A. Mục tiêu:
Kiến thức Kỷ năng
Giúp học sinh:
Hiểu các khái niệm hai điểm, hai hình đối xứng với nhau qua một điểm và hình có tâm đối xứng.
Giúp học sinh có kỷ năng:
Vẽ hai điểm đối xứng, hai đoạn thẳng với nhau qua một điểm; Chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm
Thái độ
*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:
-Phân tích, so sánh, tổng quát hoá
*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ:
-Tính linh hoạt; Tính độc lập
Ngày Soạn:..../...... Tiết 14 §8. ĐỐI XỨNG TÂM A. Mục tiêu: Kiến thức Kỷ năng Giúp học sinh: Hiểu các khái niệm hai điểm, hai hình đối xứng với nhau qua một điểm và hình có tâm đối xứng. Giúp học sinh có kỷ năng: Vẽ hai điểm đối xứng, hai đoạn thẳng với nhau qua một điểm; Chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm Thái độ *Rèn cho học sinh các thao tác tư duy: -Phân tích, so sánh, tổng quát hoá *Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ: -Tính linh hoạt; Tính độc lập B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên: Giáo viên Học sinh Chữ S quay quang tâm của nó Thước, compa Sgk, thước, compa D. Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp:( 1') II. Kiểm tra bài cũ:(5') Câu hỏi hoặc bài tập Đáp án Hình bình hành có tính chất gì ? Các cạnh đối song song và bằng nhau; các góc đối bằng nhau; hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường III.Bài mới: (33') Giáo viên Học sinh Quay chữ S quanh điểm O của nó 1800 Chữ S thành chữ gì ? Vì sao ? Quan sát, S thành chữ S, nhưng chua giải thích được HĐ1: Hai điểm đối xứng qua một điểm (9’) GV: Yêu cầu học sinh lấy hai điểm A, O và vẽ điểm A’ sao cho O là trung điểm của AA’. HS: Thực hiện GV: Ta nói A và A’ đối xứng với nhau qua O HS: Quan sát lắng nghe GV: Tổng quát hai điểm đối xứng nhau qua điểm O khi nào ? HS: Khi O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó GV: Nếu A trùng với O ta qui ước A’ cũng trùng với O HS: Lắng nghe, ghi nhớ 1. Hai điểm đối xứng qua một điểm Định nghĩa: sgk/93 HĐ2: Hai hình đối xứng qua một điểm (15’) GV: Lấy điểm O và đoạn thẳng AB. Vẽ điểm A’, B’ lần lượt đối xứng với A, B qua O HS: Thực hiện GV: Lấy điểm C thuộc đoạn AB, vẽ điểm C’ đối xứng với C qua O HS: Thực hiện GV: Dùng thước kiểm tra xem C’ có thuộc đoạn A’B’ không ? HS: C’ thuộc đoạn A’B’ GV: Như vậy mỗi điểm đối xứng với một điểm thuộc đoạn AB đều thuộc đoạn A’B’ và ngược lại. Ta nói AB, A’B’ là hai điểm đối xứng với nhau qua O. O là tâm đối xứng của hai đoạn thẳng đó. HS: Lắng nghe, tự kiểm nghiệm GV: Tổng quát: Hai hình đối xứng với nhau qua điểm O khi nào ? HS: Phát biểu đ/n sgk/94 GV: Cho tam giác ABC và điểm O. Hãy vẽ tam giác A’B’C’ đối xứng với tam giác ABC qua O HS: Thực hiện GV: Người ta chứng minh được rằng, Nếu hai đoạn thẳng (hai góc, hai tam giác) đối xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau. 2) Hai hình đối xứng qua một điểm Định nghĩa: sgk/94 Hình 76, 77 sgk/94 HĐ3: Hình có tâm đối xứng (9’) GV: Gọi O là giao điểm của hình bình hành ABCD, hãy tìm hình bình hành đối xứng với hình bình hành ABCD qua O ? HS: Chính là hình bình hành CDAB GV: Như vậy mỗi điểm đối xứng với một điểm thuộc hình bình hành ABCD qua O đều thuộc hình bình hành ABCD. Ta nói O là tâm đối xứng của hình bình bình hành ABCD. HS: Lắng nghe, tự kiểm nghiệm GV: Tổng quát điểm O là tâm đối xứng của hình (H) khi nào ? HS: Phát biểu đ/n sgk/95 GV: Ta có định lý: Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó. 3) Hình có tâm đối xúng Định nhĩa: sgk/95 Định lý: sgk/95 Hình 79 sgk/95 IV. Củng cố: (5') Giáo viên Học sinh Tìm các chữ cái in hoa có tâm đối xứng ? Quay chữ S quanh điểm O của nó 1800 Chữ S thành chữ gì ? Vì sao ? N, S, X... S thành chữ S vì O là tâm đối xứng của S V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(1') Về nhà thực hiện các bài tập: 51, 52, 53 sgk/96
Tài liệu đính kèm: