Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 14: Luyện tập - Huỳnh Kim Huê

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 14: Luyện tập - Huỳnh Kim Huê

1. MỤC TIÊU:

a. Kiên thức:

ˉ Củng cố cho HS các kiến thức về phép đối xứng qua tâm, so sánh với phép đối xứng qua một trục.

b . Kỹ năng:

- Rèn cho HS kỹ năng vẽ hình đối xứng, kỹ năng áp dụng các kiến thức trên vào bài toán chứng minh, nhận biết khái niệm.

c. Thái độ:

- Giáo dục cho HS tính cẩn thận, phát biểu chính xác, vẽ hình thẩm mĩ.

2. CHUẨN BỊ:

a. Giáo viên:

ˉ Bài soạn, SGK, thước thẳng, compa, phấn màu.

b. Học sinh:

ˉ Vở ghi, SGK, thước thẳng, compa.

3. PHƯƠNG PHÁP: Phối hợp nhiều phương pháp

ˉ Luyện tập thực hành.

ˉ Trưc quan , phát huy tính tích cực

4. TIẾN TRÌNH:

4.1 Ổn định tổ chức:

Điểm danh: (Học sinh vắng)

 

doc 5 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 14: Luyện tập - Huỳnh Kim Huê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP
 ( Đối xứng Tâm)
Tuần : 8
Tiết : 14
ND : / /2010
1. MỤC TIÊU:
a. Kiên thức:
Củng cố cho HS các kiến thức về phép đối xứng qua tâm, so sánh với phép đối xứng qua một trục.
b . Kỹ năng:
Rèn cho HS kỹ năng vẽ hình đối xứng, kỹ năng áp dụng các kiến thức trên vào bài toán chứng minh, nhận biết khái niệm.
c. Thái độ:
Giáo dục cho HS tính cẩn thận, phát biểu chính xác, vẽ hình thẩm mĩ.
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: 
Bài soạn, SGK, thước thẳng, compa, phấn màu.
b. Học sinh: 
Vở ghi, SGK, thước thẳng, compa.
3. PHƯƠNG PHÁP: Phối hợp nhiều phương pháp
Luyện tập thực hành.
Trưc quan , phát huy tính tích cực 
4. TIẾN TRÌNH:
4.1 Ổn định tổ chức:
Điểm danh: (Học sinh vắng)
* Lớp 8A1:	
* Lớp 8A5:	
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
4.2 Sửa bài tập cũ:
HS1: (HS khá )
Thế nào là hai điểm đối xứng qua điểm O ? Thế nào là hai hình đối xứng qua điểm O ?
Cho ∆ ABC như hình vẽ. Hãy vẽ 
 ∆ A’B’C’đối xứng với với ∆ ABC qua trọng tâm G của ∆ ABC.
Lưu ý : Trọng tâm là giao điểm của ba đường trung tuyến.
HS2: ( HS khá)
Sửa bài 52/SGK/T96
Cho hình bình hành ABCD
E đối xứng với D qua A
F đối xứng với D qua C 
Chứng minh E đối xứng với F qua B . 
HS nhận xét bài làm của bạn.
GV nhận xét cho điểm.
Và Lưu ý cùng HS: Hai đường thẳng cùng phát xuất từ một điểm và song song với một đường cho trước thì chúng trùng nhau , những điểm nằm trên đường thẳng đó thẳng hàng.
 ( Theo tiên đề Ơclit)
4.3 Luyện tập
Bài 1: ( 54/SGK/T96)
GV gọi một HS đọc đề bài và cho biết GT và KL của bài toán.
Một HS khác lên bảng vẽ hình ghi GT, KL
 GT A nằm trong góc xOy
 A và B đối xứng nhau qua Ox 
 A và C đối xứng nhau qua Oy
KL C và B đối xứng nhau Qua O
GV: Hướng dẫn HS phân tích
B và C đối xứng nhau qua O.
B, O , C thẳng hàng và OB = OC
và OB = OC= OA
, ∆ OAB cân, ∆ OAC cân	
Sau đó yêu cầu HS trình bày miệng.
GV ghi bài chứng minh trên bảng.
* GV: Có thể trình bày cách khác
2() = 
Hay = 2.900 = 1800
Do đó : Ba điểm B, O, C thẳng hàng
Bài 2:
Cho tam giác ABC vuông tại A . Vẽ hình đối xứng của ∆ ABC qua tâm A
Cho đường tròn O, bán kính R . 
 Vẽ hình đối xứng của đường tròn O 
 qua tâm O.
Cho tứ giác ABCD có AC BD tại O Vẽ hình đối xứng với tứ giác ABCD qua tâm O.
