Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 15+16 - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thị Huệ

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 15+16 - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thị Huệ

Hãy nêu GT,KL?

 HS: Nêu giả thiết, kết luận của bài toán.

GV: ? Để chứng minh A đối xứng với M qua I tức là chứng minh điều gì.

HS: AI = MI

GV : ?Tứ giác ADME là hình gì.

Hs : Hình bình hành

Gv : ?Nhắc lại tính chất hai đường chéo hình bình hành.

Hs : Nhắc lại

Gv : Từ đó ta suy ra điều gì ?

HS : Trả lời

Hoạt động 2( 14’)

GV : Đưa bài tập 54

HS : Theo dõi

Gv : ?Nhắc lại định nghĩa hai điểm đối xứng qua một đường thẳng.

Hs : Nhắc lại

GV : Gợi ý HS chứng minh theo hai ý:

 .Cm OB=OC

 .Cm B, O, C thẳng hàng

Hs : Suy nghĩ

Gv : ? Để chứng minh B, O, C thẳng hàng ta chứng minh điều gì.

Hs : Trả lời

GV : Yêu cầu hs lên bảng trình bày

HS : Thực hiện

GV : Gọi Hs nhận xét

HS : Nhận xét

GV : Chốt

 

doc 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 15+16 - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 	 	 Ngày soạn:22/ 10/ 2011
Tiết 15:	 LUYỆN TẬP
A.MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được một số yêu cầu tối thiểu sau:
1. Kiến thức: - Học sinh củng cố lại các kiến thức về tâm đối xứng của một hình. Dựng hình đối xứng qua tâm O của hình cho trước.
2. Kỹ năng: - Khắc sâu định nghĩa hai hình đối xứng qua tâm, hình có tâm đối xứng, các tính chất của hình bình hành.
3. Thái độ: - Rèn tính chính xác, cẩn thận.
B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thực hành
Kiểm tra
C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Thước, phấn màu, bảng phụ
 * Học sinh: Thước 
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (6’)
HS 1:	Định nghĩa hai điểm đối xứng qua một điểm, hai hình đối xứng qua một điểm.
	Vẽ hình đối xứng của đoạn thẳng AB qua điểm O (OAB). Hai hình này có tính chất gì?
HS 2: Định nghĩa tâm đối xứng của một hình. Cho ví dụ về hình có tâm đối xứng.
	Tìm tâm đối xứng của hình bình hành ABCD? giải thích.
3. Nội dung bài mới:
 a. Đặt vấn đề: (1’) Nhằm củng cố và khăc sâu các kiến thức về tính chất đối xứng tâm, hình có tâm đối xứng, tiết này các em làm một số bài tập. 
 b. Triển khai bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1(15’)
GV: Vẽ hình 82 lên bảng phụ;
 Hãy nêu GT,KL?
 HS: Nêu giả thiết, kết luận của bài toán.
GV: ? Để chứng minh A đối xứng với M qua I tức là chứng minh điều gì.
HS: AI = MI
GV : ?Tứ giác ADME là hình gì.
Hs : Hình bình hành
Gv : ?Nhắc lại tính chất hai đường chéo hình bình hành.
Hs : Nhắc lại
Gv : Từ đó ta suy ra điều gì ?
HS : Trả lời
Hoạt động 2( 14’)
GV : Đưa bài tập 54
HS : Theo dõi
Gv : ?Nhắc lại định nghĩa hai điểm đối xứng qua một đường thẳng.
Hs : Nhắc lại
GV : Gợi ý HS chứng minh theo hai ý:
	.Cm OB=OC
	.Cm B, O, C thẳng hàng
Hs : Suy nghĩ
Gv : ? Để chứng minh B, O, C thẳng hàng ta chứng minh điều gì.
Hs : Trả lời
GV : Yêu cầu hs lên bảng trình bày
HS : Thực hiện
GV : Gọi Hs nhận xét
HS : Nhận xét
GV : Chốt
Bài tập 53: (SGK) 
 A
 I
 E D
 M 
 B C
GT	
	MD//AB, ME//AC, IE=IM
KL	IA=IM
Chứng minh:
Ta có: MD//AB, ME//AC
Nên ADME là hình bình hành có I là trung điểm của ED nên cũng là trung điểm của AM.
Suy ra A đối xứng với M qua I
Bài tập 54: (sgk) y
 C A
 4 3 2
 O 1 x
 B
Chứng minh:
Ta có: A đối xứng với B qua Ox
Nên Ox là đường trung trực của AB
Suy ra OA=OB (1)
Ta lại có: A đối xứng với C qua Oy
Suy ra OA= OC (2)
Từ (1) và (2), suy ra: OB=OC (*)
Mặt khác, (1)cân tại O
Nên(3)
Hơn nữa, từ (2) cân tại O
Nên (4)
Từ (3) và (4)
Nên B, O, C thẳng hàng (**)
Từ (*) và (**) suy ra B đối xứng với C qua O
4. Củng cố: (5’) 
- Gv nhắc lại các tính chất của hai hình đối xứng tâm, đối xứng trục.
- Nhắc lại các bài ập vừa làm
5. Dặn dò: (3’)
- BTVN: 55 (sgk); 92, 94, 95, 96 (SBT)
*Hướng dẫn bài tập 55: (SGK)
	. Để chứng minh điểm M đối xứng với điểm N qua O ta chứng minh OM=ON
	.Từ đó ta đi chứng minh (g-c-g)
- Xem trước bài “ Hình chử nhật”
	 	 Ngày soạn:25/ 10/ 2011
Tiết 16:	 HÌNH CHỮ NHẬT
A.MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được một số yêu cầu tối thiểu sau:
1. Kiến thức: - Học sinh biết định nghĩa hình chữ nhật, các tính chất của hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật.
