Giáo án Hinh học lớp 8 - Tiết 1, 2

Giáo án Hinh học lớp 8 - Tiết 1, 2

 A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức : HS nắm đựơc các định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.

- Kĩ năng : + HS biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của tứ giác lồi.

 + HS biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tính huống đơn giản.

- Thái độ : Rèn tính cẩn thận chính xác.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 - GV: Thước thẳng , bảng phụ.

- HS : SGK, thước thẳng.

 

doc 5 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 1050Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hinh học lớp 8 - Tiết 1, 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng: 26/08/2009
Chương I : tứ giác
 Tiết 1: Tứ giác
 A. mục tiêu:
- Kiến thức : HS nắm đựơc các định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.
- Kĩ năng : + HS biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của tứ giác lồi.
 + HS biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tính huống đơn giản.
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận chính xác.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
 - GV: Thước thẳng , bảng phụ.
- HS : SGK, thước thẳng.
C. Tiến trình dạy học: 
1. Tổ chức: 8A.................................................................
 8B..
 8C.
2, Kiểm tra: 
- GV giới thiệu chương I:
 Nghiên cứu tiếp về tứ giác, đa giác.
- Chương I cho ta hiểu về các khái niệm, tính chất của khái niệm, nhận biết các dạng hình.
3.Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
- GV đưa H1 và H2 SGK tr64 lên bảng phụ.
- Mỗi hình đã cho gồm mấy đoạn thẳng ? Đọc tên chúng.
- Các đoạn thẳng ở H1 a, b, c có đặc điểm gì ?
- GV: Mỗi hình đó là một tứ giác ABCD.
- Nêu định nghĩa tứ giác ABCD.
- Yêu cầu mỗi HS 2 tứ giác vào vở và đặt tên, gọi 1 HS lên bảng.
- Từ định nghĩa cho biết H1d có phải là tứ giác không ?
- GV giới thiệu các cách gọi tên tứ giác ABCD ; BCDA...
- A, B, C, D là các đỉnh.
- AB , BC , CD, DA là các cạnh.
- Yêu cầu HS làm ?1 SGK.
- GV giới thiệu Tứ giác H1a là tứ giác lồi.
- Thế nào là tứ giác lồi ?
- GV nhấn mạnh định nghĩa và chú ý SGK.
- Cho HS làm ?2.
- GV đưa ra các định nghĩa: Đỉnh kề, đối, cạnh kề, cạnh đối.
Hoạt động của học sinh
1. Định nghĩa:
- Đều gồm 4 đoạn thẳng AB , BC , CD, DA "khép kín" . Trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên 1 đường thẳng.
- Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kì 2 đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên 1 đường thẳng.
- H1d không phải là tứ giác vì 2 đoạn thẳng BC và CD cùng nằm trên 1 đường thẳng.
?1- Tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh của nó :
 H1a.
- HS trả lời theo SGK đ/n.
?2.
a) Hai đỉnh kề nhau: A và B ; B và C ... Hai đỉnh đối nhau: A và C, B và D.
b) Đường chéo: AC , BD.
c) Hai cạnh kề nhau: AB và BC, ... BC và CD, CD và AD.
Hai cạnh đối nhau: AB và CD, AD và BC.
d) Góc : Â ; B ; C ; D.
2 góc đối nhau: Â và C ; B và D.
e) Điểm nằm trong tứ giác: M , P.
 Điểm nằm ngoài tứ giác: Q , N.
GV y/c HS làm ?3
- Tổng các góc trong 1 D bằng bao nhiêu độ?
- Vậy tổng các góc trong 1 tứ giác có thể bằng bao nhiêu độ ? Giải thích ?
- Nêu định lí về tổng các góc của 1 tứ giác dưới dạng GT, KL.
- Đây là định lí nêu lên tính chất về góc của một tứ giác.
- Nối BD ị nhận xét ?
2. Tổng các góc của một tứ giác 
- 1800.
- Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600 vì vẽ đường chéo AC có 2 D:
 DABC có : Â1 + + = 1800.
 D ADC có: Â2 + + = 1800.
Nên tứ giác ABCD có:
 Â1 + Â2 + + + + = 1800.
Hay : Â + B + + = 1800.
GT
Tứ giác ABCD.