- GV: Yêu cầu HS nêu cách vẽ
- Gọi ba HS lên bảng thực hiện.
- HS cả lớp làm bài vào vở .
- GV: Nhận xét chung, sửa chữa sai sót của HS.
Bài 3: (Bài 56/SGk/T96)
HS quan sát hình rồi trả lời miệng.
Bài 4: (Bài 57/SGK/T 96)
 GV yêu cầu HS đọc kỹ đề bài .
 Một HS khác trả lời, kèm giải thích.
4.4 Bài học kinh nghiệm
GV: Từ bài tập 54/SGK , muốn chứng minh ba điểm C, O, B thẳng hàng ta chứng minh như thế nào?
* Qua bài 57/SGK, em cần lưu ý điều gì về tâm đối xứng của một đường thẳng , chu vi của hai tam giác đối xứng nhau qua một điểm?
I. Sửa bài tập cũ:
Phát biểu định nghĩa đúng (4đ) 
Hình vẽ đúng , chính xác ( 6đ)
* ∆A’B’C’ là đối xứng của ∆ ABC qua trọng tâm G 
HS2: 
- Hình vẽ đúng, chính xác (3đ)
 - Bài giải (7đ)
Giải: 
Ta có: ABCD là hình bình hành
Þ BC// AD và BC = AD 
Þ BC // AE ( vì D, A, E thẳng hàng)
và BC = AE (= AD)
Do đó tứ giác AEBC là hình bình hành 
( Tứ giác có một cặp cạnh vừa song song
 vừa bằng nhau)
Þ BE // AC và BE = AC (1)
Chứng minh tương tự
Þ BF // AC và BF = AC (2)
Từ (1) và (2) ta có:
E, B, F thẳng hàng ( Theo tiên đề Ơclit)
Và có BE = BF ( = AC)
Suy ra : E đối xứng với F qua B.
II. Luyện tập:
 Bài 1:(Bài 54/SGK/T96)
Giải:
A và C đối xứng nhau qua Oy
Þ Oy trung trực của AC
Þ OC = OA
Þ ∆ OCA cân tại O 
 có OEAC ( T/c đối xứng tâm)
Suy ra: ( Trong ∆ cân đường cao còn là phân giác )
Chứng minh tương tự
Þ OA = OB và 
Vậy OC = OB (= OA ) (1)
Suy ra: 
Hay ba điểm B, O, C thẳng hàng (2)
Từ (1) và (2) Þ O là trung điểm của CB
Hay C và B đối xứng nhau qua O.
Bài 2:
a) 
b) 
Hình đối xứng của đường tròn tâm O bán kính R qua O chính là đường tròn tâm O bán kính R .
c)
 Bài 3: (Bài 56/SGk/T96)
a) Đoạn thẳng AB là hình có tâm đối xứng.
b) Tam giác đều ABC không có tâm đối xứng.
c) Biển cấm đi ngược chiều là hình có tâm đối xứng.
d) Biển chỉ hướng đi vòng tránh ngại vật
không có tâm đối xứng. 
 * GV: Phân tích rõ để HS thấy rõ tam giác đều có ba trục đối xứng nhưngkhông có tâm đối xứng.
Bài 4: (Bài 57/SGK/T 96)
a) Tâm đối xứng của một đường thẳng là điểm 
 bất kỳ của đường thẳng đó. Đúng
 b) Trọng tâm của tam giác là tâm đối xứng của 
 tam giác đó Sai 
 ( Hình HS1 sửa bài tập cũ).
Hai tam giác đối xứng qua một điểm thì có chu vi bằng nhau : Đúng (Vì hai tam giác đó bằng nhau.)
III. Bài học kinh nghiệm:
 Muốn chứng minh ba điểm thẳng hàng ta chứng minh chúng lập thành một góc bẹt.
Tâm đối xứng của một đường thẳng là điểm bất kì của đường thẳng đó.
Hai tam giác đối xứng với nhau qua một điểm thì có chu vi bằng nhau.
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 A. Lý thuyết:
Về nhà xem và giải lại các bài đã sửa.
Ôn lại định nghĩa , tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
So sánh hai phép đối xứng trục và đối xứng tâm để ghi nhớ.
 B. Bài tập:
Làm bài tập: 57/SGk/T96 và bài 95, 96 ,97/SBT/T70, 71
 C. Chuẩn bị:
Xem trước bài “ Hình chữ nhật”
Mang theo đầy đủ dụng cụ học tập: Thước, compa, êke, bảng nhóm.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
 Duyệt Tổ Trưởng CM
 Ngàytháng.năm 2010
 Nguyễn Thị Thuý Hằng 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_14_luyen_tap_huynh_kim_hue.doc