Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10 đến 21

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10 đến 21

I. Mục tiêu.

- Hs nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một đường thẳng, hình thang cân là hình có trục đối xứng.

- Hs biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng qua một đường thẳng.

- Hs nhận biết được hình có trục đối xứng trong toán học và trong đời sống.

*) Trọng tâm: Hs nắm được hình có trục đối xứng.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên: Thước thẳng, compa, SGK.

2. Học sinh: Thước thẳng, compa.

III. Tiến trình bài dạy.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Đường trung trực của đoạn thẳng là gì.

3. Bài mới.

 

doc 24 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 204Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10 đến 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 
Tiết 10 : ĐỐI XỨNG TRỤC
I. Mục tiêu.
- Hs nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một đường thẳng, hình thang cân là hình có trục đối xứng.
- Hs biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng qua một đường thẳng.
- Hs nhận biết được hình có trục đối xứng trong toán học và trong đời sống.
*) Trọng tâm: Hs nắm được hình có trục đối xứng.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Thước thẳng, compa, SGK.
2. Học sinh: Thước thẳng, compa.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Đường trung trực của đoạn thẳng là gì.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng
? Cho đường thẳng d điểm Ad, hãy vẽ điểm A’ sao cho d là đường trung trực của đoạn thẳng AA’. 
=> Điểm A’ đx với điểm A qua d và ngược lại.
? Vậy thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua đường thẳng d.
? Có mấy điểm đối xứng với điểm A
?Khi điểm B thuộc d thì B’ nằm ở đâu.
1. Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng. 
*) ?1: SGK/84.
*) Định nghĩa: SGK/84.
A và A’ đối xứng nhau qua d => d là đường trung trực của AA’.
*) Quy ước: Bd => B’ d
=> B B’
Hoạt động 2: Tìm hiểu hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng
? Cho đường thẳng d và đoạn thẳng AB, hãy vẽ:
- A’ đối xứng với A qua d.
- B’ đối xứng với B qua d. 
- Lấy C thuộc đoạn AB, vẽ C’ đối xứng với C qua d.
? Điểm C’ có thuộc đoạn A’B’ không. 
=> Trên h52 hai đoạn thẳng AB, A’B’ đối xứng nhau qua đường thẳng d.
? Vậy thế nào là hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng d.
? Quan sát h52, 53 nêu nhận xét về đoạn thẳng, tam giác đx qua d
=> GV đưa bảng phụ h52, 53: SGK/85
2. Hai hình đối xứng qua một đường thẳng.
*) ?2: SGK/84.
*) Định nghĩa: SGK/85.
*) Nhận xét: SGK/85.
Hoạt động 3: Thế nào là hình có trục đối xứng
? Cho ABC cân tại A, đường cao AH. Tìm hình đối xứng với mỗi cạnh của tam giác.
=> Ta thấy mỗi điểm thuộc cạnh của ABC đối xứng qua AH đều thuộc cạnh của ABC.
? Vậy thế nào là hình có trục đối xứng
=> GV đưa bảng phụ H56: SGK/86.
? Chữ cái in hoa A có bao nhiêu trục đối xứng.
? Tam giác đều có bao nhiêu trục đối xứng.
? Đường tròn tâm O có bao nhiêu trục đối xứng.
? Hình thang cân có trục đối xứng không 
? Tìm các chữ cái có trục đối xứng.
? Tìm các hình có trục đối xứng trong thực tế.
3. Hình có trục đối xứng.
*) ?3: SGK/86.
=> AH là trục đối xứng của ABC
Vậy tam giác cân là tam giác có 
trục đối xứng.
*) Định nghĩa: SGK/86.
*) ?4: SGK/86.
- Chữ cái in hoa A có 1 trục đới xứng.
- Tam giác đều có 3 trục đối xứng.
- Dường tròn tâm O có vô số trục đối xứng.
*) Định lý: SGK/86.
Htc ABCD có 
 AH = HB =>HK là trục đx
 CK = DK 
4. Củng cố.
Ghép các ý 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 với các ý 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 để được một câu đúng.
