Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 1 đến 10 - Năm học 2012-2013

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 1 đến 10 - Năm học 2012-2013

HĐ 1 : Định nghĩa (15p)

GV cho HS nhắc lại định nghĩa tam giác

GV treo bảng phụ hình 1

? Tìm sự giống nhau của các hình trên.

GV giới thiệu : Mỗi hình a ; b ; c của hình 1 là một tứ giác.

GV treo bảng phụ hình 2 và giới thiệu không phải là tứ giác, vì sao ?? Vậy thế nào là một tứ giác ?

? Vì sao hình 2 không phải là một tứ giác ?

GV giới thiệu cách gọi tên tứ giác và các yếu tố đỉnh ; cạnh ; góc

GV cho HS làm bài ?1

GV giới thiệu hình 1a là hình tứ giác lồi

? Vậy tứ giác lồi là tứ giác như thế nào ?

GV : (chốt lại vấn đề bằng định nghĩa và nhấn mạnh) : Khi nói đến tứ giác mà không nói gì thêm, ta hiểu đó là tứ giác lồi

GV cho HS làm bài ?2 SGK

GV treo bảng phụ hình 3 cho HS suy đoán và trả lời GV ghi kết quả lên bảng

GV Chốt lại : Qua ?2 các em biết được các khái niệm 2 đỉnh kề, 2 cạnh kề, 2 đỉnh đối, 2 cạnh đối, góc kề, góc đối, đường chéo, điểm trong, điểm ngoài của tứ giác.

HĐ 2 : Tổng các góc của tứ giác : (10p)

GV : Ta đã biết tổng số đo 3 góc của một  ; bây giờ để tìm hiểu về số đo 4 góc của một tứ giác ta hãy làm bài ?3

a) Nhắc lại định lý về tổng ba góc của một tam giác ?

b) Hãy tính tổng :Â + = ?

? Vì sao ? Â + = 3600

GV : Tóm lại để có được kết luận trên ta phải vẽ thêm một đường chéo của tứ giác rồi sử dụng định lý tổng ba góc trong tam giác để chứng minh như các bạn đã giải

 

