Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 12: Hình bình hành (Bản chuẩn)

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 12: Hình bình hành (Bản chuẩn)

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức:Hiểu định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết của một tứ giác là hình bình hành. Biết vẽ một hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành.

- Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện khả năng chứng minh hình học, biết vận dụng các tính chất của hình bình hành để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, chứng minh các góc bằng nhau, chứng minh ba điểm thẳng hàng, vận dụng dấu hiệu nhận biết hình bình hành để chứng minh hai đường thẳng song song.

- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ.

B. CHUẨN BỊ:

GV: Bảng phụ, thước kẻ, thước đo độ, compa.

HS: Thước kẻ, thước đo độ, compa.

C. PHƯƠNG PHÁP:

- Diễn dịch

- Thuyết trình

- Vấn đáp

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. Ổn định lớp:

II. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)

III. Giảng bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 12: Hình bình hành (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/09/2010
Ngày giảng: 8B: 23/09/2010
 8A: 24/09/2010
Tiết 12
7. HÌNH BÌNH HÀNH
A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:Hiểu định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết của một tứ giác là hình bình hành. Biết vẽ một hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành.
- Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện khả năng chứng minh hình học, biết vận dụng các tính chất của hình bình hành để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, chứng minh các góc bằng nhau, chứng minh ba điểm thẳng hàng, vận dụng dấu hiệu nhận biết hình bình hành để chứng minh hai đường thẳng song song.
- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ.
B. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ, thước kẻ, thước đo độ, compa.
HS: Thước kẻ, thước đo độ, compa.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Diễn dịch
- Thuyết trình
- Vấn đáp
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
III. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
ĐVĐ: Chúng ta đã biết được một dạng đặc biệt của tứ giác đó là hình thang.
Hãy quan sát hình vẽ sau (Hình 66 SGK)
Tứ giác trên có gì đặc biệt?
GV: Tứ giác ABCD như vậy gọi là hình bình hành, Vậy, hình bình hành là một hình như thế nào chúng ta sang bài học ngày hôm nay.
GV yêu cầu HS đọc định nghĩa SGK.
GV hướng dẫn HS vẽ hình vào vở.
GV: Tứ giác ABCD là hình bình hành khi nào?
GV: Hình thang có phải là hình bình hành không?
GV: Hình bình hành có phửi là hình thang không?
GV: Tìm hình ảnh trong thực tế hình ảnh của hình bình hành?
HS quan sát hình 66 SGK.
HS: Tứ giác ABCD có các góc kề với mỗi cạnh bù nhau. Dẫn đến các cạnh đối song song:
AB//CD; AD//BC
HS: Hình bình hành là tứ giác có hai cặp cạnh đối song song.
HS đọc định nghĩa SGK
HS vẽ hình theo hướng dẫn của GV
HS: Tứ giác ABCD là hình bình hành 
HS: Không phải vì hình thàn chỉ có hai cạnh đối song song.
HS: Hình bình hành là một hình thang đặc biệt có hai cạnh bên song song.
HS: Khung cửa, khung bảng đen...
1. Định nghĩa:
AB//CD, AD//BC
* Định nghĩa: Hình bình hành là một tứ giác có các cạnh đối song song.
GV: Hình bình hành là tứ giác, là hình thang, vậy trước tiên hình bình hành có những tính chất gì?
GV: hãy nêu cụ thể? 
GV khẳng đinh: Đó chính là nội dung định lí về tính chất hình bình hành.
GV đọc định lí tr 90SGK.
GV: Chứng minh ý a) ?
GV: Chứng minh ý b) ?
GV nối đường chéo BD.
GV: Chứng minh ý c) ?
HS: Hình bình hành mang đầy đủ tính chất của tứ giác của hình thang.
HS nêu các tính chất.
HS vẽ hình nêu GT, KL của định lí.
HS trình bày miệng.
Hs trình bày theo hướng dẫn.
HS lên bảng chứng minh.
2. Tính chất:
* Định lí: SGK tr90
 ABCD là hình bình hành
GT AC cắt BD tại O
 a) AB = CD, AD = B
KL b) , 
 c) OA = OC, OB = OD
Chứng minh: 
a) Hình bình hành ABCD là hình thang có hai cạnh bên song song AD//BC nên AD = BC; AB = DC
b) Nối AC chứng minh được (c.c.c)
suy ra: 
Tương tự: 
c) và có:
AB = CD (chứng minh trên)
 (sole trong)
 (sole trong)
 = (g.c.g)
OA = OC, OB = OD.
GV nói: Để nhận biết một tứ giác là hình bình hành ta dựa vào một trong năm dấu hiệu sau đây: (bảng phụ) 
GV trong năm dấu hiệu này có 3 dấu hiệu về cạnh, một dấu hiệu về góc, một dấu hiệu về đường chéo.
GV yêu cầu HS thực hiện 
HS quan sát
HS đọc các dấu hiệu 
HS (thực hiện theo yêu cầu của giáo viên):
HS trả lời miệng.
3. DÊu hiÖu nhËn biÕt:
1. Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
2. Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
3. Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
4. Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
5. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
Tronh hình 70 SGK, chỉ có tứ giác INMK ở hình 70c không phải là hình bình hành, các tứ còn lại đều là hình bình hành.
IV. Củng cố:
- Trở lại hình 65 SGK, khi hai đĩa cân nâng lên và hạ xuống, tứ giác ABCD luôn là hình gì?
- Nhắc lại định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình bình hành.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình bình hành.
- Đọc các phần chứng minh SGK.
- Làm bài tập 43, 44, 45 (SGK tr92).
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...
....
....

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_12_hinh_binh_hanh_ban_chuan.doc