1. Hình thang cân nhận đường thẳng
2. Đoạn thẳng nhận đường trung trực
3. Tam giác đều
4. Tam giác cân tại A
5. Hình thang
6. Mỗi đường tròn
7. Mỗi góc nhận đường
8. nhận đường cao của nó là trụcđối xứng
9. nhận đường cao qua đỉnh A là trục đối xứng
10. đi qua trung điểm 2 đáy là trục đối xứng.
11. của nó là trục đối xứng.
12. nói chung không có trục đối xứng.
13. phân giác của nó là trục đối xứng.
14. nhận đường kính của nó là trục đối xứng
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài.
- BTVN: Bài 35, 36 37: SGK/87.
 Bài 60, 61, 62: SBT/66.
*) Hướng dẫn bài 36: SGK/87
a) - Dựa vào điểm đối xứng qua đường thẳng 
 - Tính chất đường trung trực
b) Chứng minh O1= O2; O3= O4
=> BOC = BOA + AOC
Ngày 
Tiết 11: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu.
- Củng cố hình đối xứng qua đường thẳng, hình có trục đối xứng.
- Rèn kỹ năng vẽ hình đối xứng của một hình qua một trục đối xứng.
- Tìm hiểu hình có trục đối xứng trong đời sống.
*) Trọng tâm: Củng cố kiến thức về hình có trục đối xứng.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Compa, thước thẳng.
2. Học sinh: Compa, thước thẳng.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Nêu định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng, hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng.
? Thế nào là hình có trục đối xứng, tìm các hình có trục đối xứng trong thực tế.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài tập chữa
- GV yêu cầu hs chữa bài 36: SGK/87.
- GV gọi 1 hs làm phần a.
 1 hs làm phần b
- GV gọi hs nhận xét bài.
- GV nhận xét tổng kết cách làm.
- GV gọi hs chữa bài 37: SGK/87.
? Các hình 59: SGK/87 có mấy trục đối xứng.
I. Bài chữa.
1. Bài 36: SGK/87.
Bài giải
a) Ta có: 
OA=OB(Vì Ox là trung trực của AB)
 => OB
OA=OC(Vì Oy là trung trực của AC)
b)OAB cân tại O => O1 = O2 = 
OAC cân tại O => O3 = O4 = 
Mà: BOC = AOB + AOC
= 2(O2 + O3) = 2.500 = 1000
2. Bài 37: SGK/87.
Bài giải
Các hình có trục đối xứng là:
a, b, c, d, e, g, i trong đó
- b, c, d, e, i: Có 1 trục đối xứng
- a: Có 2 trục đối xứng; g có 5 trục đối xứng.
Hoạt động 2: Bài tập luyện
- GV gọi hs đọc bài 39: SGK/88.
- Dựa vào hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng, bất đẳng thức tam giác để chứng minh.
? Nêu nhận xét về 2 điểm A, C
? Tìm các đoạn thẳng bằng nhau trên hình
? Tính tổng AD + DB và AE + EB
? Sử dụng bất đẳng thức đối với tam giác CEB.
? Sử dụng kết quả phần a) trả lời.
=> Gv vẽ hình minh hoạ.
? Nêu cách xác định điểm C.
- Gv cho hình vẽ 
 Vẽ hình đối xứng ABC
II. Bài luyện.
1. Bài 39: SGK/ 88.
Bài giải
a) Do A, C đối xứng nhau qua đường thẳng d
=> d là trung trực của AC
=> AD = DC; AE = EC
Ta có: AD + DB = CD + CB = BC (1)
 AE + EB = CE + EB (2)
CEB có CB < CE + EB (Bất đẳng thức tam 
Từ (1), (2) và (3) => AD + DB < AE + EB
b) Theo kết quả trên
=> AC + CB < AD + DB
=> Con đương ngắn
 nhất mà bạn Tú đi là:
Con đường ACB
*) Cách xác định điểm C
Lấy A’ đối xứng với A
qua bờ sông A’B cắt bờ sông tại C
2. Bài tập.
4. Củng cố.
- Gv gọi hs đọc có thể em chưa biết.
? Thế nào là hình có trục đối xứng, nêu một số hình có trục đối xứng mà em 
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, đọc trước bài mới.