doc 16 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 1 đến 10 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HÌNH HỌC 8
CHƯƠNG I : TỨ GIÁC
Tiết 1 : § 1. TỨ GIÁC
Ngày soạn: 18/8/2012 Ngày dạy: 20/8/2012 Lớp : 8B; 8D
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: Học sinh nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.
* Kỹ năng: Biết vẽ , gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi.
 - Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản
* Thái độ: Cẩn thận trong hình vẽ, kiên trì trong suy luận
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên :- Các dụng cụ vẽ - đo đoạn thẳng và góc- Bảng phụ vẽ các hình 1, 2, 3, 4, 5 và hình 6
2. Học sinh : - Xem bài mới - thước thẳng - Các dụng cụ vẽ ; đo đoạn thẳng và góc
III. Tiến rình tiết dạy :
	1.Ổn định lớp : 	1’ Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ : 	(5’) Thay cho việc kiểm tra bài cũ, GV có thể :
- Nhắc lại sơ lược chương trình hình học 7
- Giới thiệu khái quát về chương trình hình học 8
- Giới thiệu sơ lược về nội dung chương trình I vào bài mới 
3. Bài mới :
HĐ 1 : Định nghĩa (15p)
GV cho HS nhắc lại định nghĩa tam giác
GV treo bảng phụ hình 1
? Tìm sự giống nhau của các hình trên.
GV giới thiệu : Mỗi hình a ; b ; c của hình 1 là một tứ giác.
GV treo bảng phụ hình 2 và giới thiệu không phải là tứ giác, vì sao ?? Vậy thế nào là một tứ giác ?
? Vì sao hình 2 không phải là một tứ giác ?
GV giới thiệu cách gọi tên tứ giác và các yếu tố đỉnh ; cạnh ; góc
GV cho HS làm bài ?1 
GV giới thiệu hình 1a là hình tứ giác lồi
? Vậy tứ giác lồi là tứ giác như thế nào ?
GV : (chốt lại vấn đề bằng định nghĩa và nhấn mạnh) : Khi nói đến tứ giác mà không nói gì thêm, ta hiểu đó là tứ giác lồi
GV cho HS làm bài ?2 SGK
GV treo bảng phụ hình 3 cho HS suy đoán và trả lời GV ghi kết quả lên bảng
GV Chốt lại : Qua ?2 các em biết được các khái niệm 2 đỉnh kề, 2 cạnh kề, 2 đỉnh đối, 2 cạnh đối, góc kề, góc đối, đường chéo, điểm trong, điểm ngoài của tứ giác. 
1. Định nghĩa :
a/ Tứ giác : 
Tứ giác ABCD là hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA. Trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng.
Tứ giác ABCD (BDCA, CDAB ...) có :
- Các điểm : A ; B ; C ; D là các đỉnh.
- Các đoạn thẳng AB ; BC ; CD ; DA là các cạnh
 Hình 1a
b) Tứ giác lồi : Là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác.
Chú ý : ( SGK) 
HĐ 2 : Tổng các góc của tứ giác : (10p)
GV : Ta đã biết tổng số đo 3 góc của một D ; bây giờ để tìm hiểu về số đo 4 góc của một tứ giác ta hãy làm bài ?3 
a) Nhắc lại định lý về tổng ba góc của một tam giác ?
b) Hãy tính tổng :Â + = ?
? Vì sao ? Â + = 3600
GV : Tóm lại để có được kết luận trên ta phải vẽ thêm một đường chéo của tứ giác rồi sử dụng định lý tổng ba góc trong tam giác để chứng minh như các bạn đã giải
2. Tổng các góc của tứ giác : 
Tứ giác ABCD có : Â + = 3600
Định lý : 
Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600
HĐ 3 : Củng cố : (13p)
- GV treo bảng phụ H5, H6 bài 1 SGK/66 
- Yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm 
- GV nhận xét ghi kết quả lên bảng phụ 
GV cho HS làm Bài tập 2 (66) SGK
