Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 12+13 - Năm học 2012-2013 - Nông Văn Khoa

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 12+13 - Năm học 2012-2013 - Nông Văn Khoa

Hoạt động 1: Hai điểm đối xứng nhau qua một điểm

GV yêu cầu HS thực hiện ?1 SGK

Gọi 1HS lên bảng vẽ

GV giới thiệu : A là điểm đối xứng với A qua 0 ; a là điểm đối xứng với A qua 0 ; A và A là hai điểm đối xứng với nhau qua 0

GV: Như vậy thế nào là hai điểm đối xứng với nhau qua điểm 0?

GV: Cho HS đọc định nghĩa SGK

GV: Nếu A 0 thì A ở đâu ?

GV: Gọi HS nêu quy ước

Hoạt động 2: Hai hình đối xứng nhau qua một điểm

GV yêu cầu HS cả lớp thực hiện ?2 SGK

GV vẽ trên bảng đoạn thẳng AB và điểm O, yêu cầu HS :

+ Vẽ điểm A đối xứng A qua 0

+ Vẽ B đối xứng với B qua 0.

+ Lấy điểm C thuộc AB, vẽ điểm C đối xứng với C qua 0

GV: Em có nhận xét gì về vị trí của điểm C đối với đoạn thẳng AC?

GV: Vậy thế nào là hai hình đối xứng nhau qua điểm O?

GV: Cho HS nêu định nghĩa SGK .

GV: Em có nhận xét gì về hai đoạn thẳng, hai góc, hai tam giác đối xứng nhau qua 1 điểm

GV: Quan sát hình 78, cho biết hình H và H có quan hệ gì ?

GV: Nếu quay hình H quanh O một góc 1800 thì sao ?

GV: Nếu hai hình đối xứng với nhau thì chúng có quan hệ như thế nào với nhau?