- BTVN bài 41, 42: SGK/88, 89; 66, 67: SBT/66
*) Hướng dẫn bài 42: AGK/89.
Để biết tại sao có thể gấp làm tư tờ giấy để cắt chữ H chúng ta chú ý đến trục đối xứng của chữ H.
Ngày 
Tiết 12: HÌNH BÌNH HÀNH
I. Mục tiêu.
- Hs nắm được định nghĩa hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết hình bình hành
- Hs biết vẽ hình bình hành, nhận biết tứ giác là hình bình hành.
- Hs tìm mối quan hệ giữa hình thang và hình bình hành.
*) Trọng tâm: Tính chất hình bình hành.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Thước thẳng, compa.
2. Học sinh: Thước thẳng, compa.
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Định nghĩa hình bình hành
? Các cạnh đối của tứ giác ABCD h66 có gì đặc biệt.
=> Tứ giác có các góc kề mỗi cạnh bù nhau do đó các cạnh đối song song.
- Tứ giác h66 gọi là hình bình hành.
? Vậy hình bình hành là gì.
- GV gọi hs đọc và hướng dẫn hs vẽ hình bình hành.
- GV ghi tổng quát bằng ký hiệu.
?Hình thang có là hình bình hành không
?Hình bình hành có là hình thang không
? Tìm trong thực tế hình ảnh của hình bình hành.
1. Định nghĩa.
*)?1: SGK/90.
Tứ giác ABCD có AB // CD; AD // BC
*) Định nghĩa: SGK/90.
¸ABCD là hình bình hành
 AB // CD
 AD // BC
*) Định nghĩa theo cách khác:
Hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên song song.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hình bình hành.
? Quan sát h67 hãy phát hiện các tính chất về góc, về cạnh, về đường chéo của hình bình hành ABCD.
=> Hình bình hành có các tính chất của tứ giác, của hình thang.
- GV gọi hs đọc định lý: SGK/90.
? Yêu cầu hs vẽ hình viết GT, KL của định lý.
?Muốn chứng minh AD= BC; AB = CD
cần căn cứ vào đâu.
=> Dựa vào nhận xét hình thang.
? Để chứng minh cần dựa vào các cặp tam giác nào.
? Để chứng minh OA = OC; OD = OB cần chứng minh cặp tam giác nào.
2. Tính chất.
*)?2: SGK/90.
*) Định lý: SGK/90.
 ABCD là hình bình hành
GT AC cắt BD tại O
 a) AB = CD; AD = BC
KL b) 
 c) OA = OC; OB = OD
Chứng minh
a) Hbh ABCD là hình thang cóAD//BC 
=>AD = BC; AB = CD(Nhận xét hình thang)
b) ABC = CDA(c.c.c) => 
 (c.c.c) => 
c) (g.c.g) =>OA=OC; OB=OD
Hoạt động 3: Dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
? Căn cứ vào định nghĩa, tính chất thì một tứ giác cần có thêm các điều kiện gì để trở thành hình bình hành.
- GV gọi hs đọc dấu hiệu nhận biết và ghi nhớ đây cũng là cách chứn minh một tứ giác là hình bình hành.
? Trong các tứ giác hình 70: SGK/92, tứ giác nào là hình bình hành? Vì sao? 
=> Căn cứ vào dấu hiệu nhận biết tìm tứ giác là hình bình hành.
3. Dấu hiệu nhận biết.
 - Các cạnh đối song song
 - Các cạnh đối bằng nhau
Tứ giác - Hai cạnh đối song song =>hbh
 và bằng nhau 
 - Các góc đối bằng nhau
 - Hai đường chéo cắt nhau 
 tại trung điểm mỗi đường
*)?3: SGK/92.
- Các tứ giác là hình bình hành là: a, b, d, e.
4. Củng cố.
? Nêu định nghĩa, tính chất hình bình hành.
? Khi nào một tứ giác là hình bình hành.
 *) Bài tập 46: SGK/92.
 => Các câu đúng: a, b.
 Các câu sai: c, d.
 *)Bài tập 43: SGK/92.
 => Các tứ giác ABCD, EFGH, MNPQ là hình bình hành vì:
Có các cạnh đối song song, hai đương chéo cắt nhau tại 
rung điểm của mỗi đường.
5. Hướng dẫn về nhà.
 - Học bài.
 - BTVN bài 44, 45: SGK/92.
*) Hướng dẫn bài 45: SGK/92.
a) Để DE // BF 
 D2 = F1
D2 = B2
b) Theo gt và phần a) => kết quả
Ngày
Tiết 13: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu.
- Củng cố các kiến thức về hình bình hành.
- Kỹ năng áp dụng các kiến thức về hình bình hành vào bài tập, kỹ năng vẽ hình, chứng minh, suy luận.
- Rèn kỹ năng trình bày bài làm.
*) Trọng tâm: Củng cố cách chứng minh tứ giác là hình bình hành.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Thước thẳng, compa.
2. Học sinh: Thước thẳng, compa.
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Nêu định nghĩa, tính chất hình bình hành.
? Một tứ giác cần thêm điều kiện gì để trở thành hình bình hành.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài tập chữa 
- GV gọi hs chữa bài 44: SGK/92.
- GV nhận xét bài
? Phát biểu dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
- GV gọi hs chữa bài 45: sGK/92.
- GV kiểm tra bài tập của hs trên bảng
- GV nhận xét bài.
I. Bài chữa.
1. Bài tập 44: SGK/92.
Bài giải
ABCD là hình bình hành
=> AD = BC (Tính chất) 
=>AE = ED = BF = FC (1)
AD // BC => DE // BF (2)
(1), (2) =>BEDF là hbh (Dấu hiệu nhận biết)
=> BE = DF
2. Bài tập 45: SGK/92.
Bài giải
a) Ta có ABCD là hbh => 
 =>1 = B2 = D1 = D2
Mà:B2 = F1 (Hai góc so le trong)
=> F1 = D2
 => DE // BF
 Hai góc ở vị trí đồng vị
b) Ta có DE // BF (Chứng minh trên) (1)
BE // DF (Vì AB // CD do ABCD l ...  nghĩa: Sgk/101.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng.
- Gv yêu cầu hs làm ?3: SGk/101.
? Để chứng minh M thuộc a, M’ thuộc b cần chứng minh điều gì.
=> Cần chứng minh tứ giác AHKM, A’H’K’M’ là các hình chữ nhật.
- Gv gọi hs làm trên bảng.
Vậy các điểm nằm trong mặt phẳng cách đt b cho trước một khoảng bằng h thì nằm trên đường nào.
- Gv gọi hs đọc tính chất: Sgk/101.
- Gv yêu cầu hs làm ?3: Sgk/101.
? Các đỉnh A có tính chất gì.
=> Hs trả lời.
? Các đỉnh A nằm trên đường nào.
=> Hs trả lời.
? Các điểm nằm trong mặt phẳng cách một đường thẳng cố định một khoảng không đổi thì nằm trên đường nào.
2. Tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng.
*)?2: Sgk/101
AHKM là hình chữ nhật => AM // HK
=> AM//b
 => AM a hay M a
Mà A, a//b
Chứng minh tương tự => M’b
*) Tính chất: Sgk/101.
*)?3: Sgk/101.
- Các đỉnh A cách BC
bằng 2cm
- Các đỉnh A nằm 
trên 2 đường thẳng
song song BC 
*) Nhận xét: Sgk/101.
Hoạt động 3: Định lý về đường thẳng song song cách đều.
- Gv giới thiệu về đường thằng song song cách đều.
? Nếu các đường thẳng a, b, c, d song song cách đều thì EF = FG = GH.
? Nếu EF = FG = GH thì các đường thẳng a, b, c, d song song cách dều.
=> Chứng minh dựa vào đường trung bình của hình thang.
- Gv gọi hs đọc định lý: Sgk/102.
3. Đương thẳng song song cách đều.
*)?4: Sgk/102.
a) Ta có AEGC là hình thang
 AB = BC => EF = FG
 BF // AE // CG
Tương tự hình thang BFHD => FG = GH
=> EF = FG = GH
b) làm tương tự phần a)
*) Định lý : Sgk/102.
4. Củng cố.
? Nêu tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước.
*) Bài tập 69: Sgk/103.
- Gv gọi hs đọc 
- Hs trả lời ghép các ý để được một khẳng định.
(1) - ( 7); (2) - (5); (3) - (8); (4) - (6)
5. Hướng dẫn về nhà.
 - Học bài.
 - Bài tập 67, 68: Sgk/102.
 *) Hướng dẫn bài 67: Sgk/102.
- Dựa vào đường TB tam giác, đường TB hình thang.
Hoặc theo tính chất đường thẳng song song cách đều.
Ngày dạy: 
Tiết 19: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho hs tính chất các điểm cách một đường thẳng cho trước một khoảng cho trước, định lý đường thẳng song song cách đều.
- Kỹ năng phân tích đường thẳng cố định, điểm cố định tìm ra điểm di động trên đường nào.
*) Trọng tâm: Củng cố tính chất các điểm cách một đường thẳng cho trước một khoảng cho trước.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Sgk
2. Học sinh: Ôn các tập hợp đã học, Sgk.
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song là gì, nêu tính chất các điểm cách một đường thẳng cho trước một khoảng cho trước.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài tập chữa.
- Gv cho hs chữa bài 67: Sgk/102.
- Gv + hs nêu nhận xét.
? Có thể dựa vào tính chất đoạn chắn hoặc đường trung bình của tam giác, của hình thang.
- Gv gọi hs chữa bài 68: Sgk/102.
- Gv + hs nhận xét.
? Nêu tính chất các điểm cách một đường thẳng cho trước một khoảng cho trước.
I. Bài chữa.
1. Bài 67: Sgk/102.
ADD’ có: 
AC = CD (gt)
CC’ // DD’(gt)
=> AC = CD (1)
Ta có: CC’//DD’//BE
CD = DE
=> CD = DB (2)
(1), (2) => AC = CD = DB
2. Bài 68: Sgk/102.
Kẻ CK d
( Cạnh huyền - góc nhọn)
=> CK = AH = 2cm.
Do đó C cách đường thẳng d 2cm
Vậy khi B chuyển động trên d thì C chuyển động trên đường thẳng a //d và cách d 2cm.
Hoạt động 2: Bài tập luyện.
- Gv gọi hs đọc bài 70: Sgk/103.
- Gv gọi hs vẽ hình trên bảng.
? Cần tìm khoảng cách từ điểm C đến đường thẳng d.
? Chỉ ra điểm đặc biệt đẻ tìm giới hạn.
- Gv gọi hs làm trên bảng.
- Gv gọ hs đọc bài 71: Sgk/103.
? Yêu cầu hs vẽ hình.
? Chứng minh A, O, M thẳng hàng.
- Gv gọi hs làm trên bảng.
- Tìm khoảng cách từ O đến BC
- Tìm giới hạn bằng cách chỉ ra các vị ttí đặc biệt.
II. Bài luyện.
1.Bài 70:Sgk/103.
Bài làm
Kẻ CHOx
AOB có AC = BC
 CH //Oy
=> OH = HB
Do đó CH là ĐTB
=> CH = OA = 1cm
Điểm C cách Ox 1cm
Khi BO => C E (E là trung điểm của OA)
Vậy khi B chuyển động trên Ox thì C chuyển động trên Em (thuộc miền trong xOy).
2. Bài 71: Sgk/103.
a) Ta có: AEMD là hình chữ nhật.
AM, DE là các đường chéo
Mà OD = OE => OA = OB
Vậy A, O, M thẳng hàng.
b) Kẻ AHBC, OKBC
=> OK là đường trung bình AHM.
=> OK = AH (không đổi).
Nếu MB => OP (P là trung điểm của AB)
Nếu MC =>OQ (Q là trung điẻm của AC)
Vậy khi M chuyển động trên BC thì O chuyển động trên PQ (PQ là đường trung bình ABC
4. Củng cố.
? Tập hợp các điểm nằm trên mặt phẳng cách đường thẳng cho trước một khoảng không đổi thì nằm trên đường nào.
? Nêu tính chất đường thẳng song song cách đều.
5. Hướng dẫn về nhà.
 - Học bài, đọc trước bài Hình thoi.
- Chuẩn bị tính chất của hình bình hành, dụng cụ vẽ hình. 
- Bài tập về nhà: 125, 126, 127: Sbt/73.
*) Hướng dẫn: Bài 125: Tương tự bài 68: Sgk/103
 Bài 126: Tương tự bài 72: Sgk/103.
Ngày dạy: 
Tiết 20: HÌNH THOI
I. Mục tiêu.
- Hs hiểu được định nghĩa hình thoi, các tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi.
- Hs biết vẽ hình thoi, chứng minh một tứ giác là hình thoi.
- Rèn kỹ năng thu thập kiến thức, vận dụng vào bài toán.
*) Trọng tâm: Tính chất, dấu hiệu nhạn biết hình thoi.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Sgk, dụng cụ vẽ hình.
2. Học sinh: Ôn tập hình bình hành, hình chữ nhật.
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Nêu tính chất của hình bình hành.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa hình thoi.
? Tứ giác trên hình100 có đặc điểm gì về cạnh.
- Gọi hs trả lời.
=> Tứ giác trên h100 là hình thoi.
? Vậy một tứ giác như thế nào là một hình thoi.
- Gv gọi hs đọc và ghi tổng quát.
? Hình thoi có là hình bình hành không.
- Gv gọi hs trả lời.
1. Định nghĩa.
*) Định nghĩa: Sgk/104.
Tứ giác ABCD là hình thoi 
 AB = BC = CD = DA
*)?1: Sgk/104.
=> Hình thoi cũng là một hình bình hành.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hình thoi.
- Hình thoi có đầy đủ các tính chất của hình bình hành.
? Cạnh hình thoi có tính chất gì.
- Gv gọi hs trả lời.
- Gv ghi bảng.
? Các góc của hình thoi có tính chất gì.
- Gv gọi hs trả lời.
- Gv ghi bảng.
? Đường chéo của hình thoi có tính chất gì.
- Gv gọi hs trả lời.
? Hình thoi có mấy tâm đối xứng, có mấy trục đối xứng.
- Gv gọi hs trả lời.
2. Tính chất.
*) Về cạnh:
- Các cạnh bằng nhau.
- Các cạnh đối song song.
*) Về góc: 
- Các góc đối bằng nhau.
*) Về đường chéo (?2: Sgk/104)
- Hai đường chéo vuông góc, cắt nhau tại trung điểm mỗi đường và là tia phân giác của các góc.
*) Về đối xứng:
- Tâm đối xứng: Có một tâm đối xứng là giao điểm hai đường chéo.
- Trục đối xứng: Có hai trục đối xứng là hai đường chéo.
Hoạt động 3: Tìm hiểu dấu hiệu nhận biết hình thoi.
? Muốn chứng minh hay nhận biết một tứ giác là một hình cơ bản nào đó chúng ta thường căn cứ vào đâu.
- Gv gọi hs trả lời.
? Một tứ giác bất kỳ cần có thêm điều kiện gì để trở thành hình thoi.
? Hình bình hành cần có thêm điều kiện gì để trở thành hình thoi.
- Yêu cầu hs chứng minh đáu hiệu nhận biết 3 coi như bài tập.
? Cần chứng minh điều gì để hbh ABCD có hai đường chéo vuông góc là một hình thoi.
=> Căn cứ vào địng nghĩa hình thoi chứng minh AB = BC = CD = DA.
- Gv gọi hs làm trên bảng.
3. Dấu hiệu nhận biết.
- Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.
 2 cạnh kề bằng nhau.
Hình bình hành 2 đường chéo vuông góc.
1 đường chéo là tia phân 
giác của một góc. 
*)?3: Sgk/105.
Bài làm.
Ta có ABCD là hbh
=> AB = CD; AD = BC(1)
=> AD = AB (2)
(1) và (2) => AB = BC = CD = AD
Vậy ABCD là hình thoi (Theo định nghĩa)
4. Củng cố.
? Nêu tính chất của hình thoi.
? Muốn chứng minh tứ giác, hình bình hành là hình thoi ta làm ntn.
*) Bài tập 73: Sgk/105.
a)
 b)
c)
d)
e)
=> Các hình thoi là: a, b, c, e.
