Hiểu định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Nhận biết được hình thang cân là hình có trục đối xứng.
- Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng. Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng.
- Biết nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thực tế. Bước đầu biết áp dụng tính đối xứng trục vào vẽ hình, gấp hình.
II. Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh:
Giáo viên: Thước thẳng, compa, bảng phụ, máy pojecter, phiếu học tập.
Học sinh: Thước thẳng, compa, tấm bìa hình thang cân, tam giác cân, chữ H.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:( 01 phút)
2. Kiểm tra kiến thức cũ: ( 04 phút)
Câu hỏi: + Thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng ?.
+ Cho đường thẳng d và một điểm A(A d). Hãy vẽ điểm A’ sao cho d là đường trung trực của đoạn thẳng AA’.
Học sinh: Trả lời
Vẽ hình ở bảng, bằng thước và compa.
Giáo viên: Nhận xét, đánh giá, nhắc lại tính chất, khắc sâu.
Đặt vấn đề bài mới.(1 phút)
Cho học sinh quan sát một số hình ảnh trong thực tế có trục đối xứng. Các hình trên có đặc điểm chung gì? Vì sao ta có thể gấp tờ giấy thành tư để cắt chữ H? (Có hình ảnh minh hoạ ở phần mền GSP) và dựa vào hình học sinh vẽ đúng , giới thiệu d là trục đối xứng của đoạn AA’.
Để hiểu rõ hơn về trục đối xứng ta học bài mới.
Tiết 10: ĐỐI XỨNG TRỤC I. Mục tiêu: Học sinh cần : - Hiểu định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Nhận biết được hình thang cân là hình có trục đối xứng. - Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng. Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng. - Biết nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thực tế. Bước đầu biết áp dụng tính đối xứng trục vào vẽ hình, gấp hình. II. Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh: Giáo viên: Thước thẳng, compa, bảng phụ, máy pojecter, phiếu học tập. Học sinh: Thước thẳng, compa, tấm bìa hình thang cân, tam giác cân, chữ H. III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:( 01 phút) 2. Kiểm tra kiến thức cũ: ( 04 phút) Câu hỏi: + Thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng ?. + Cho đường thẳng d và một điểm A(Ad). Hãy vẽ điểm A’ sao cho d là đường trung trực của đoạn thẳng AA’. Học sinh: Trả lời Vẽ hình ở bảng, bằng thước và compa. Giáo viên: Nhận xét, đánh giá, nhắc lại tính chất, khắc sâu. Đặt vấn đề bài mới.(1 phút) Cho học sinh quan sát một số hình ảnh trong thực tế có trục đối xứng. Các hình trên có đặc điểm chung gì? Vì sao ta có thể gấp tờ giấy thành tư để cắt chữ H? (Có hình ảnh minh hoạ ở phần mền GSP) và dựa vào hình học sinh vẽ đúng , giới thiệu d là trục đối xứng của đoạn AA’. Để hiểu rõ hơn về trục đối xứng ta học bài mới. 3. Bài mới : Tiết 10: ĐỐI XỨNG TRỤC Thời gian * Hoạt động của thầy * Hoạt động của trò 05 phút * Hoạt động 1: Hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng. - Dựa vào hình vẽ đúng ở phần kiến thức cũ giới thiệu A’ là điểm đối xứng với A qua đường thẳng d. A là điểm đối xứng với A’ qua đường thẳng d, hai điểm A và