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 12+13 - Năm học 2012-2013 - Nông Văn Khoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/09/2012
Ngày dạy: 03/10/2012
TIẾT 12: ĐỐI XỨNG TÂM
I. MỤC TIÊU 
- HS hiểu định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một điểm, hai hình đối xứng nhau qua một điểm, hình có tâm đối xứng.
- HS nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một điểm, hình bình hành là hình có tâm đối xứng 
- HS biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước , đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một điểm.
- HS biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm.
- HS nhận ra một số hình có tâm đối xứng trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ 
* Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn, thước thẳng. 
* Học sinh : Vở ghi, dụng cụ học tập, chuẩn bị bài. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 
2. Bài cũ: Đối xứng trục là gì? Các hình đối xứng nhau qua một trục có tính chất gì?
3. Bài mới: Giới thiệu bài. 
Hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1: Hai điểm đối xứng nhau qua một điểm
GV yêu cầu HS thực hiện ?1 SGK
Gọi 1HS lên bảng vẽ
GV giới thiệu : A’ là điểm đối xứng với A qua 0 ; a là điểm đối xứng với A’ qua 0 ; A và A’ là hai điểm đối xứng với nhau qua 0
GV: Như vậy thế nào là hai điểm đối xứng với nhau qua điểm 0?
GV: Cho HS đọc định nghĩa SGK 
GV: Nếu A º 0 thì A’ ở đâu ?
GV: Gọi HS nêu quy ước
Hoạt động 2: Hai hình đối xứng nhau qua một điểm 
GV yêu cầu HS cả lớp thực hiện ?2 SGK
GV vẽ trên bảng đoạn thẳng AB và điểm O, yêu cầu HS :
+ Vẽ điểm A’ đối xứng A qua 0
+ Vẽ B’ đối xứng với B qua 0.
+ Lấy điểm C thuộc AB, vẽ điểm C’ đối xứng với C qua 0
GV: Em có nhận xét gì về vị trí của điểm C’ đối với đoạn thẳng A’C’?
GV: Vậy thế nào là hai hình đối xứng nhau qua điểm O?
GV: Cho HS nêu định nghĩa SGK .
GV: Em có nhận xét gì về hai đoạn thẳng, hai góc, hai tam giác đối xứng nhau qua 1 điểm
GV: Quan sát hình 78, cho biết hình H và H’ có quan hệ gì ?
GV: Nếu quay hình H quanh O một góc 1800 thì sao ?
GV: Nếu hai hình đối xứng với nhau thì chúng có quan hệ như thế nào với nhau?
Hoạt động 3: Hình có tâm đối xứng 
GV Chỉ vào hình bình hành ở phần kiểm tra GV :
Ở hình bình hành ABCD, hãy tìm hình đối xứng của cạnh AB của cạnh AD qua tâm O
GV: Điểm đối xứng qua tâm 0 với điểm M bất kỳ thuộc hình bình hành ABCD ở đâu ? (GV lấy điểm M thuộc cạnh của hình bình hành ABCD)
GV giới thiệu điểm 0 là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD
GV: Thế nào là tâm đối xứng của một hình?
GV: Em hãy lấy vài ví dụ về hình có tâm đối xứng?
GV: Cho HS thực hiện ?4 trong SGK 
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện. 
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
1. Hai điểm đối xứng nhau qua một điểm 
?1 Hai điểm A và A’ gọi là đối xứng với nhau qua O
A’ 
O 
A 
Định nghĩa :
(SGK)
Quy ước: Điểm đối xứng với điểm 0 qua điểm 0 cũng là điểm 0
2. Hai hình đối xứng nhau qua một điểm 
?2 
a) Định nghĩa :
 (SGK)
 Điểm O gọi là tâm đối xứng của hai hình đó.
b) Tính chất: Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau.
3. Hình có tâm đối xứng 
a) Định nghĩa
Điểm O gọi là tâm đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua điểm 0 cũng thuộc hình H
b) Định lý :
Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó 
?4 Chữ X có tâm đối xứng;
 Chữ H có tâm đối xứng.
4. Củng cố 
– Thế nào gọi là hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm; hai hình đối xứng với nhau qua một điểm; tâm đối xứng của một hình?
– Hướng dẫn HS làm bài tập 50 SGK .
5. Dặn dò 
- Nắm vững định nghĩa hai điểm đối xứng qua một tâm, hai hình đối xứng qua một tâm, hình có tâm đối xứng.
- Học sinh về nhà học bài và làm bài tập 51 ; 53 ; 54 trang 96 SGK;
– Chuẩn bị bait tập phần luyện tập.
Ngày soạn: 30/09/2012 	
Ngày dạy: 04/10/2012
TIẾT 13: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
- Củng cố cho HS các kiến thức về phép đối xứng qua một tâm, so sánh với phép đối xứng qua một trục
- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình đối xứng, kỹ năng áp dụng các kiến thức trên vào bài tập chứng minh, nhận biết khái niệm
- Giáo dục tính cẩn thận, phát biểu chính xác cho HS
II. CHUẨN BỊ 
* Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn, thước thẳng. 
* Học sinh : Vở ghi, dụng cụ học tập, chuẩn bị bài tập. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 
2. Bài cũ: 	- Thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua điểm 0
 - Thế nào là hai hình đối xứng nhau qua điểm 0
 	3. Bài luyện tập. 
Hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1: Chứng minh hai điểm đối xứng
GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán 
Gọi 1 HS vẽ hình và ghi GT– KL
GV có thể hướng dẫn HS phân tích theo sơ đồ : 
B và C đối xứng nhau qua 0
ß
B ; 0 ; C thẳng hàng và 0B = 0C	
ß
Ô1 + Ô2 + Ô3 + Ô4 = 1800 và 0B = 0C = 0A
Ô2 + Õ3 = 900 ; D0AB cân ; D0AC cân
GV yêu cầu HS trình bày miệng. GV ghi lại bài chứng minh trên bảng
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện. 
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh. 
GV: Cho HS làm bài tập 55 SGK 
Hoạt động 2: Tìm tâm đối xứng của một hình
GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán.
GV: Trong các hình trên, hình nào có tâm đối xứng?
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện. 
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh. 
GV yêu cầu HS đọc kỹ đề bài 57 trang 96 SGK
 Dạng 1: Chứng minh hai điểm đối xứng nhau
x
y
A
C
B
O
 Bài 54 trang 96 SGK 
Hướng dẫn 
 1 2 3
 4 Chứng minh :
C và A đối xứng nhau qua 0y Þ 0y là đường trung trực của AC Þ 0C = 0A Þ DC0A cân tại 0 
Nên 0y cũng là phân giác của Þ Ô3 = Ô4
A và B đối xứng nhau qua 0x Þ 0x là đường trung trực của AB Þ 0A = 0B Þ DA0B cân tại 0. Nên 0x cũng là phân giác của Þ Ô1 = Ô2
Vậy : 0C = 0B = 0A (1)
Ô3 + Ô2 = Ô1 + Ô4 = 900
Þ Ô1 + Ô2 + Ô3 + Ô4 = 1800 (2)
Từ (1) và (2) Þ 0 là trung điểm của CB hay C và B đối xứng nhau qua 0.
B
A
O
C
D
N
M
Bài 55 trang 96 SGK 
Hướng dẫn 
rOMB = rOND (c.g.c)
Þ OM = ON 
Vậy O là trung điểm của MN 
M đối xứng với N qua O
Dạng 2: Xác định tâm đối xứng của một hình.
 Bài 56 trang 96 SGK 
Hướng dẫn 
a) Có tâm đối xứng
b) không có tâm đối xứng
c) Có tâm đối xứng
d) Là hình không có tâm đối xứng
 Bài 57 trang 96 SGK
Hướng dẫn 
a) Đúng
b) Sai
c) Đúng vì hai tam giác đó bằng nhau
4. Củng cố 
- Ôn tập định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành - so sánh hai phép đối xứng để ghi nhớ
– Hướng dẫn HS làm bài tập dạng đối xứng.
5. Dặn dò 
– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập 
– chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an toan hinh 8 tuan 7.doc