Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 1: Tứ giác (Bản chuẩn)

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 1: Tứ giác (Bản chuẩn)

A MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc trong của một tứ giác lồi.

- Kĩ năng: Vẽ hình, gọi tên các yếu tố của tứ giác, tính góc của tứ giác qua các yếu tố đã biết (dựa vào tính chất tổng các góc trong của một tam giác 1800)

- Thái độ: Vận dụng vào giải một số bài toàn toán thực tế.

B CHUẨN BỊ:

+ GV: Phấn mầu, thước thẳng.

+ HS: SGK, thước thẳng,

C. PHƯƠNG PHÁP:

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp gợi mở vấn đáp.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. Ổn định lớp:

II. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)

III. Giảng bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 1: Tứ giác (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: TỨ GIÁC
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Cung cấp cho HS định nghĩa, tính chât và dấu hiệu nhận biết của tứ giác: tứ giác, hình thang và hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. Giới thiệu hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng, hai hình đối xứng với nhau qua một điểm. 
- Rèn kĩ năng vẽ hình, tính toán, đo đạc, gấp hình. Kĩ năng lập luận và chứng minh hình học.
- Bước đầu rèn luyện cho HS những thao tác tư duy như quan sát và dự đoán khi giải toán, phân tích và tìm tòi cách giải và trình bày lời giải bài toán, nhận biết được các quan hệ hình học trong các vật thể xung quanh và bước đầu vận dụng kiến thức hình học trong thực tế.
Ngày soạn: 15/08/2010
Ngày giảng: 18/08/2010
Tiết 01
TỨ GIÁC
A MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc trong của một tứ giác lồi.
- Kĩ năng: Vẽ hình, gọi tên các yếu tố của tứ giác, tính góc của tứ giác qua các yếu tố đã biết (dựa vào tính chất tổng các góc trong của một tam giác 1800) 
- Thái độ: Vận dụng vào giải một số bài toàn toán thực tế.
B CHUẨN BỊ:
+ GV: Phấn mầu, thước thẳng.
+ HS: SGK, thước thẳng, 
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp gợi mở vấn đáp.
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
I. Ổn định lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
III. Giảng bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
- GV: đưa hình 1, 2 (SGK Tr- 64).
- Trong môi hình gồm mấy đoạn thẳng, đọc tên các đoạn thẳng ở mỗi hình?
? Các hình 1a; 1b; 1c; đều gồm 4 đoạn thẳng đặc điểm gì giống nhau
- GV: mỗi hình 1a; 1b; 1c là một tứ giác ABCD. Vậy tứ giác ABCD là hình được định nghĩa như thế nào?
- GV: Nhấn mạnh lại định nghĩa.
- GV: Yêu cầu mỗi HS tự vẽ 2 tứ giác vào vở.
- GV: Hình 1d có phải là tứ giác không?
- GV: Giới thiệu cách gọi khác của tứ giác, đỉnh, cạnh của tứ giác.
- GV: Đọc tên, đỉnh, cạnh cảu tứ giác bạn vừa vẽ trên bảng.
- GV: Yêu cầu HS làm ?1.
- GV: Tứ giác mà có tính chất như hình 1a gọi là tứ giác lồi.
? Vậy tứ giác lồi là gì 
- GV: Nhấn mạnh định nghĩa.
- GV: Cho HS làm ?2
- GV: Tổng ba góc trong một tam giác bằng bao nhiêu ?
- GV: Vậy tổng các góc của một tứ giác có bằng 180o không ? có thể bằng bao nhiêu độ? Hãy giải thích ?
- GV: Hãy phát biểu định lí về tổng các góc của một tứ giác ?
Hãy nêu dưới dạng GT, KL ?
- GV: Đây là định lí nêu lên tính chất về góc của một tứ giác.
- GV: Nhận xét gì về hai đường chéo của tứ giác?
HS: Quan sát hình trên máy chiếu
- các đoạn thẳng của các hình:
1a: AB; BC; CD; DA
1b: AB; BC; CD; DA
1c: AB; BC; CD; DA
H2: AB; AD; BC; CD; BD
- Là các hình có các đoạn thẳng khép kín. không có hai đoạn nào cùng nằm trên cùng một đường thẳng.
- HS: Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng khép kín trong đó không có 2 đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng
- HS vẽ tứ giác vào vở và tự đặt tên.
- HS: Dựa vào định nghĩa, hình 1d không phải là tứ giác.
- HS tại chỗ trả lời.
- HS: Trả lời.
- HS: Tứ giác lồi là tứ giác nằm trên một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa cạnh.
- HS: Lần lượt trả lời.
- Tổng ba góc trong một tam giác bằng 180o.
- HS: Tổng các góc của một tứ giác bằng 360o.
- HS: Giải thích.
- HS: Phát biểu định lí.
GT: cho tứ giác ABCD.
KL: 
- HS: hai đường chéo của tứ giác cắt nhau.
1. Định nghĩa.
Định nghĩa: (SGK – Tr64)
+ Tứ giác ABCD hay BCDA , CDAB, DABC.
+ Các điểm A; B; C; D là các đỉnh.
+ Các đoạn AB; C; CD ; DA là các cạnh.
?1:
- Ở hình 1a nếu ta kẻ bất kỳ đường thẳng nào qua cạnh của tứ giác thì tứ giác luôn nằm về một nửa mặt phẳng.
* Tứ giác hình 1a gọi là tứ giác lồi.
Chú ý: Khi nói tứ giác mà không nói gì thêm ta hiểu là nói đến tứ giác lồi.
2. Tổng các góc của tứ giác.
?3.
a) ΔABC có 
(Đ/L tổng ba góc trong của một tam giác)
b)
- Xét ΔABC có : (1) 
(Theo Đ/L tổng ba góc trong của một tam giác )
- Xét ΔACD có : 
 (2)
Từ (1) và (2) suy ra
Hay 
Định lí (SGK – Tr65) 
IV. Củng cố:
Bài 1 (Tr66SGK).
- Các tứ giác này là tứ giác gì ?
- Tìm x của hình 5, hình 6 ?
HS: trả lời miệng, mỗi HS một phần.
Kết quả: H5a) x = 50o ; b) x = 90o ; c) x = 115o.
 H6 a) x = 100o ; b) x = 36o .
- GV: Bốn góc của một tứ giác có thể đều nhọn hoặc đều tù hoặc đều vuông không? 
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc các khái niệm, tính chất trong bài.
- Làm bài: 2, 3,4 (SGK- Tr 66,67)
- Đọc mục có thể em chưa biết (SGKtr68); Đọc trước bài mới “ Hình thang” 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
............ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_1_tu_giac_ban_chuan.doc