A’ là hai điểm đối xứng với nhau qua đường thẳng d. - Nghe, hiểu. - Nghe, hiểu, vẽ hình vào vở. 15 phút - Vậy hai điểm gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d khi nào?. - Uốn nắn sai sót kịp thời để có định nghĩa đúng , ghi bảng. - Nếu Bd tìm điểm đối xứng với điểm B qua d. - Giới thiệu quy ước như SGK cho học sinh về nhà học thuộc, dựa vào hình vẽ khắc sâu quy ước. * Hoạt động 2: Hai hình đối xứng qua một đường thẳng. - Giới thiệu ?2(SGK) ở màn hình máy chiếu , gọi học sinh đọc lại . - Cho học sinh làm theo 4 nhóm ở phiếu học tập. - Lần lượt chiếu các phiếu học tập lên bảng, gọi học sinh nhận xét. - Nhận xét, sửa chữa sai sót. - Minh họa đáp án trên phần mền GSP. - Dựa vào hình vẽ giới thiệu: Hai đoạn thẳng AB và A’B’ gọi là hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua đường thẳng d. - Vậy hai hình gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d khi nào?. - Sửa chữa để có định nghĩa đúng, nhắc lại khắc sâu, cho học sinh về nhà học ở (SGK). - Giới thiệu đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hai hình đó. - Dựa vào hình vẽ 53 (SGK) ở màn hình máy chiếu giới thiệu: Hai đoạn thẳng AB và A’B’ đối xứng với nhau qua trục d; Hai đường thẳng AC và A’C’ đối xứng với nhau qua trục d; Hai góc ABC và A’B’C’ đối xứng với nhau qua trục d; Hai tam giác ABC và A’B’C’ đối xứng với nhau qua trục d. - Người ta đã chứng minh được rằng: Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng Học sinh: - Ghi định nghĩa vào vở. - Học sinh: Nếu Bd thì điểm đối xứng với B qua d cũng là điểm B. - Nghe, hiểu. Đọc ?2 . - Làm ?2 theo nhóm. - Nhận xét: - Nghe, hiểu. - Nghe, hiểu. - Học sinh: Trả lời - Nghe, hiểu, ghi vở. - Quan sát vẽ hình, hiểu các khái niệm. - Nghe, hiểu, ghi vở 07 phút với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau. -Giới thiệu hai hình H và H’ đối xứng với nhau qua đường thẳng d ở bảng phụ. ?.Cho đoạn AB, muốn dựng đoạn A’B’ đối xứng với đoạn AB qua d ta làm như thế nào? -Nhận xét ,nhắc lại câu trả lời đúng ,khắc sâu phương pháp. ?. Cho ∆ABC muốn dựng ∆A’B’C’ đối xứng với ∆ABC qua d ta làm như thế nào? -Nhận xét ,nhắc lại câu trả lời đúng ,khắc sâu phương pháp. -Nhận xét ,nhắc lại câu trả lời đúng ,khắc sâu phương pháp. * Hoạt động 3: Hình có trục đối xứng: - Giới thiệu ?3 và hình vẽ ở bảng phụ , gọi học sinh đọc lại. - Cho học sinh suy nghĩ và làm theo nhóm từ 2 đến 3 học sinh ngồi cùng bàn. - Lần lượt gọi học sinh đứng tại chổ trả lời. - Nhắc lại đáp án đúng, khắc sâu. - Giới thiệu: AH là trục đối xứng của ∆ABC. - Giới thiệu gấp tam giác cân ABC ở phần mềm GSP để học sinh nắm rõ hơn. Vậy đường thẳng d được gọi là trục đối xứng của hình H khi nào?. - Nhắc lại định nghĩa đúng , dựa vào hình vẽ , khắc sâu. Trong trường hợp này ta nói hình H có trục đối xứng. - Giới thiệu ?4 ở bảng phụ, giáo viên nhắc lại đề. Cho học sinh suy nghĩ, tìm câu trả lời. - Gọi học sinh đứng tại chổ trả lời. - Nhắc lại câu trả lời đúng, dựa vào hình vẽ, khắc sâu. - Từ tấm bìa hình thang cân học sinh đã chuẩn bị sẳn, giáo viên hỏi, hình