc vuông
?Hình chữ nhật đã rất quen thuộc với chúng ta, hãy lấy ví dụ thực tế về hình chữ nhật.
? Thực hiện ?1 tr97
? HCN có phải là hình thang cân không ?
? Hình chữ nhật có phải là hình bình hành không
GV: Do HCH cũng là HBH và cũng là HTC nên nó có mọi tính chất của HBH và HTC
? Ngoài ra kết hợp tính chất HBH và HTC ta có tính chất gì về hai đường chéo ?
? Yêu cầu HS nêu tính chất này dưới dạng GT, KL.
? Cho HS đọc dấu hiệu nhận biết trong SGK
GV: treo bảng phụ ghi dấu hiệu nhận biết
? Cho HS chứng minh dấu hiệu nhận biết 4
? Vẽ hình 
- Viết GT – KL
? ABCD là HBH, nó có là HT không ? có là HTC không ?
? HTC có tính chất gì về góc ? 
? HBH có tính chất gì về góc ?
? yêu cầu học sinh hoạt động nhóm :
-Nửa lớp làm ?3
-Nửa lớp làm ?4
? GV phát phiếu học tập cho học sinh trên có vẽ sẵn hình 86 hoặc 87
? sau 5 phút GV yêu cầu đại diện hai nhóm lên trình bày 
GV dưa định lí tr 99 sgk lên màn hình ,yêu cầu học sinh đọc lại
-GV hỏi : Hai định lí trên có quan hệ gì với nhau ?
HS:Hai định lí trên là hai định lí thuận và đảo của nhau .
1.Định nghĩa:
VD : A B
 C D
A = B = C = D = 900
 => ABCD là hình chữ nhật 
* ĐN: Hình chữ nhật là một tứ giác có 4 góc vuông.
ABCD là hình chữ nhật 
A = B = C = D = 900 
?1 
Giải :
- H.C.N là hình thang cân 
vì AB//CD( A = B = 900)
- H.C.N là là hình bình hành 
vì AB//CD; AD//BC
2. Tính chất 
- HCN có mọi tính chất của HBH và HTC
- T/C: 
GT ABCD là hình chữ nhật
 AC cắt BD tại O
KL OA = OB = OC = OD
3. Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật
CM dấu hiệu 4:A
D
C
B
GT
ABCD là HBH
AC = BD
KL
ABCD là HCN
Chứng minh
ABCD có AB//CD
và AC = BD
ABCD là HTC
A = B
 B = D (ABCD là HBH)
A = D 
A + D = 1800 
 A = D = B = 900 
C = 900 
ABCD là HCN
4. Áp dụng vào tam giác 
?3 
Giải:
a.-Tứ giác ABCD là hbh vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi dường ,hình bình hành ABCD có 
Góc A = 900 nên là hình chữ nhật
b.ABCD là hình chữ nhật nên AD=BC 
 có AM = AD = BC
c.Vậy trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền
?4: 
Giải:
Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông .
* Đ/L: 
4. Củng cố (4’)
Phát biểu dịnh nghĩa hình chữ nhật
-Nêu các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật
-Nêu các tính chất của hình chữ nhật
5. Hướng dẫn học ở nhà: (2')
-Ôn tập định nghĩa ,tính chất ,dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật 
-Bài tập: 58,59,60,61,62,63 tr 99 sgk 
IV. Rút kinh nghiệm sau giờ giảng .....................................................................................................
............................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 16.doc