GV giới thiệu các góc ngoài của tứ giác
GV treo bảng phụ hình 7a, b nhưng chưa vẽ góc ngoài
- Yêu cầu 2 HS lên bảng vẽ góc ngoài của tứ giác trên
GV : Cho HS trả lời kết quả hình 7a và giải thích vì sao GV gọi1HS lên bảng giải câu b.
GV có thể gợi ý.GV Nhận xét sửa sai nếu có và chốt lại :Â1 + = 3600
?Qua câu b em có nhận xét gì về tổng của tứ giác.GV cho HS kiểm tra lại khẳng định trên thông qua hình 7a
Hướng dẫn học ở nhà (2p)
 - Ôn lại các định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, định lý tổng các góc của tứ giác
- Về nhà làm bài tập 3, 4, 5 (67) SGK
- Chuẩn bị thước, ê ke
Bài 1 (66) : 
Kết quả hình 5 : a/ x = 500 ; b/ x = 900
 c/ x = 1150; d/ x = 750
Kết quả hình 6 : a/ x = 1000; b/ x = 360 
Bài 2 (66) : 
a) = 3600 - (Â + ); = 750
Â1 = 1800-750 =1050; = 1800 - 900 = 900
 = 1800 - 1200 = 600
b) Â1 = 1800 - Â; = 1800 - 
 = 1800 - ; = 1800 - 
Þ Â1++ + = 7200 - (Â + ) 
= 7200 - 3600 = 3600
Vậy : Tổng các góc ngoài của tứ giác bằng 3600
iV. Rút kinh nghiệm:
Tiết 2 : §2. HÌNH THANG
Ngày soạn: 18/8/2012 Ngày dạy: 23/8/2012 Lớp : 8B; 8D
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: - Nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang. Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, là hình thang vuông.
* Kỹ năng: - Biết vẽ hình thang, hình thang vuông. Biết tính số đo các góc của hình thang, của h.thang vuông.
- Biết sử dụng dụng cụ để kiểm tra một tứ giác là hình thang
- Biết linh hoạt khi nhận dạng hình thang ở vị trí khác nhau (hai đáy nằm ngang, hai đáy không nằm ngang) và ở các dạng đặc biệt (hai cạnh bên song song, hay đáy bằng nhau)
* Thái độ: Cẩn thận vẽ hình và nhận dạng hình thang.
II. Chuẩn bị : 
1. Giáo viên : - Bài soạn - SGK - Bảng phụ các hình vẽ 15 và 21
2. Học sinh : - Xem bài mới - thước thẳng - Thực hiện hướng dẫn tiết trước
III. Tiến trình tiết dạy :
	1.Ổn định lớp : 	1’ Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ : 	8’
HS1 : Nêu định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi - Giải bài 4 tr 67
Giải : Hình 9 : Dựng D biết độ dài ba cạnh 3cm ; 3cm ; 3,5 cm- Dựng 2 đường trên với bán kính 1,5cm, và 2cm
Hình 10 : - Dựng tam giác biết cạnh 2cm, góc 700 ; cạnh 4cm - Dựng 2 đường tròn với bán kính 1,5c ; 3cm
HS2 : 	- Nêu định lý tổng các góc của tam giác. Giải bài 3 tr 67
Giải :	
b) DABC =D ADC (c.c.c) Þ .Ta có:=3600-(1000 + 600)=2000 , Do đó =1000
* Đặt vấn đề : 2’ 
GV : Tứ giác ABCD sau đây có gì đặc biệt ? 
HS : Â + = 1800 nên AB // DC. GV cho lớp nhận xét.
 GV : Tứ giác ABCD như trên có AB // DC gọi là hình thang. 
Vậy thế nào là hình thang, làm thế nào để nhận biết 1 tứ giác là hình thang chúng ta sẽ nghiên cứu §2 
 3, Bài mới:
HĐ 1 : Định nghĩa(12p)
GV giới thiệu h thang như cách đặt vấn đề
?Tứ giác như thế nào được gọi là hình thang 
? Minh họa hình thang bằng ký hiệu
GV giới thiệu cạnh đáy, cạnh bên, đường cao của hình thang.
HS làm bài ?1 GV đưa bảng phụ H15
- Chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm một hình a ;b; c
GV gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 
Hỏi : có nhận xét gì về hai góc kề một cạnh bên của hình thang
1 Định nghĩa :
Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song
ABCD hình thang Û AB // CD
- AB và CD : Các cạnh đáy (hoặc đáy)
- AD và BC : Các cạnh bên
- AH : là một đường cao của hình thang.
HĐ 2 : Làm bài ?2 (10p)
GV treo bảng phụ H16 ; H17 SGK/70
GV gợi ý : Nối AC ; Chứng minh : 
D ABC = DCDA Þ đpcm.
?Rút ra nhận xét về hình thang có hai cạnh bên song song 
?Em nào có thể chứng minh câu bGV cũng gợi ý
? Em nào có thể rút ra nhận xét về hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau
HĐ 3 : Hình thang vuông(8p)
GV vẽ hình 18 tr 70 SGK lên bảng
? Hình thang ABCD có gì đặc biệt ?
GV : hình thang ABCD là hình thang vuông. Vậy thế nào là hình thang vuông ?
? Em hãy minh họa hình thang vuông bằng ký hiệu 
HĐ 4 : Củn g cố 
GV treo bảng phụ h 21 tr 71 của bài tập 7 
GV gọi 3 HS đứng tại chỗ lần lượt trả lời kết quả và giải thíchGV cho HS làm bài tập 8 tr 71 SGK
GV cho HS cả lớp làm ra nháp 
Gọi 1 HS lên bảng trình bày bài giải
GV cho HS khác nhận xét 
Hướng dẫn học ở nhà :
- Học thuộc lý thuyết vở ghi - tham khảo SGK
- Làm các bài tập : 6, 9, 10 tr 71 SGK
Nhận xét :
- Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên ấy bằng nhau ; hai cạnh đáy bằng nhau :AD // BC Þ
- Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và bằng nhau
AB = CD Þ 
2. Hình thang vuông :
Hình thang vuông là h thang có1góc vuông
ABCD là h.th.vgÛ AB // CD và AD ^ AB
Bài tập 7 tr 71 SGK :Kết quả : a) x = 1000 ; y = 1400
b) x = 700 ; y = 500 c) x = 900 ; y = 1150
Bài tập 8 tr 71 SGK :
Ta có : Â - = 200; Â + = 1800
Þ Â = 1000 ; = 800
Ta có :	; 	= 1800Þ = 1200 ; = 600
IV. Rút kinh nghiệm:
Tiết 3: §3. HÌNH THANG CÂN
Ngày soạn: 22/8/2012 Ngày dạy: 27/8/2012 Lớp : 8B; 8D
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: Nắm được định nghĩa, các tính chất của dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
* Kỹ năng: - Biết vẽ hình thang cân, biết sử dụng định nghĩa và tính chất của hình thang cân trong tính toán và chứng minh, biết chứng minh một tứ giác là hình thang cân.
* Thái độ: - Rèn luyện tính chính xác và cách lập luận chứng minh hình học. 
II. Chuẩn bị : 
Giáo viên : - Bài soạn - Bảng phụ đề bài và hình vẽ ? 2 
Học sinh : - Học bài và làm bài đầy đủ - dụng cụ học tập đầy đủ- Thực hiện hướng dẫn tiết trước
III. Tiến trình tiết dạy:
	1.Ổn định lớp : 	1’ Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ : 	8’
HS1 :	- Nêu định nghĩa hình thang, vẽ hình thang ABCD và nêu các yếu tố ?
HS2 : 	- Giải bài tập 6 tr 70 - 71 Sau khi kiểm tra ta có : tứ giác ABCD ; YKMN là hình thang.
* Đặt vấn đề : 	- Hình thang sau đây có gì đặc biệt ?
- HS : Hình thang ABCD có hai góc đáy bằng nhau. - GV : Hình thang ABCD như trên gọi là hình thang cân
- Thế nào là hình thang cân và hình thang cân có tính chất gì ? ® vào bài
3. Bài mới :
HĐ 1 : Định nghĩa (10p)
GV Cho làm bài ?1 ở phần đặt vấn đề 
?Thế nào là hình thang cân
? Minh họa bằng ký hiệu toán học
GV nhấn mạnh hai ý: - Hình thang
- Hai góc kề một đáy bằng nhau 
GV nêu chú ý SGK
- Cho HS làm bài ? 2 chia lớp thành 4 nhóm, giao mỗi nhóm một hình
- Gọi đại diện nhóm trả lời 
- GV cho cả lớp nhận xét và sửa sai. 