thang cân có trục đối xứng không?. Em hãy minh họa. - Suy nghĩ ,trả lời: Cho đoạn AB, muốn dựng đoạn A’B’ đối xứng với đoạn AB qua d ta dựng điểm A’ đối xứng với điểm A qua d, dựng điểm B’ đối xứng với điểm B qua d, nối A’ và B’ ta có đoạn thẳng A’B’ cần dựng. -- Suy nghĩ ,trả lời: Cho ∆ABC muốn dựng ∆A’B’C’ đối xứng với ∆ABC qua d ta dựng đoạn A’B’ đối xứng với AB qua d, dựng đoạn A’C’ đối xứng với AC qua d,dựng đoạn B’C’ đối xứng với BC qua d, - Đọc ?3. -Làm ?3. -Trả lời:. - Nghe, hiểu. - Trả lời:. - Nghe, hiểu , ghi vở. - Đọc ?4 . - Làm ?4 . - Trả lời: + Chữ cái in hoa A có một trục đối xứng . + Tam giác đều có 3 trục đối xứng là 3 đường cao. + Đường tròn tâm O có vô số trục đối xứng là các đường kính. - Lấy tấm bìa hình thang cân đã chuẩn bị, gấp để tìm câu trả lời. - Học sinh: Hình thang cân có 1 trục 10 phút - Nhắc lại đáp án đúng, gấp hình ở phần mềm GSP khắc sâu câu trả lời đúng của học sinh. Giới thiệu định lý như (SGK) ,gọi học sinh đọc lại. Dựa vào hình vẽ ở bảng, khắc sâu định lý. * Hoạt động 4: Củng cố sơ bộ và luyện tập. - Củng cố ở đoạn phim đã chuẩn bị sẳn( có bán rất rộng rãi trên thị trường) -Gấp minh hoạ chữ H để học sinh thấy rõ chữ H có hai trục đối xứng và giúp học sinh trả lời câu hỏi ở phần đặt vấn đề. - Cho học sinh làm bài tập 35(SGK) ở phiếu học tập theo 5 nhóm. - Chọn 3 nhóm có bài làm nhanh nhất lần lượt chiếu lên màn hình máy chiếu , gọi học sinh nhận xét. - Nhận xét, sửa chữa sai sót trên phim.Giới thiệu đáp án ,khắc sâu. - Giới thiệu bài tập 37(SGK) ở màn hình máy chiếu, cho học sinh suy nghĩ, rồi gọi học sinh đứng tại chổ trả lời. - Nhắc lại đáp án đúng, khắc sâu. - Giới thiệu bài tập 41(SGK) ở màn hình máy chiếu, cho học sinh suy nghĩ làm theo nhóm từ 2 đến 3 học sinh cùng bàn, rồi gọi học sinh đứng tại chổ trả lời. - Nhắc lại đáp án đúng, khắc sâu. - Giới thiệu một số hình có trục đối xứng trong thực tế trên màn hình máy chiếu . đối xứng, gấp hình minh họa. - Nghe, hiểu, vẽ hình vào vở - Nghe, hiểu. -Làm bài tập 35(SGK) ở phiếu học tập theo nhóm. - Nhận xét: - Nghe, hiểu - Học sinh: Quan sát hình vẽ,trả lời bài tập 37(SGK). - Học sinh suy nghĩ làm theo nhóm từ 2 đến 3 học sinh cùng bàn, rồi gọi học sinh đứng tại chổ trả lời. - Quan sát hình vẽ. 4. Hướng dẫn về nhà:(02 phút) V ề nhà cần nắm: * Định nghĩa hai điểm , hai hình đối xứng qua một đường thẳng. Nhận biết được hình thang cân là hình có trục đối xứng. * Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng. * Biết nhận ra một số hình có trục đối xứngtrong thực tế và áp dụng được tính đối xứng trục vào vẽ hình và gấp hình. * Xem lại các ? và bài tập đã làm. Làm bài tập 36; 39; 40 và 42 (SGK). 5. Rút kinh nghiệm: PHIẾU HỌC TẬP 1 ?2.Cho đường thẳng d và đoạn thẳng AB. - Vẽ điểm A’ đối xứng với A qua d. - Vẽ điểm B’ đối xứng với B qua d. - Lấy điểm C thuộc đoạn thẳng AB, vẽ điểm C’ đối xứng với C qua d. - Dùng thước để kiểm nghiệm rằng điểm C’ thuộc đoạn thẳng A’B’. PHIẾU HỌC TẬP 2 Bài tập 35 (SGK):Vẽ hình đối xứng với các hình đã cho qua trục d. d
Tài liệu đính kèm: