Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 1 đến 12 - Phạm Thị Thảo Quyên

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 1 đến 12 - Phạm Thị Thảo Quyên

I- Mục tiêu bài dạy :

1. Kiến thức: HS nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang; HS biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông.

2. Kỹ năng : HS biết vẽ hình thang, hình thang vuông , biết tính số đo các góc của hình thang ; biết chứng minh một tứ giác là hình thang , hình thang vuông .

3. Thái độ : Giáo dục tính linh hoạt trong nhận dạng hình thang

II- Phương tiện dạy học

1. Giáo viên: Bảng phụ ( Vẽ hình các tứ giác trong đó có một hình thang, , Đề bài ?1, đề bài 7)

2. Học sinh : Bảng nhóm

III- Tiến trình dạy học

 1 . Ổn định lớp

 2 . Bài cũ ( 7 phút )

 - Nêu tính chất tổng các góc của một tứ giác ?

 - Cho tứ giác ABCD có . Tính số đo góc B ?

Đáp án tổng các góc của một tứ giác bằng 3600 , HS tính được

 3. Bài mới

 

doc 26 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 1 đến 12 - Phạm Thị Thảo Quyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
TIẾT 1 
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
CHÖÔNG 1 : TÖÙ GIAÙC
BÀI 1 :TỨ GIÁC
I- Mục tiêu bài dạy
Kiến thức: 
-HS nắm được định nghĩa tứ giác lồi, tứ giác, công thức tính tổng các góc của tứ giác lồi.
-Biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác.
Kỹ năng : 
-HS biết vẽ tứ giác, tính số đo góc của tứ giác, và biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn của cuộc sống 
Thái độ : 
- Giáo dục tính cẩn thận, linh hoạt. 
II /- Chuaån bò
Giáo viên: Bảng phụ ( Vẽ hình 1 và hình 2 SGK )
Hoïc sinh : Thước thẳng , thước góc 
III- Tiến trình dạy học
	1. Ổn định lớp
	2. Bài cũ ( 3 ’) giới thiệu nội dung chương 1 , các yêu cầu khi học tập bộ môn
	3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Định nghĩa ( 17 ph ) 
- Treo bảng phụ hình 1 :Trong mỗi hình dưới đây gồm mấy đoạn thẳng ? đọc tên các đoạn thẳng của mỗi hình. 
- Mỗi hình 1a, 1b, 1c đều gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA có những đặc điểm gì ?
- Các hình 1a,b,c được gọi là tứ giác . Vậy tứ giác ABCD là hình được định nghĩa như thế nào ?
- Mỗi em hãy vẽ hai hình tứ giac vào vở rồi đặt tên
- Từ định nghĩa cho biết hình 1d có phải là tứ giác không? Vì sao?
- Quan sát các tứ giác hình 1a,b,c tứ giác nào luôn nằm trên một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa cạnh bất kì? 
Hình 1a gọi là tứ giác lồi. Vậy tứ giác lồi là tứ giác như thế nào ? 
GV : Cho HS làm bài tập điền vào chổ trống sau ( bảng phụ)
Hai đỉnh kề nhau: A và B, ..
Hai đỉnh đối nhau: A và C, .........
Đường chéo(đoạn thẳng nối hai đỉnh đối nhau) : AC, ....
Góc : , ........
Hai góc đối nhau : và, .......
Điểm nằm trong tứ giác(điểm trong của tứ giác) : M, ....
Điểm nằm ngoài tứ giác(điểm ngoài của tứ giác) : N, ....
- Hình 1a, 1b, 1c: gồm 4 đoạn thẳng: AB, BC, CD, DA (kể theo một thứ tự xác định ) 
- Mỗi hình 1a, 1b, 1c đều gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA có những đặc điểm là kép kín và trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
- HS nêu định nghĩa
-HS vẽ vào vở, một học sinh lên bảng vẽ 
- Hình 1d không là tứ giác vì có hai cạnh MQ, QP cùng thuộc một đường thẳng 
