Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 1: Tứ giác (Bản đẹp)

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 1: Tứ giác (Bản đẹp)

I/ Mục tiêu :

Qua bài này học sinh cần :

- Nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.

- Biết vẽ, gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của tứ giác lồi.

- Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản.

II/ Chuẩn bị :

 GV : Thước thẳng, các câu hỏi.

 HS : Thước thẳng, xem bài ở nhà.

III/ Các bước tiến hành :

 1/ On định : kiểm tra sĩ số.

 2/ Kiểm tra bài cũ :

 - Có thể bỏ qua vì đây là tiết đầu tiên, thay vào đó là nhắc nhỡ học sinh học tập nghiêm túc.

 3/ Bài mới :

 GV giới thiệu : Ở lớp 7 em đã được học về tam giác, lên lớp 8 các em được làm quen với một hình ảnh mới đó là tứ giác.

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 404Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 1: Tứ giác (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
Tuần 1
Tiết 1
§chương I : tứ giác
§ 1. tứ giác.
I/ Mục tiêu : 
Qua bài này học sinh cần :
Nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.
Biết vẽ, gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của tứ giác lồi.
Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản.
II/ Chuẩn bị :
	GV : Thước thẳng, các câu hỏi.
	HS : Thước thẳng, xem bài ở nhà.
III/ Các bước tiến hành :
	1/ Oån định : kiểm tra sĩ số.
	2/ Kiểm tra bài cũ :
	- Có thể bỏ qua vì đây là tiết đầu tiên, thay vào đó là nhắc nhỡ học sinh học tập nghiêm túc.
	3/ Bài mới :
	GV giới thiệu : Ở lớp 7 em đã được học về tam giác, lên lớp 8 các em được làm quen với một hình ảnh mới đó là tứ giác.
Hoạt động thầy trò
Nội dung
Hoạt động 1 : Hình thành định nghĩa
GV : ở hình 1a, 1b, 1c đều là tứ giác, bây giờ các em hãy xem , ở mỗi hình gồm bao nhjiêu đoạn thẳng? Và trả lời câu hỏi : Tứ giác là gì ?
HS : Suy nghĩ trả lời : Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng.
* GV giới thiệu nhiều cách gọi khác nhau của một tứ giác , các đỉnh, cạnh của tứ giác.
GV : Yêu cầu HS thực hiện ?1 Trong hình 1, tứ giác nào luôn nằm trong cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa bất kì cạnh nào của tứ giác?
HS : ( có nhiều ý kiến trả lời ) chỉ có 1a là tứ giác luôn nằm trong cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa bất kì cạnh nào của tứ giác 
GV nói Ta gọi dạng tứ giác như thế là tứ giác lồi. Vậy tứ giác lồi là gì ?
HS : ( nhiều HS trả lời )
GV nói thêm : Từ đây về sau khi nói đến tứ giác mà không nói gì thêm thì ta hiểu nó là tứ giác lồi.
GV : gọi một số HS thực hiện ?2
HS : Một số em trả lời .
+ Chú ý : không yêu cầu HS định nghĩa hai đỉnh kề nhau, đối nhau, hai cạnh kề nhau, đối nhau.
 1) Định nghĩa tứ giác:
Tứ giác ABCD là hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA, trong đó bất kì hai đoạn thảng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng. 
* Tứ giác ABCD còn được gọi là BCDA, ADCB, , các điểm A,B,C,D là các đỉnh; các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA là các cạnh
* Định nghĩa tứ giác lồi:
Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác
Hoạt động 2 : tổng các góc của một tứ giác.
GV chia lớp ra 4 nhóm trả lời ?3.
HS : thảo luận theo nhóm khoảng 5 phút sau đó đại diện lên bảng trình bày .
Đáp : 
a/ Tổng 3 góc của một tam giác bằng 1800 
b/ ÐBAC + ÐB + ÐBCA = 1800
 ÐCAD + ÐD + ÐDCA = 1800
(ÐBAC + ÐCAD ) + ÐB + (ÐBCA + ÐDCA ) + ÐD = 3600
Þ
Vậy : tổng các góc của một tứ giác bằng 3600
GV nói cách chứng minh này ta vẽ thêm một đường chéo của tứ giác, nhờ đó việc tính tổng các góc của tứ giác được đưa về tính tổng các góc của hai tam giác.
2/ tổng các góc của một tứ giác :
Định lý : 
 Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600
 A B
 D
 C
Ta có : 
 ÐBAC + ÐB + ÐBCA = 1800
 ÐCAD + ÐD + ÐDCA = 1800
 (ÐBAC + ÐCAD ) + ÐB + (ÐBCA + ÐDCA ) + ÐD = 3600
Þ
4/ Củng cố :
GV yêu cầu HS cả lớp làm bài tập 1 SGK
Chú ý : chữ x trong cùng một hình có cùng một giá trị 
Làm bài tập 2 SGK.
5/ Dặn dò : 
Về nhà xem kỹ lại bài học hôm nay.
Làm bài tập 3, 4 SGK.
Xem tiếp § 2. Hình thang.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_1_tu_giac_ban_dep.doc