 2. Kỹ năng: - Biết vẽ một hình chữ nhật, biết cách chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật.
- Biết chứng minh tứ giác là hình chữ nhật
- Vận dụng được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật để giải các bài tập về tính toán và chứng minh đơn giản
- Vận dụng được các kiến thức về hình chử nhật vào tam giác (tính chất trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông, nhận biết tam giác vuông nhờ trung tuyến)
 3. Thái độ: - Biết vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật trong tính toán, chứng minh và trong các bài toán thực tế.
B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu và giải quyết vấn đề
Thực hành
C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
 * Giáo viên: Thước, eke, compa, bảng phụ.
 * Học sinh: Thước, eke, compa.
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (6’)
- Vẽ hình bình hành có một góc vuông.
- Vẽ hình thang cân có một góc ở đáy bằng 900.
- Phát biểu các tính chất về đường chéo của hình thang cân.
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1’) Trong bài này sẽ học một tứ giác đặc biệt, thường gặp trong toán học, trong kĩ thuật và cuộc sống đó là hình chữ nhật.
 b. Triển khai bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 (7’)
GV: Vẽ hình 84 SGK lên bảng
Hs: Quan sát
Gv; ?Một tứ giác mà có 4 góc bằng nhau thì mỗi góc bằng bao nhiêu độ? Vì sao
HS: Trả lời
GV: Một tứ giác như vậy được gọi là hình chữ nhật.
Vậy như thế nào là hình chữ nhật
HS: Trả lời
Gv: Đó cũng chính là định nghĩa ở SGK
GV:? Hình bình hành và hình thang cân trong bài cũ có phải là hình chữ nhật không? Vì sao
HS: Trả lời
GV: ? Hãy định nghĩa hình chữ nhật thông qua hình bình hành và hình thang cân.
HS: Trả lời
Gv: Yêu cầu làm ?1
HS: Thực hiện ?1
GV lưu ý: Hình chữ nhật cũng là hình bình hành, hình thang cân. Do đó, hình chữ nhật có tất cả các tính chất của hình bình hành, hình thang cân.
 Đó cũng chính là nhận xét
Hoạt động 2 (10’)
GV: ?Từ các tính chất của hình bình hành, hãy nêu các tính chất của hình chữ nhật.
HS: Trả lời
GV: ?Từ các tính chất của hình thang cân, hãy nêu các tính chất hình chữ nhật?
HS: Trả lời
Gv: ?Từ đó hãy nêu các tính chất của hình chữ nhật.
Hs: Trả lời
Gv: Củng cố: Nhắc lại 2 tính chất về đường chéo hình chữ nhật? Tính chất nào có ở hình bình hành, tính chất nào có ở hình thang cân?
Hs: Trả lời
Hoạt động 3 (8’)
Gv: ? Hình chữ nhật được định nghĩa là tứ giác có 4 góc vuông, nhưng để nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật, chỉ cần chứng minh tứ giác có mấy góc vuông? Vì sao.
Hs: 3 góc vuông
Gv: ? Hình thang cân cần thêm điều kiện gì là hình chữ nhật.
Hs: Có một góc vuông
Gv: ? Hình bình hành cần thêm điều kiện gì là hình chữ nhật.
Hs: Có một góc vuông
Gv: ? Để chứng minh hình bình hành là hình chữ nhật còn có thể sử dụng dấu hiệu nhận biết về đường chéo. Đó chính là dấu hiệu thứ 4
HS: Theo dõi
GV: Gợi ý HS chứng minh dấu hiệu 4.
Hoạt động 4 (5’)
GV: Yêu cầu thực hiện ?3,?4
Hs: Thực hiện ?3, ?4.
Gv: Từ đó ta có các định lí áp dụng vào tam giác
HS: Đọc ở SGK trang 99
GV: Vẽ hình.
 Yêu cầu hs viết GT,KL cho từng định lí
HS: Thực hiện
1.Định nghĩa: 
 Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông.
	A	B
	D	C
 Tứ giác ABCD là hình chữ nhật.	
Nhận xét: Hình chữ nhật củng là hình bình hành, hình thang cân. 
2. Tính chất:
-Hình chữ nhật có tất cả các tính chất của hình bình hành, hình thang cân.
-Trong hình chữ nhật, hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
3.Dấu hiệu nhận biết:
 (SGK)
Chứng minh rằng: Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
GT ABCD là h.bh	A	B
	AC=BD
KL ABCD là h.cn
	D	C
Chứng minh: (sgk)
4.Áp dụng:
*Định lí 1: (SGK)	A
GT	
	MB=MC
KL	AM=BC	 B M C
*Định lí 2: (SGK)	A
GT	: MA=MC
	2AM=BC
KL	vuông tại A B M C
4.Củng cố:(5’)
- Nhắc lại định nghĩa và tính chất của hình chữ nhật.
- Nêu các dấu hiệu để nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật.
- Làm bài tập 60 (SGK):	A
BC2=72+242=625.
Suy ra BC=25 (cm.)	7	?	24
Do đó AM=BC=12,5 (cm)	B	M	 C
5. Dặn dò: (2’)
- Nắm vững định nghĩa, các tính chất và dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
- Nắm vững cách chứng minh định lí có trong bài.
- Áp dụng các kiến thức có trong bài để làm bài tập: 58, 59, 61 (SGK).
- Xem trước phần bài tập, tiết sau “ Luyện tập”

Tài liệu đính kèm:

  • docGA HINH 8T1516.doc