-HS trả lời: hình 1a
- Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mp có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ gíác 
-HS điền vào chổ trống 
1) Định nghĩa 
Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thảng AB, BC, CD, DA. Trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thảng.
*Tứ giác lồi: Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mp có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ gíác 
¨Chú ý: Từ nay, khi nói đến tứ giác mà không chú thích gì thêm, ta hiểu đó là tứ giác lồi 
Hoạt động 2: Tổng các góc của tứ giác (7ph)
-Nhắc lại tính chất tổng các góc của tam giác?
- Vẽ tứ giác ABCD, dựa vào định lí tổng các góc của tam giác hãy tính tổng số đo các góc của tứ giác? 
- HS nhắc lại 
HS suy nghĩ và kẻ AC có hai tam giác Þ tính được
2) Tổng các góc của tứ giác
Định lí: Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600 
Củng cố ( 15 ph )
Treo bảng phụ bài tập 1 lên bảng, yêu cầu HS tìm x trong hình 5, 6
Cho HS hoạt động nhóm làm bài tập 2
Từ câu a, b em có nhận xét gì về tổng các góc ngoài của một tứ giác? 
	5. Hướng dẫn về nhà ( 3 ph )
Học kĩ lí thuyết đã học
Làm bài tập 3, 4,5 SGK 
Rút kinh nghiệm : 
TUẦN 1
TIẾT 2 
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
BÀI 2 : HÌNH THANG
I- Mục tiêu bài dạy :
Kiến thức: HS nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang; HS biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông. 
Kỹ năng : HS biết vẽ hình thang, hình thang vuông , biết tính số đo các góc của hình thang ; biết chứng minh một tứ giác là hình thang , hình thang vuông .
Thái độ : Giáo dục tính linh hoạt trong nhận dạng hình thang
II- Phương tiện dạy học
 Giáo viên: Bảng phụ ( Vẽ hình các tứ giác trong đó có một hình thang, , Đề bài ?1, đề bài 7) 
 Học sinh : Bảng nhóm 
III- Tiến trình dạy học
	1 . Ổn định lớp
	2 . Bài cũ ( 7 phút )
	- Nêu tính chất tổng các góc của một tứ giác ?
	- Cho tứ giác ABCD có . Tính số đo góc B ?
Đáp án tổng các góc của một tứ giác bằng 3600 , HS tính được 
	3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Định nghĩa (12 ph)
- Cho học sinh quan sát hình 13 sgk
- Hai cạnh AB và CD của tứ giác ABCD có gì đặc biệt ?
- Giải thích vì sao AB // CD ?
- AB và CD nằm ở vị trí nào trong tứ giác ?
- Tứ giác ABCD gọi là hình thang, vậy thế nào là hình thang ?
- GV giới thiệu cho học sinh các yếu tố của hình thang :
-Như vậy để chứng minh một tứ giác là hình thang ta chứng minh như thế nào? 
- Cho học sinh làm bài ? 1 . Yêu cầu giải thích
- Hs quan sát hình vẽ
- AB//CD
- Vì có hai góc trong cùng phía bù nhau
- là hai cạnh đối của tứ giác
- Là tứ giác có hai cạnh đối song song
-Chứng minh tứ giác có hai cạnh đối song song.
-Hình a) BC//AD vì góc ngoài tại A và góc B bàng nhau và ở vị trí slt
-Hình b) GF//HE vì 
-Hình c) không có hai cạnh nào song song Þ MKNI không phải là hình thang.
1) Định nghĩa:
à ABCD là hình thang Û AB//CD
AB,CD gọi là hai cạnh đáy
AD, BC gọi là hai cạnh bên
AH : gọi là đường cao
?1 
Nhận xét: Các góc kề một cạnh bên của hình thang bù nhau ( Tổng số đo 1800)
Hoạt động 2 : Thực hiện ? 2 ( 10 ph)
- Yêu cầu học sinh làm bài ?2 theo nhóm 