5. Hướng dẫn về nhà.
 - Học bài, xem các bài tập.
 - Chú ý cách vẽ hình thoi: Vẽ hai đoạn thẳng vuông góc tại trung điểm.
 - Bài tập về nhà: 74,75: Sgk/106; 136, 137: Sbt/74.
*) Hướng dẫn bài 75: Sgk/106.
- Cần chứng minh: EF = FG = GH = HE
- Chứng minh: 
=> EFGH là hình thoi.
Ngày dạy: 
Tiết 21: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho hs định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi.
- Vận dụng kiến thức về hình thoi để chứng minh một hình là hình thoi.
- Rèn kỹ năng vẽ hình trình bày bài giải.
*) Trọng tâm: Củng cố cách chứng minh tứ giác là hình thoi.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Sgk, Sbt
2. Học sinh: Sgk
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Phát biểu định nghĩa, tính chất hình thoi.
? Nêu dấu hiệu nhân biết hình thoi.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài tập chữa
- Gv gọi hs chữa bài 74: Sgk/106 trên bảng.
- Gv kiểm tra bài tập của hs.
- Gv nhận xét.
- Yêu cầu hs chữa bài 77: Sgk/106.
- Gv nhận xét bài.
? Hình thoi có mấy trục đối xứng, mấy tâm đối xứng.
I. Bài chữa.
1. Bài 74: Sgk/106.
Bài giải
Giả sử h/thoi ABCD
 AC cắt BD tại O
 AC = 10cm; BD = 8cm.
=> OA = OC = 5cm; OB = OD = 4cm.
AOB có => AB2 = AO2 + OB2
 = 42 + 52
 = 41
=> AB = (cm)
2. Bài 77: Sgk/106.
Bải giải
Giả sử hình thoi ABCD 
Có AC cắt BD tại O
Cần chứng minh:
+) O là tâm đối xứng.
+) AC, BD là trục đối xứng.
Thật vậy:
a) Hình thoi ABCD cũng là hình bình hành
Mà: AC cắt BD tại O
=> O là tâm đối xứng. 
b) Ta có AC là đường trung trực của BD
 BD là đường trung trực của AC
=> AC, BD là trục đối xứng của hình thoi.
Hoạt động 2: Bài tập luyện
? Muốn chứng minh một tứ giác là hình thoi ta làm như thế nào.
? Muốn chứng minh tứ giác EFGH là hình thoi ta chứng minh điều gì.
=> Chứng minh: EF = FG = GH = HE.
- Gv gọi hs làm trên bảng.
- Gv nhận xét bài.
-Gv cho hs làm bài 76: Sgk/106.
? Để EFGH là hình chữ nhật cần chứng minh điều gì.
=> Dựa vào đường trung bình tam giác chứng minh EFGH là hình bình hành.
=> Chứng minh hình bình hàng EFGH có 1 góc vuông.
- Gọi hs làm trên bảng.
II. Bài luyện.
1. Bài 75: Sgk/106.
Bài giải
Ta có: 
=> HE = EF
Tương tự ta cũng có:
EF = FG; FG = HG; HG = HE
=> HE = EF = FG = GH
Vậy EFGH là hình thoi (Dấu hiệu nhận biết)
2. Bài 76: Sgk/106.
Bài giải
ABD có HE là đường trung bình 
=> HE//BD; HE = BD (1)
Tương tự ta cũng có: GF//BD; GF =BD (2)
(1), (2) => HE//GF; HE = GF
=> EFGH là hình bình hành (3)
Ta lại có:
 AC BD (ABCD là hình thoi.
HE//BD => HE EF
EF//AC
=> (4)
(3), (4) => EFGH là hình chữ nhật.
4. Củng cố.
? Muốn chứng minh tứ giác là hình thoi ta làm như thế nào.
5. Hướng dẫn về nhà. 
- Học bài đọc trước bài hình vuông.
- Ôn tập bài hình chữ nhật, hình thoi, chuẩn bị compa, thước thẳng.
- Bài tập về nhà: 132, 133: Sbt/74.
*) Hướng dẫn bài 132: 
- Chứng minh tương tự bài 76: Sgk/106.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_10_den_21.doc