1. Định nghĩa :
Hình thang cân là hình thang có hai góc kế một đáy bằng nhau.
ABCD là hình thang
B 
A 
Û
	AB // CD
	 hoặc  = 
HĐ 2 : Tính chất : (10p)
GV cho HS đo độ dài hai cạnh bên của hình thang cân để phát hiện định lý
? Em nào phát biểu định lý ?
GV gợi ý cho HS chứng minh định lý
Xét hai trường hợp 
+ AD cắt BC ở 0
+ AD = BC
GV gọi 1 HS đứng tại chỗ nêu cách chứng minh
GV ghi bảng và sửa sai trường hợp 1
GV yêu cầu HS vẽ lại hình (AD // BC)
GV cho HS đọc chú ý trong SGK
? Trong hình thang ABCD dự đoán xem còn 2 đoạn thẳng nào bằng nhau nữa ?
GV cho HS đo để củng cố dự đoán : AC = DB
GV gọi HS nêu định lý 2
Gọi HS nêu GT, KL
Hỏi : Em nào có thể chứng minh được
(nếu không có GV có thể gợi ý c/m)
DADC = D BCD (c.g.c)
2. Tính chất :
Định lý : (SGK/72) 
Chứng minh
a) AB cắt BC ở 0 (AB < CD)
ABCD là hình thang. Nên ; Â1 = . Ta có : nên D 0CD cân Þ 0D = 0C	(1)
Ta có : Â1 = . Nên = Â2.(2) Do đó D 0AB cân Þ 0A = 0B	Từ (1) và (2) Þ 0D - 0A = 0C - 0B . Vậy : AD = BC
b) AD // BC Þ AD = BC
Chú ý : (SGK)
Định lý 2 : (SGK/73) 
Chứng minh: DADC và DBCD có CD là cạnh chung; 	(gt) ;AD = BC (gt)
Do đóDADC = D BCD (c.g.c). Suy ra AC = BD
HĐ 3 : Dấu hiệu nhận biết(10p)
GV cho HS làm bài ? 3 
GV có thể gợi ý dựng hai đường tròn tâm D và tâm C cùng bán kính
- Yêu cầu HS đo các góc của hình thang ABCD
?Trong hình thang độ dài2 đường chéo như nào
GV Yêu cầu HS phát biểu định lý 3
?Dựa vào định nghĩa và tính chất nào phát biểu được dấu hiệu hình thang cân 
3. Dấu hiệu nhận biết
? 3 (Hình dưới)
Định lý 3 :Hình thang có hai đườn ... trên sử dụng kiến thức cơ bản nào?
* HDVN: Ôn bài và làm bài tập 30; 31 SBT 
Bài 22 SGK/80
Hình vẽ 43 ta có: BE = ED (gt) và BM = MC (gt)
Nên EM là đường trung bình tam giác BDC (đ/n)
Suy ra : EM //DC (t/c)
Mà trong tam giác AEM lại có DE = DA (gt) và EM // DI nên AI = IM (đ/l về đường trung bình tam giác)
IV. Rút kinh nghiệm
Tiết 7 : § 4. ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA HÌNH THANG( TT)
Ngày soạn: 03/9/2012 Ngày dạy:13/9/2012 Lớp : 8B; 8C; 8D
I. Mục tiêu:
* Kiến thức:- Nắm được khái niệm đường trung bình của hình thang, định lý 3 và định lý 4 về đường trung bình của hình thang.
* Kỹ năng:- Biết vận dụng định lý để tính độ dài, chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai đoạn thẳng song song. Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
* Thái độ:- Rèn luyện cho HS tư duy logic qua việc xây dựng khái niệm đường trung bình của hình thang trên cơ sở khái niệm đường trung bình của tam giác.
II. Chuẩn bị : 
1. Giáo viên : - Bài soạn - SGK - Bảng phụ 
2. Học sinh : - Xem bài mới - thước thẳng
III. Tiến trình tiết dạy :
	1.Ổn định lớp : 	1’ Kiểm diện
 2. Bài mới :
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và tìm kiến thức mới (18p)
GV: Yêu cầu cả lớp làm trên phiếu học tập, thu và chấm một số HS .
Cho hình thang ABCD ( AB// CD), gọi E là trung điểm của AD, vẽ tia Ex // DC cắt AC 
ở I, cắt BC ở F. I có phải là trung điểm của đường chéo AC? F có phải là trung điểm của BC không? Vì sao? 
GV: Dựa vào những kiến thức của HS, GV bổ sung, khái quát, phát biểu thành định lý.
-EF gọi là đường trung bình của hình thang