- Hướng dẫn các nhóm vẽ hình ghi GT ,KL của bài toán và gợi ý chứng minh :
* phương pháp chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau ? 
* Chứng minh hai đường thẳng song song ?
 - Qua bài tập trên em rút ra nhận xét gì về : 
Hình thang có hai cạnh bên song song 
-Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau
- Hs làm bài ? 2 theo nhóm , sau đó trình bày chứng minh :
DADC và DCBA có
- Hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau.
-Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và bằng nhau.
?2
a) 
GT
AB//CD, AD//BC
KL
AD=BC, AB=CD
b )
GT
AB//CD, AB=CD
KL
AD//BC, AD=BC
* Nhận xét(sgk)
Hoạt động 3: Hình thang vuông (3ph)
-Cho HS quan sát hình thang như hình bên. Hình thang đó có gì đặc biệt?
Þ Hình thang vuông. Vậy hình thang vuông là hình thang như thế nào?
-Trong hình thang vuông có ít nhát mấy góc vuông? 
-Hình thang đó có góc D vuông.
-HS nêu định nghĩa.
-HS suy nghĩ: Có hai góc vuông
2) Hình thang vuông
Định nghĩa: Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông.
Củng cố ( 10 ph ): Bài tập 6 ,7 sgk 
Hướng dẫn về nhà :
Làm bài tập 8, 9 SGK
GV hướng dẫn bài tập 9: 
RÚT KINH NGHIỆM :
TUẦN 2
TIẾT 3
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
 LUYỆN TẬP 
I- Mục tiêu bài dạy :
1/ Kiến thức: HS củng cố định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang; HS biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông. 
2/ Kỹ năng : HS biết vẽ hình thang, hình thang vuông , biết tính số đo các góc của hình thang ; biết chứng minh một tứ giác là hình thang , hình thang vuông .
3/ Thái độ : Giáo dục tính linh hoạt trong nhận dạng hình thang
II- Phương tiện dạy học
 Giáo viên: Bảng phụ ( KTBC) , thước thẳng , eke , thước góc
 Học sinh : Bảng nhóm , thước thẳng , eke , thước góc.
III / Tiến trình bài dạy
	1/ Ổn định lớp
	2 / Kiểm tra bài cũ ( 5ph)
- Nêu định nghĩa , tính chất hai góc kề cạnh bên của hình thang ?
Cho hình thang ABCD ( AB // CD ) , Biết , tính các góc còn lại của hình thang ?
Đáp án : 
3/ Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tính số đo góc của hình thang (10ph)
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 8 / SGK
- Nhắc lại tính chất hai góc kề cạnh bên hình thang ?
- Theo bài ra ta có điều gì ?
- Làm thế nào để tính 
- Nhắc lại cho học sinh cách tìm hai số biết tổng và hiệu , biết tổng và tỉ ?
- Hai góc kề cạnh bên hình thang bù nhau
Bài 8 ( SGK 71)
Trong hình thang ABCD ( AB //CD ) ta có
Hoạt động 2 : Chứng minh một tứ giác là hình thang (25ph)
- Gọi HS đọc đề , ghi GT , KL của bài toán ?
- Làm thế nào để chứng minh một tứ giác là hình thang ?
- Nêu cách chứng minh AD// BC ?
- Hãy chứng minh AD // BC ?
- Gọi HS đọc đề , vẽ hình bài 17 SBT
- Ghi GT , KL của bài toán
- Tìm các hình thang trong hình vẽ ?
- Hướng dẫn DE = ? + ?
- Chứng minh BD=DI ; IE=EC ?
- HS đọc đề , vẽ hình , ghi GT , KL 
GT
Tg ABCD ; AB=BC
AC là tia phân giác 
KL
ABCD là hình thang
- Ta chứng minh tứ giác có hai cạnh đối song song
- Chứng minh 
- HS đọc đề , vẽ hình , ghi GT , KL
GT
 , phân giác cắt nhau tại I
DE// BC ( )
KL
a/ tìm các hình thang trong hình vẽ
b/ ED = BD + CE
Các hình thang trong hình vẽ 
BDEC ( DE // BC )
IEBC ( IE //BC )
BDIC ( ID //BC)
- HS thực hiện
Bài 9 ( SGK / 71)
