Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10, Bài 6: Đối xứng trục - Đinh Văn Lương

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10, Bài 6: Đối xứng trục - Đinh Văn Lương

 I/ Mục tiêu :

 - Nắm chắc định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một trục, nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một trục, nhận biết được hình thang cân là hình có trục đối xứng.

 - Biết vẽ điểm đối xứng của với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng. Biết chứng minh hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng.

 - Biết nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thực tế. Bước đầu biết áp dụng tính đối xứng trục vào vẽ hình, gấp hình.

II/ Chuẩn bị :

HS : Xem lại khái niệm đường trung trực của đoạn thẳng. Chuẩn bị dụng cụ : Thước thẳng, êke, compa, giấy kẻ ô. Vẽ các chữ A, tam giác đều, hình thang cân trên giấy can (chuẩn bị theo nhóm).

GV : Chuẩn bị các kịch bản trên nền GSP.

 III/ Nội dung :

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 10, Bài 6: Đối xứng trục - Đinh Văn Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hiện : Đinh Văn Lương Trường THCS Nguyễn Tri Phương Huế. SĐT : 826588
Tiết 10 –Hình học 8 §6. ĐỐI XỨNG TRỤC 
 I/ Mục tiêu :
 - Nắm chắc định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một trục, nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một trục, nhận biết được hình thang cân là hình có trục đối xứng.
 - Biết vẽ điểm đối xứng của với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng. Biết chứng minh hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng.
 - Biết nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thực tế. Bước đầu biết áp dụng tính đối xứng trục vào vẽ hình, gấp hình.
II/ Chuẩn bị :
HS : Xem lại khái niệm đường trung trực của đoạn thẳng. Chuẩn bị dụng cụ : Thước thẳng, êke, compa, giấy kẻ ô. Vẽ các chữ A, tam giác đều, hình thang cân trên giấy can (chuẩn bị theo nhóm).
GV : Chuẩn bị các kịch bản trên nền GSP.
 III/ Nội dung :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
Hoạt động1 : (định hướng)
- Cho học sinh quan sát các hình vẽ và câu hỏi bài học kèm theo : “Các hình này có đặc điểm chung gì ?” (trang 1.gsp)
- Giới thiệu bài học, đề bài (vào trang 2 GSP).
Hoạt động1 : 
- Quan sát và suy nghĩ. 
- Hs ghi đề bài học
8’
Hoạt động 2 : (Tìm hiểu khái niệm hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng) 
- Vào trang HAIDIEM.gsp 
- Cả lớp làm ?1. 
- GV giới thiệu khái niệm hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng.
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh cách vẽ điểm đối xứng của 1 điểm trên nền GSP (kích chuột vào nút ).
- Cho A chuyển động (kích chuột vào nútAnimate Point
) quan sát điểm A’. Nếu A nằm trên đường thẳng d thì điểm A’ nằm ở vị trí nào ?- GV giới thiệu quy ước.
Hoạt động 2 : (Tìm hiểu khái niệm) 
- Một học sinh vẽ hình trên bảng.
- Nếu điểm A nằm trên d thì điểm A’ đối xứng với A qua d cũng là điểm A (dự đoán)
12’
Hoạt động 3 : (Tìm hiểu khái niệm hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một đường thẳng.) 
- HĐ3a : HS làm ?2 . 
Các hs ngồi cạnh nhau trao đổi hình vẽ cho nhau và nhận xét hình vẽ của bạn (điểm C’ có thuộc đoạn A’B’ không).
- HĐ3b : (vẽ trên GSP, đồng thời với HĐ3a). Vào trang HAIHINH.gsp
- Kích chuột vào , gọi một học sinh vẽ trên GSP điểm A’, B’, C’ đối xứng của A, B, C qua d .
- Cho C chuyển động (kích chuột vào nútAnimate Point
) học sinh quan sát điểm C’. Điểm C’ có vị trí như thế nào đối với đoạn thẳng A’B’?
- Kết luận : Qua hoạt động thực hành vẽ hình và hình ảnh chuyển động trên GSP cho thấy “điểm đối xứng của mỗi điểm thuộc đoạn thẳng AB qua d thuộc đoạn thẳng A’B’” ta gọi đó là hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một đường thẳng.
- Giới thiệu định nghĩa tổng quát.
Hoạt động 3 : (Tìm hiểu khái niệm) 
- HĐ3a : Cả lớp làm ?2 (trên giấy kẻ ô)
- Một học sinh vẽ trên trang HAIHINH.gsp.
- C’ thuộc đoạn A’B’. Nếu A, B, C thẳng hàng thì các điểm đối xứng của các điểm đó qua d cũng thẳng hàng.
11’
Hoạt động 4 : (Vận dụng khái niệm, tìm kiếm tính chất)
HĐ 4a :(tìm kiếm tính chất)
- Vẽ tam giác đối xứng với tam giác ABC qua d. Em có nhận xét gì về quan hệ giữa hai tam giác đó ?
- Vào trang TINHCHAT.gsp cho học sinh xem hình đối xứng của đoạn thẳng, đường thẳng, góc, tam giác qua một trục.
- GV nêu nhận xét.
HĐ 4b : (Vận dụng khái niệm, chuẩn bị cho khái niệm mới)
- Cho tam giác ABC cân tại A; đường cao AH. Tìm hình đối xứng của mỗi cạnh tam giác qua đường thẳng AH ?
- Giáo viên khẳng định : “Điểm đối xứng của mỗi điểm thuộc cạnh tam giác ABC qua AH cũng thuộc cạnh tam giác đó”. Ta nói “AH là trục đối xứng của tam giác ABC ”
- GV : Giới thiệu khái niệm Hình có trục đối xứng. Vào trang TRUCDOIXUNG
HĐ 4a :(tìm kiếm tính chất)
- Hai tam giác đối xứng nhau qua một trục thì bằng nhau (dự đoán)
HĐ 4b : (Chuẩn bị cho khái niệm mới)
- A đối xứng với A qua AH; B đối xứng với C qua AH; H đối xứng với chính nó qua AH. Như vậy cạnh AB và AC đối xứng nhau qua AH; BC đối xứng cới CB qua AH.
- Học sinh đọc SGK
7’
Hoạt động 5 : (vận dụng khái niệm)
- GV hỏi : Nếu ta gấp hình tam giác ABC cân tại A theo AH thì các đoạn AB, AC, HB, HC sẽ thế nào ? 
- Mỗi hình sau đây có bao nhiêu trục đối xứng ?
Chữ A in hoa, tam giác đều, đường tròn. 
- Tương tự đối với hình thang cân ?
- Giáo viên chốt lại : “Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang đó”. Kích chuột vào nút và 
- Đoạn AB trùng với AC, HB trùng với HC.
Học sinh dùng hình vẽ đã chuẩn bị trên giấy can, gấp hình để tìm trục đối xứng.
Học sinh trả lời.
6’
Củng cố : Trở về trang 1.GSP . 
- Trả lời câu hỏi mở đầu bài học.
 Hãy nêu nêu đặc điểm của các hình ?
- Hướng dẫn bài tập 36/87. vào trang BT36
Sử dụng các nút hoạt động trong trang này.
Công việc về nhà : Soạn lại bài tập 36 SGK, Làm câu hỏi thêm số 2 (đối với học sinh giỏi). Làm bài tập 39, 40, 41.
- Tất cả các hình đều có đặc điểm chung là có trục đối xứng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_10_bai_6_doi_xung_truc_dinh_van.doc