? Vậy thế nào làđường trung bình của hình thang.
E là trung điểm của AD và Ex // DC nên đi qua trung điểm I của AC và Ix// AB nên Ix đi qua trung điểm F của BC. (Định lý)
1. Định lí 3 : (sgk/78).
* Định nghĩa : (SGK/78)
Hoạt động 2: Tìm kiếm kiến thức mới(10p)
GV: Xét hình thang ABCD, hãy đo độ dài đường trung bình của hình thang và độ dài tổng hai đáy của hình thang rồi so sánh chúng? Kết luận được rút ra?
GV: Chứng minh hoàn chỉnh định lý đó?
2. Định lí 4 (SGK/78)
GT
ABCD là hình thang 
( AB//CD)
EA = ED; FB = FC
KL
EF // AB // CD
Hoạt đông 3: Củng cố(10p)
GV: HS xem hình vẽ ở bảng. Hãy nêu giả thiết bài toán và tính độ dài x?
Hướng dẫn bài tập ở nhà(5p)
Bài tập 26: x= ? x+y = ? Suy ra y= ? 
Bài tập 27: EK đối với DC?
KF đối với AB?
EK +KF đối với EF?
Bài tập :BE là đường trung bình của hình thg ACFD Do đó ( 24 + x) : 2 = 32, từ đó suy ra x= 64 - 24 = 40 (cm)
IV. Rút kinh nghiệm
Tiết 8 : LUYỆN TẬP
Ngày soạn: 10/9/2012 Ngày dạy:17/9/2012 Lớp : 8B; 8C; 8D
I/ Mục tiêu :
* Kiến thức: HS vận dụng thành thạo định lý đường trung bình của hình thang để giải quyết được những bài tập từ đơn giản đến hơi khó.
* Kỹ năng: Rèn luyện cho HS nhận dạng đường trung bình của tam giác.
* Thái độ: Giáo dục tính thực tiễn toán học
II. Chuẩn bị : 
1. Giáo viên : - Bài soạn - SGK - Bảng phụ 
2. Học sinh : - Thước thẳng - Thực hiện hướng dẫn tiết trước
III/ Tiến trình tiết dạy học :
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(7p)
GV: Kiểm tra bài tập HS làm ở nhà. Một HS làm bài tập ở bảng( GV có thể vẽ sẵn hình ở bảng phụ)
? C/m tứ giác ABFE, CDHG là hình thang.
GV: Yêu cầu vài HS nhắc lại tính chất đường trung bình của hình thang, sửa sai cho HS và hoàn chỉnh chứng minh.
Do CD là đường trung bình của hthg ABFE.
Do đó x= (AB+ EF) :2 = (8+ 16) :2 =12 cm 
Do EF là đường trung bình của hthg CDHG
Nên EF=(CD+GH):2 Suy ra y=32 -12=20 cm
Hoạt động 2: Luyện Tập:(15p)
Bài tập 27 SGK
 ( Đây là một bài tập GV đã cho HS chuẩn bị ở nhà).Yêu cầu HS trả lời các câ hỏi mà GV yêu cầu:
So sánh EK và DC? KF và AB? So sánh EF với EK+ EF? Kết luận được rút ra khi so EF với AB + CD? (Khi nào xảy ra dấu = ) 
GV chuẩn bị bài giải hoàn chỉnh trên bảng phụ 
Yêu cầu HS nêu bài toán đầy đủ cả thuận và đảo ? Làm hoàn chỉnh vào vở bài tập ở nhà.
Bài tập 27 SGK“ EF là độ dài đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh đối diện AD và BC của của tứ giác ABCD, chứng minh rằng:
EF , dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi ABCD là hình thang( AB // CD)
Hoạt động 3: Củng cố tính chất đường trung bình (15p) hình thang bài toán mở tìm kiến thức mới. GV: ( Bài tập 28 sgk)Yêu cầu HS trảlời các câu hỏi để rèn phương pháp phân tích đi lên : Để chứng minh AK = KC ta cần chứng minh điều gì? ( Hướng dẫn HS phân tích đi lên..) AB = 6 cm, CD = 10 cm, tính độ dài các đoạn thẳng EI, KF, IK.
So sánh độ dài đoạn thẳng IK với độ dài đoạn thẳng IK với hiệu của hia đáy hình thang ABCD?
Chứng minh?
GV: Có thể nêu bài toán hoàn chỉnh có đủ cả phần thuận và đảo( yêu cầu HS nêu, GV hướng dẫn để có kết luận đúng, phần đảo xem như bài toán nâng cao ở nhà).
Bài tập 28 SGK
CM :EF là đường trung bình của hình thang ABCD nên EF // DC. Xét DADC có :E là trung điểm AD (gt) và EF // CDÞ K là trung điểm ACÞ (1) Tương tự : (2). Mà (3) 
và EF = EK + IF - IK (4). Từ (1) ; (2) ; (3) ; (4) suy ra :
Hoạt động 4: Củng cố(7p)
Cho tam giác ABC, các đường trung tuyến BD, CE cắt nhau ở G, gọi I, K lần lượt là trung điểm của GB, GC. Chứng minh DE //IK và DE = IK.
GV: Thu và chấm một số bài, sửa sai cho HS ( Nếu có), củng cố vận dụng tính chấtđường trung bình của tam giác trong chứng minh.
HDVN:((1p)
 Làm bài tập 37 ; 38; 39 SBT/64.
Bài tập củng cố :
Bài giải :
IK // BC va IK = BC/2( đtb tam giác GBC)
ED// BC va ED = BC/2( đtb tam giác ABC)
Suy ra ED // IK và ED= IK.
IV. Rút kinh nghiệm
Tiết 9 : § 6 : ĐỐI XỨNG TRỤC
Ngày soạn: 10/9/2012 Ngày dạy:20/9/2012 Lớp : 8B; 8C; 8D
I. Mục tiêu :
* Kiến thức: Học sinh nắm chắc định nghĩa tính chất hai điểm đối xứng vơi nhau qua một trục.
* Kỹ năng: Nhận biết hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một trục. H.t.cân là hình có trục đối xứng. - Biết dựng các hình đối xứng với nhau qua một trục.
* Thái độ: Thấy được tính thực tiễn của toán học.
II. Chuẩn bị : 
1. Giáo viên : Thước và compa để dựng hình.
2. Học sinh : Chuẩn bị thước và compa để dựng hình.
III. Tiến trình tiết dạy :
	1.Ổn định lớp : 	1p Kiểm diện
 2. Bài mới :
Hoạt động 1: Kiểm Tra Bài Cũ(7p)
GV: Yêu cầu HS nêu định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng?
Từ đó GV giới thiệu khái niệm hai hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng.
GV: Nếu điểm M nằm trên trục đối xứng d, thì điểm xứng với điểm M là điểm nào?
GV: Khẳng định, ghi bảng
1/ Hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng: Định nghĩa : (SGK/84) 
Chú ý : Nếu điểm M nằm trên trục đối xứng thì điểm đối xứng của M chính là M
Hoạt động 2: Củng cố khái niệm, rèn kỹ năng vẽ điểm đối xứng qua một trục(10p)
- GV: Cho đoạn thẳng AC và một đường thẳng d.
Hãy vẽ hình đối xứng của điểm A, C qua d?
-Lấy một điểm B bất kỳ thuộc đoạn thẳng AC, vẽ điểm đối xứng của điểm B qua d.
- Có nhận xét gì về các điểm đối xứng của A, B, C?
- Kiểm tra sự nhận xét bằng thước thẳng.
- GV qua hình ảnh của hai đoạn thẳng AC và A’C’ ta gọi hai đoạn thẳng đó là hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng.
Bài tập 
Nếu A, B, C thẳng hàng thì các điểm đối xứng của các điểm đó qua một đường thẳng cũng thẳng hàng.
Hoạt động 3: Hai Hình Đối Xứng Nhau Qua Một Đường Thẳng(7p)
GV : Vẽ hai tam giác đối xứng với nhau qua một trục.
Nhận xét gì về hai tam giác đối xứng qua một trục? ( Bằng trực quan hay đo đạc)
Phần chứng minh xem như bài tập về nhà.
Hoạt động 4 :Hình Có Trục Đối Xứng (10p)
- HS thực hiện ?3 để hình thành khái niệm hình có trục đối xứng 
- HS trả lời miệng bài ?4
- Dùng tranh vẽ sẵn, hay dùng tấm bìa mềm ,vẽ hình trên tấm bìa đó , gấp hình để tìm trục đối xứng 
- GV gấp tấm bìa hính thang cân ABCD (AB//CD)sao cho A trùng B, D trùng C. Lưu ý để HS thấy nếp gấp đi qua trung điểm 2 đáy của hình thang.
?Nhận xét vị trí của 2 phần tấm bìa sau gấp 
* Củng cố : (7p)
Tìm các hình có trục đối xứng bái tập 37 SGK/87. 
* Hướng dẫn về nhà : (2p)