Ta có AB = BC cân tại B
 ở vị trí so le trong
tứ giác ABCD là hình thang
Bài 17 / Sách Bài tập / 81
a/ Các hình thang trong hình vẽ 
BDEC ( DE // BC )
IEBC ( IE //BC )
BDIC ( ID //BC)
b/ Ta có 
cân tại D BD=DI
Chứng minh tương tự ta có IEC cân tại E IE=EC
 ED = DI + IE = BD + CE
4/ Củng cố : ( 3ph )
Nhắc lại tính chất hai góc kề cạnh bên của hình thang ?
Cách chứng minh một tứ giác là hình thang ?
5 / Hướng dẫn về nhà ( 2ph )
- Ôn tập lý thuyết
- Làm các bài tập :18 . 19 / SBT / 82
Rút kinh nghiệm :
TUẦN 2
TIẾT 4 
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
 BÀI 3 : HÌNH THANG CÂN 
I- Mục tiêu bài dạy 
Kiến thức: HS nắm được định nghĩa, các tính chất, các dấu hiệu nhận biết hình thang cân
Kỹ năng : HS biết vẽ hình thang cân, biết sử dụng định nghĩa và tính chất của hình thang cân trong tính toán và chứng minh, biết chứng minh một tứ giác là hình thang cân.
Thái độ : Giáo dục tính linh hoạt, tính cẩn thận trong vẽ hình, tính toán, chứng minh
II- Phương tiện dạy học
Giáo viên: Bảng phụ ( Vẽ hình ?2 SGK, hình bài tập 11 ) , thước góc , compa
Học sinh : Bảng nhóm, thước góc , compa
III- Tiến trình dạy học
Ổn định lớp
Bài cũ ( 7 ph) 
-Nêu định nghĩa hình thang , hình thang vuông? Muốn chứng minh một tứ giác là hình thang ta làm như thế nào? 
-Nêu hai nhận xét về hình thang? 
ĐÁP ÁN : Định nghĩa , tính chất , dấu hiệu nhận biết 
	3. Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Định nghĩa (10ph)
- Cho HS làm bài ?1 SGK : Quan sát hình thang ABCD . Hình thang đó có yếu tố gì đặc biệt? 
- Giới thiệu : hình thang ABCD được gọi là hình thang cân Þ định nghĩa ?
-ABCD là hình thang cân khi nào ?
-Nếu ABCD là hình thang cân Þ ?
-Muốn chứng minh một tứ giác có là hình thang cân không ta kiểm tra những điều kiện nào? 
-Cho HS làm bài ?2
-Yêu cầu học sinh trình bày chặt chẽ 
-Cho HS trả lời tại chổ tính số đo các góc cần lại của hình thang cân.
-Theo kết quả câu b) Ta có nhân xét gì về hai góc đối của hình thang cân.
-Hình thang đó có hai góc kề một cạnh đáy bằng nhau.
-HS hình thang cân là hình thang có hai góc ở  ... ..................................................................................................................................................................
TUẦN 5
TIẾT 10
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
Bài 6 : ĐỐI XỨNG TRỤC
I Mục tiêu bài dạy : 
1) Kiến thức: Hiểu hai điểm đố xứng nhau qua một đường thẳng , nhận biết hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một đường thẳng ; Nhận biết hình thang cân là hình có trục đối xứng .
2) Kĩ năng: HS biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước . Biết áp dụng tính chất của 2 điểm đối xứng vào việc chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau .
3) Thái độ: HS nhận thấy được ứng dụng của đối xứng trục trong thực tế
II Phương tiện dạy và học
1) Giáo viên : Thước thẳng , com pa , Bảng phụ hình vẽ 54 SGK, bài tập 35 SGK
2) Học sinh : Thước thẳng , compa .
III Tiến trình bài dạy 
	1 . Ổn định lớp
	2. Bài cũ :( 5 ph )
-Nêu định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng ?. Vẽ đoạn thẳng AB = 4 cm . Hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB? 
Þ GV giới thiệu lúc này A và B gọi là hai điểm đối xứng nhau qua trục d. Đây là một nội dung của bài học hôm nay.
3/ Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng (7ph)
- Qua bài cũ, khi nào thì 2 điểm A và A’ đối xứng nhau qua đường thẳng d ?
- Cho điểm A và đường thẳng d , làm thế nào để vẽ điểm A’ đối xứng với a qua d ?
- Đặt vấn đề : Nếu B ä d thì điểm đối xứng với điểm B qua đường thẳng d là điểm nào ?
→ qui ước 
- Nêu định nghĩa như SGK 
- Từ A kẻ , Trên tia đối của tia HA lấy điểm A’ sao cho A’H = AH
- Đối xứng với B là chính nó
1. Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng 
Định nghĩa : SGK
-A đối xứng với A’ qua d Û d^AA’ (tại H) và AH = AH’
- Bäd Þ B đối xứng với B qua d
Hoạt động 2 : Hai hình đối xứng qua một đường thẳng (15ph)
*Cho học sinh làm 
-Gọi một HS lên bảng 
- Hai đoạn thẳng AB và A’B’ gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d , nhận thấy rằng Cä AB ÞC’äA’B’ nghĩa là một bất kỳ điểm nào thuộc đoạn thẳng AB thì điểm đối xứng của nó thuộc đoạn thẳng đối xứng với đoạn thẳng AB (A’B’) 
→ Nêu định nghĩa 
- Một HS lên bảng 
- Cả lớp cùng làm bài .
- Đọc định nghĩa trong SGK 
2. Hai hình đối xứng qua một đường thẳng
Định nghĩa : SGK 
-Cho ∆ ABC và đường thẳng d 
(giáo viên vẽ hình lên bảng ) , hãy :
- Vẽ các đoạn thẳng đối xứng với các đoạn thẳng AB , BC , CA qua đường thẳng d ?
- Đoán xem hai tam giác ABC , A’B’C’ có bằng nhau không ? 
-Qua hình vẽ , giới thiệu các khái niệm hai đoạn thẳng , hai đường thẳng , hai góc , hai tam giác đối xứng nhau qua một đường thẳng 
-Giới thiệu tính chất :
-Treo bảng phụ hình 54 , giới thiệu hai hình đối xứng nhau qua trục d 
- Vẽ hình 
(một HS lên bảng ) 
- Nêu dự đoán hai tam giác đó bằng nhau 
Xem SGK
Nếu hai đoạn thẳng (góc tam giác ) đối xứng nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau
Hoạt động 4 : Hình có trục đối xứng (10ph)
*Cho học sinh làm 
- Đối xứng với cạnh AB qua đường thẳng AH là đoạn thẳng nào vì sao ?
- Đối xứng với cạnh AC qua đường thẳng AH là đoạn thẳng nào ? vì sao ?
- Đối xứng với đoạn thẳng BC là đoạn thẳng nào ? 
- Hãy lấy 1 điểm M bất kỳ thuộc
 ∆ ABC , điểm M’ đối xứng với M qua AH nằm ở đâu ?
-AH gọi là trục đối xứng của tam giác ABC ., vậy trục đối xứng của một hình là gì ? 
-Làm 
-Vẽ hình và lần lượt trả lời câu hỏi 
- M’ cũng là một điểm của ∆ABC 
- Nêu định nghĩa như SGK
- HS làm 
3.Hình có trục đối xứng 
Định nghĩa : SGK 
\
A
B
C
D
H
K
\
//
//
Định lý SGK
HK là trục đối xứng của hình thang cân ABCD
Hoạt động 4 : Củng cố -Luyện tập (7ph)
- Nhắc lại định nghĩa hai hình đối xứng nhau qua một trục, định lí trục đối xứng của hình thang 
- Làm bài tập 35 
(Bảng phụ )
-Cho HS làm bài 37/sgk-trang 87
-HS nhắc lại
5 . BTVN : Học thuộc các định nghĩa, định lý, tập vẽ hình .Làm bài tập 36 -39-40 SGK
Rút kinh nghiệm : 
TUẦN 6
TIẾT 11
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức: HS Củng cố kiến thức về hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng , về hình có trục đối xứng. 
2. Kỹ năng : HS biết áp dụng tính chất hai điểm đối xứng nhau qua một trục để giải bài tập
3 .Thái độ : rèn luyện khả năng trình bày chứng minh , khả năng suy luận
II- Phương tiện dạy học
Giáo viên: SGK , bảng phụ , compa, phấn màu
Học sinh : Làm bài , Bảng nhóm, giấy, kéo làm bài 42.
III- Tiến trình dạy học
	1/ Ổn định lớp
	2/ Bài cũ ( 7 ph )
- Nêu định nghĩa và tính chất của hai hình đối xứng nhau qua một trục? 
- Vẽ DA’B’C’ đối xứng với DABC qua trục d?
3/ Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Sửa bài 36 / 87
-GV yêu cầu HS vẽ hình, ghi GT, KL.
- So sánh OB và OC ?
-Muốn chứng minh CB=OC ta có thể chứng minh như thế nào? 
- Nhắc lại tính chất của hai đoạn thẳng đối xứng qua một đường thẳng , hai góc , hai tam giác đối xứng với nhau qua một đường thẳng ?
-OB=OA Vì sao?
-OC=OA Vì sao? 
-Theo tính chất đối xứng trục ta thấy những cặp góc nào bằng nhau? 
-Mà góc xOy có số đo là 500 Þ tính góc BOC?
-1 HS vẽ hình, ghi GT, KL trên bảng 
-OB = OC
-Chứng minh hai đoạn thẳng đó cùng bằng OA
- Hai đoạn thẳng bằng nhau , hai góc bằng nhau 
-OB=OA ( OA, OB đối xứng qua Ox)
-OC=OA ( OA, OC đối xứng qua Oy)
(2 góc đối xứng qua Ox)
 (2 góc đối xứng qua Oy)
Bài 36 sgk/87
GT
, A trong 
A, B đối xứng nhau qua Ox
A, C đối xứng nhau qua Oy
KL
So sánh OB, OC
Tính 
a)Ta có OB = OA ( OA , OB đối xứng qua Ox)
 OC=OA ( OA, OC đối xứng qua Oy)
Þ OB=OC
b)Ta có (2 góc đối xứng qua Ox)
 (2 góc đối xứng qua Oy)
Þ 
hoạt động 2 : Sửa bài 39 /88
-GV cho HS vẽ hình, viết GT, KL
-Nhắc lại tính chất của các hình đối xứng nhau qua một trục? 
- đề bài cho ta biết điều gì? Suy ra điều gì ?
Þ AD+DB=?
Þ AE+EB=?
So sánh CB với CE+EB ? Vì sao 
- Gọi HS lên bảng trình bày bài toán
-HS vẽ hình, ghi GT, KL
-Các đoạn thẳng, các góc, các tam giác,  đối xứng nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau.
- A,C đối xứng nhau qua d suy ra AD =DC ; AE = EC
- AD+DB=CD+DB =CB
- AE+EB=CE+EB 
- CE+EB>CB ( Bất đẳng thức tam giác )
Bài 39sgk/88
Ta có AD = CD (A,C đối xứng qua d)
Þ AD+DB=CD+DB =CB (1)
Tương tự AE=CE (T/C đối xứng trục)
Þ AE+EB=CE+EB (2)
Từ (1), (2) để giải bài toán ta chỉ cần so sánh CB với CE+EB
Trong DCEB ta có CE+EB>CB
Vậy AD+DB< AE+EB
Hoạt động 3 : hoạt động nhóm ( 10 ph )
-Cho HS hoạt động nhóm làm bài 42sgk/89.
-Đối với chữ H ta gấp giấy như thế nào để cắt cho nhanh ?
(GV hướng dẫn cho HS cách gấp để cắt chữ H )
- Cho HS đọc phần có thể em chưa biết .
-HS hoạt động nhóm làm bài 42
HS tập cắt chữ H
Bài 42sgk/89
Vì chữ H có hai trục đối xứng vuông góc với nhau.
	4 / Củng cố :( 3 ph )
- Thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng ? Hình có trục đối xứng ? Làm nhanh bài 40 , 41 SGK
- Nêu tính chất của hai đoạn thẳng , hai tam giác , hai góc .. đối xứng nhau qua đường thẳng
	5 / Hướng dẫn về nhà ( 2 ph )
	- Hướng dẫn bài 60 , 61 Sách Bài tập
Rút kinh nghiệm :
TUẦN 6
TIẾT 12
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
 BÀI 7 :HÌNH BÌNH HAØNH
I / MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1 .Kiến thức: Học sinh nắm được định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.
2 .Kĩ năng: Học sinh biết vẽ hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là một hình bình hành
3 .Thái độ : Rèn luyện khả năng suy luận
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1 . Giáo viên : Thước thẳng, compa, bảng phụ vẽ hình bài ?3
2 .Học sinh : Xem lại bài hình thang ;Thước thẳng, compa, bảng phụ 
II.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1 / Ổn định lớp
