Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10: Đối xứng trục (Bản chuẩn)

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10: Đối xứng trục (Bản chuẩn)

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: HS hiểu định nghĩa hai điểm, hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng; nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng; hiểu được định nghĩa về hình có trục đối xứng và qua đó nhận biết hình thang cân là hình có trục đối xứng.

- Kĩ năng, HS biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, vẽ đoạn thẳng đối xứng với đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng. Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng.

- Thái độ: HS nhận ra một số hình có trục đối xứng trong toán học và trong thực tế.

B. CHUẨN BỊ:

GV: Bảng phụ, giấy kẻ ô vuông, thước kẻ.

HS: Giấy kẻ ô vuông, compa, thước kẻ.

C. PHƯƠNG PHÁP:

- Phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp gợi mở, vấn đáp.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. Ổn định lớp:

II. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra).

III. Giảng bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 166Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10: Đối xứng trục (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/09/2010
Ngày giảng: 17/09/2010
Tiết 10
6. ĐỐI XỨNG TRỤC 
A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS hiểu định nghĩa hai điểm, hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng; nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng; hiểu được định nghĩa về hình có trục đối xứng và qua đó nhận biết hình thang cân là hình có trục đối xứng.
- Kĩ năng, HS biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, vẽ đoạn thẳng đối xứng với đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng. Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng.
- Thái độ: HS nhận ra một số hình có trục đối xứng trong toán học và trong thực tế. 
B. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ, giấy kẻ ô vuông, thước kẻ.
HS: Giấy kẻ ô vuông, compa, thước kẻ.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp gợi mở, vấn đáp.
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra).
III. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
GV cho HS làm 
GV giới thiệu: A’ gọi là điểm đối xứng với điểm A qua đường thẳng d. Đường thẳng d gọi là trục đối xứng. 
GV: Thế nào là hai điểm đối xứng qua đường thẳng d ?
GV nêu “quy ước” 
1 HS lên bảng thực hiện.
HS nghe giảng.
HS Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
HS ghi vở
1. Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng:
* Định nghĩa: SGK
*Quy ước: Nếu điểm B nằm trên đường thẳng d thì điểm đối xứng với B qua đường thẳng d cũng là điểm B.
GV yêu cầu HS thực hiện 
GV: Nêu nhận xét điểm C’ ?
GV giới thiệu: Ứng với mỗi điểm C thuộc đoạn AB đều có một điểm C’ đối xứng với nó qua d thuộc đoạn thẳng A’B’.
Hai đoạn thẳng AB và A’B’ là hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua đường thẳng d.
Vậy thế nào là hai hình đối xứng với nhau qua dường thẳng d?
Chú ý: Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hai hình.
GV đưa hình 53, 54 lên bảng.
GV giới thiệu: hai đoạn thẳng, hai đường thẳng, hai góc, hai tam giác, hai hình H và H’ đối xứng nhau qua đường thẳng d.
Khi gấp tờ giấy theo trục đối xứng d thi hai hình H và H’ sẽ trùng nhau.
GV nêu kết luận:
GV: Tìm trong thực tế hình ảnh hài hình đối xứng nhau qua một trục?
GV: Cho đoạn thẳng AB, muốn dựng đoạn thẳng A’B’ đối xứng với đoạn thẳng AB qua d ta làm thế nào?
GV: Cho tam giác ABC, muốn dựng tam giác A’B’C’ đối xứng với tam giác ABC qua d ta làm thế nào?
1 HS đọc đề bài.
1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm vào vở.
HS: Điểm C’ thuộc đoạn A’B’
HS nghe giảng.
HS: Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua đường thẳng d và ngược lại 
HS ghi nhớ.
HS quan sát.
HS nghe GV trình bày.
HS ghi kết luận: SGK tr85.
Hai chiếc lá mọc đối xứng nhau qua cành lá...
HS: Dựng A’ đối xứng với A, dựng B’ đối xứng với B qua d vẽ đoạn thẳng A’B’.
HS: Dựng A’ đối xứng với A, dựng B’ đối xứng với B, dựng C’ đối xứng với C qua d vẽ đoạn tam giác A’B’C’.
2. Hai hình đối xứng qua một đường thẳng:
* Định nghĩa: SGK
*Chú ý: Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hai hình.
Kết luận: Người ta chứng minh được rằng: Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau.
GV thực hiện ?
GV vẽ hình 55 SGK.
GV hỏi:
- Hình đối xứng của cạnh Abqua AH là hình nào ?
- Hình đối xứng của cạnh AC qua AH là hình nào ?
- Hình đối xứng của cạnh BH qua AH là hình nào ?
GV: Điểm đối xứng với mỗi điểm của hình tam giác cân ABC qua đường thẳng AH ở đâu?
GV: Ta nói rằng đường thẳng AH là trục đối xứng của tam giác cân ABC.
GV giới thiệu định nghĩa trục đối xứng của hình.
GV cho HS làm 
GV đưa bảng phụ vẽ sẵn hình thang cân ABCD (AB//CD) và hỏi:
- Hình thang cân ABCD có trục đối xứng không? Đó là đường thẳng nào?
GV: Người ta chứng minh được định lí sau:
HS đọc tr86 SGK
HS vẽ vào vở
HS: AC
HS: AB
HS: CH
HS: Thuộc tam giác ABC
HS ghi vở và nhắc lại định nghĩa.
 HS trả lời tại chỗ.
HS: hình thang cân có trục đối xứng, đó là đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang.
HS đọc lại và ghi nhớ.
3. Hình có trục đối xứng:
* Định nghĩa: Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với một điểm của hình H qua đường thẳng d cũng thuộc hình H. 
a) Có một trục đối xứng
b) Có ba trục đối xứng
c) Có vô số trục đối xứng
* Định lí :SGK tr 87
IV. Củng cố:
Bài 37 SGK tr87.
Hình 59h không có trục đối xứng. Các hình còn lại khác đều có trục đối xứng.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc, hiểu các định nghĩa, định lí, tính chất trong bài.
- Làm các bài tập 35, 36, 38 (SGK tr87).
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...
....
....

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_10_doi_xung_truc_ban_chuan.doc