- On bài và làm bài 36; 38; 39; 40.SGK/87; 88 để tiết sau luyện tập
2/ Hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng : 
* Định nghĩa: (SGK/85)
* Nhận xét: (SGK/85) 
3/ Hình có trục đối xứng :
A đối xứng với chính nó.B đối xứng với C qua AH, H đối xứng với chính nó.
Mọi điểm của tam giác ABC đối xứng qua AH đều nằm trên tam giác đó.
* Định nghĩa: (SGK/86)
- Chữ A có 1 trục đối xứng .
-Tam giác đều có 3 trục đối xứng. 
-Đường tròn có vô số trục đối xứng. 
* Định lý: (SGK/87) 
.
IV. Rút kinh nghiệm
Tiết 10 : LUYỆN TẬP
Ngày soạn: 10/9/2012 Ngày dạy:24/9/2012 Lớp : 8B; 8C; 8D
I. Mục tiêu
* Kiến thức: Củng cố kiến thức về hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng , về hình có trục đối xứng
* Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng vẽ hình đối xứng của một hình qua một trục đối xứng
- Kỹ năng nhận biết hai hình đối xứng nhau qua một trục, hình có trục đối xứng trong thực tế cuộc sống.
* Thái độ: Giáo dục tính thực tiễn toán học
II. Chuẩn bị : 
1. Giáo viên : Bài soạn - Compa- Bảng phụ
2. Học sinh :-Học bài và làm bài đầy đủ,dụng cụ học tập đầy đủ.Thực hiện hướng dẫn tiết trước 
III. Tiến trình tiết dạy :
	1.Ổn định lớp : 	1p Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ : 	7p
HS1 :- Nêu định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua 1 đường thẳngVẽ hình đối xứng của D ABC qua đthẳng d. 
HS2 : -Chữa Bài 37 tr 87 SGK: Hình a : có 2 trục đối xứng.Hình b ; c ; d ; e ; i mỗi hình có một trục đối xứng
 Hình g : Có 5 trục đối xứng Hình h : không có trục đối xứng
3. Bài mới : 
B
x
Luyện tập :
Bài 36 tr 87 SGK
 (10p)
0
y
A
C
Bài 36 tr 87 SGK
a,0x là đường trung trực AB : Þ 0A = 0B; 0y là đường trung trực của AC : Þ 0A = 0C 
Þ 0B = 0C (= 0A)
b) DA0B cân tại 0 Þ Ô1 = Ô2 = Þ AÔB = 2Ô2 ; DA0C cân tại 0 Þ Ô3 = Ô4 = Þ AÔC = 2Ô3, mà AÔB + AÔC = 2 (Ô2 + Ô3) = 2(xÔy) ; BÔC = 2 . 500 = 1000
Bài 39 tr 88 SGK(10p)
GV đọc to đề, ngắt từng ý, yêu cầu HS vẽ hình theo lời GV đọc
? Hãy phát hiện trên hình vẽ những cặp đoạn thẳng bằng nhau. Giải thích ?
? AD + DB = ? AE + EB = ?
? Tại sao AD + DB lại nhỏ hơn AE + EB 
?Áp dụng kết quả câu a, hãy trả lời câu hỏi b ?
Bài 39 tr 88 SGK
Chứng minh- Vì A đối xứng với C qua d nên d là trung trực của AC Þ AD = CD, AE = EC (1); DCEB có :CB < CE + EB (bất đẳng thức trong tam giác)Mà CB = CD + DBÞ CD + BD < EC + EB (2)
Từ (1) và (2) Þ AD + BD < AE + EB
b) Con đường ngắn nhất mà bạn Trí nên đi là con đường A ® D ® B 
Bài 40 tr 88 SGK:(7p)
GV treo bảng phụ với hình vẽ 61.GV yêu cầu HS quan sát, mô tả từng biển báo giao thông và quy định luật giao thông. Biển nào có trục đối xứng ?
Bài 40 tr 88 SGK
Hình : a, b, d mỗi hình có 1 trục đối xứng
Biển c : không có trục đối xứng nào ?
Bài 35 tr 87 SGK :(8p)
GV phát phiếu học tập cho HS, mỗi em 1 phiếu có hình 58
Yêu cầu HS vẽ nhanh, vẽ đúng và đẹp
GV thu 10 bài đầu tiênđánh giá nhận xét
Hướng dẫn học ở nhà :(2p)
- Cần ôn kỹ lý thuyết của bài đối xứng trục
- Làm bài tập : 60 ; 62 ; 64 ; 65 tr 66 - 67 SGK
- Đọc mục : Có thể em chưa biết tr 89
Bài 35 tr 87 SGK :
IV. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao anHinh 8Tiet 110.doc