	2 / Bài cũ :( 3 ph )
Nêu nhận xét về hình thang có hai cạnh bên song, có hai cạnh đáy bằng nhau ? 
Đáp án : Hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau , hai cạnh đáy bằng nhau . Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bẹn song song và bằng nhau
Giáo viên chỉ hình vẽ : C
A
D
B
Hình thang có hai cạnh bên song song được gọi là hình bình hành Bài mới
3/ Bài mới
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Định nghĩa ( 10 ph )
- Nêu định nghĩa hình bình hành (từ tứ giác và hình thang)
- Giáo viên vẽ hình và nêu tóm tắt định nghĩa.
- Nêu cách vẽ hình bình hành
- Hình bình hành có là hình thang không?
- Hình thang có là hình bình hành hay không?
Lưu ý: hình bình hành là dạng đặc biệt của hình thang
Học sinh quan sát và tìm cách định nghĩa hình bình hành :
-Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành
-Hình thang có hai cạnh bên song song được gọi là hình bình hành
-hình bình hành là dạng đặc biệt của hình thang 
- Hình thang chưa chắc là hình bình hành
1.Định nghĩa:
C
A
D
B
Tứ giác ABCD là hình bình hành Û AB // BC và AD / / BC
hình bình hành là dạng đặc biệt của hình thang 
Hoạt động 2 : Tính chất ( 15 ph )
- Hình bình hành được định nghĩa từ tứ giác và hình thang vậy trước hết có những tính chất gì?
- Cho hs hoạt động nhóm ?2 phát hiện tính chất của hình bình hành
- cho HS nhắc lại định lý , vẽ hình , ghi GT , KL
- Vì sao AD = BC
- Hãy chứng minh ?
- tương tự hãy chứng minh OA = OC ? OB = OD ?
Hình bình hành mang đầy đủ các tính chất của tứ giác, của hình thang.
-hs phát biểu tính chất của hình thang 
- Hs nêu tính chất
- Hs phát biểu định lý , vẽ hình , ghi GT , KL
- Vì ABCD là hình thang có hai cạnh bên song song
- Hs thực hiện
- Xét hai tam giác OAC và tam giác OBD
2 .Tính Chất:SGK
GT
ABCD là hình bình hành
AC cắt DB tại O
KL
a)AB=CD
b) ;
c) OA=OC;OB=OD
Chứng minh:sgk/91
HOẠT ĐỘNG 3: DẤU HIỆN NHẬN BIẾT(11’)
- Dựa vào định nghĩa cách nhận biết một tứ giác là hình bình hành
- Dựa vào các tính chất cách nhận biết một tứ giác là hình bình hành
- Giáo viên treo bảng phụ nhận biết một tứ giác là hình bình hành cho học sinh theo dõi, đọc 
- Chốt lại ý: Trong 5 dấu hiệu có 3 dấu hiệu về cạnh, 1 dấu hiệu về gó, 1 dấu hiệu về đường chéo.
- Dựa vào định nghĩa: tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
- Phát biểu các dấu hiệu dựa vào tính chất của hình bình hành
3. Dấu hiện nhận biết:
1. Tứ giác có các cạnh đối song song là HBH
2. Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là HBH
3. Tứ giác có 2 cạnh đối song song và bằng nhau là HBH
4. Tứ giác có các góc đối bằng nhau là HBH
5. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Hoạt động 4 : Củng cố tính chất ( 7 ph )
Cho học sinh làm ?3 (Hình vẽ ở bảng phụ)
- HS làm ?3
a/ ABCD là hình bình hành vì AB=CD và AD = BC ( dấu hiệu 2 )
b/ EFGH là hình bình hành vì và ( dấu hiệu 4)
? 3
	4 / Củng cố ( 3ph )
	- Nhắc lại định nghĩa , tính chất và các dấu hiệu nhận biết hình bình hành ?
	5 / Hướng dẫn về nhà ( 2 ph )
	- Học bài :định nghĩa , tính chất và các dấu hiệu nhận biết hình bình hành 
	BTVN : 43 , 44 , 45 , 46 SGK / 92

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_1_den_12_pham_thi_thao_quyen.doc