KL
 + B + + = 1800.
- Hai đường chéo của tứ giác cắt nhau.
Bài 1 .
- GV: Bốn góc của một tứ giác có thể đều nhọn hoặc đều tù, hoặc đều vuông không ?
- Yêu cầu HS làm bài tập 2.
- GV: Định nghĩa tứ giác ABCD. Thế nào gọi là tứ giác lồi ? Định lí về tổng các góc của tứ giác.
Luyện tập - củng cố
HS trả lời miệng bài tập 1 .
 Bài 1:
a) x = 3600 - (1100 + 1200 + 800) = 500.
b) x = 3600 - (900 + 900 + 900) = 900.
c) x = 1150.
d) x = 750.
- HS làm bài tập 2.
- 1 HS lên bảng làm.
Bài 2:
Tg ABCD có Â + B + C + D = 3600.
(Theo đ/l tổng các góc của tứ giác).
Thay số:
 750 + 900 + 1200 + D = 3600.
D = 3600 - 2850
D = 750.
HS nhận xét bài làm của bạn.
4.Hướng dẫn về nhà :
- Học thuộc các định nghĩa, định lí trong bài.
- CM được định lí tổng các góc của một tứ giác.
- Làm bài tập 2, 3, 4, 5 ; 2, 9 .
Giảng: 29/08/3009
Tiết 2: hình thang
A. mục tiêu:
- Kiến thức : + HS nắm đựơc định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang.
 + HS biết cách chứng minh 1 tứ giác là hình thang, hình thang vuông.
- Kĩ năng : + HS biết vẽ hình thang, hình thang vuông. Biết tính số đo các góc của hính thang, hình thang vuông.
 + HS biết sử dụng dụng cụ để kiểm tra 1 tứ giác là hình thang. Rèn tư duy linh hoạt trong nhận dạng hình thang.
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận chính xác.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
 - GV: Thước thẳng , bảng phụ, ê ke.
- HS : Thước thẳng, bảng phụ, ê ke.
C. Tiến trình dạy học: 
1. Tổ chức : 8A
 8B..
 8C
2. Kiẻm tra: 
HS1: 1) Định nghĩa tứ giác ABCD.
 2) Tứ giác lồi là tứ giác như thế nào ? Vẽ tứ giác lồi ABCD, chỉ ra các yếu tố của nó.
HS2: 1) Phát biểu định lí về tổng các góc của một tứ giác.
 2) Cho hình vẽ: Tứ giác ABCD có gì đặc biệt ? Giải thích ? Tính góc C của tứ giác ABCD.
 Hai HS lên bảng.
Tứ giác ABCD có cạnh AB song song với cạnh DC (vì Â và D ở vị trí trong cùng phía mà Â + D = 1800.
 + AB // CD (c/m trên)
ị C = B = 500 (2 góc đồng vị).
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
- Tứ giác ABCD có AB // CD là 1 hình thang. Vậy thế nào là hình thang ị bài mới.
- Yêu cầu HS xem định nghĩa SGK.
- GV vẽ hình, hướng dẫn HS cách vẽ.
Hình thang ABCD (AB // CD).
AB, CD là cạnh đáy.
BC , AD: cạnh bên, đoạn thẳng AH là 1 đường cao.
- Yêu cầu HS làm ?1.
(bảng phụ)
- Yêu cầu HS làm ?2 theo nhóm.
 Nửa lớp làm phần a.
 Nửa lớp làm phần b.
b)
GT
ht ABCD ,AB = CD
KL
AD // BC, AD = BC.
Chứng minh:
Nối AC. Xét D ADC và D CBA có:
AB = DC (gt)
Â1 = (2 góc so le trong do AD // BC)
Cạnh AC chung.
ị D DAC = D BCA (c.g.c).
ị Â2 = (2 góc tương ứng).
ị AD // BC (vì có hai góc so le trong bằng nhau)
- Yêu cầu HS đọc nhận xét SGK.
Hoạt động của học sinh
1. Định nghĩa:
- HS vẽ hình theo (SGK) hướng dẫn của GV.
HS: làm ?1
a) Tứ giác ABCD là hình thang vì có BC // AD (do 2 góc ở vị trí so le trong bằng nhau).
Tứ giác EFGH là hình thang vì có 
EH // FG (do có 2 góc trong cùng phía bù nhau).
- Tứ giác INKM không phải là hình thang.
b) 2 góc kề 1 cạnh bên của hình thang bù nhau vì đó là 2 góc trong cùng phía của 2 đường thẳng song song.
HS làm ?2
a) 
GT 
ht ABCD, AB // DC, AD // BC
KL
AD = BC, AB = CD
Chứng minh:
Nối AC. Xét D ADC và D CBA có:
Â1 = (2 góc SLT do AD // BC) (gt).
Cạnh AC chung.
Â2 = (2 SLT do AB // CD) (gt).
ị D ADC = D CBA (g.c.g)
ị AD = BC
 BA = CD (hai cạnh tương ứng).
HS đọc nhận xét SGK
- Hãy vẽ 1 hình thang có 1 góc vuông và đặt tên cho hình thang đó.
- Hình thang vừa vẽ là hình thang gì ?
- Thế nào là hình thang vuông ?
- Vậy để chứng minh 1 tứ giác là hình thang ta cần chứng minh điều gì ? Hình thang vuông cần chứng minh điều gì ?
(NP // MQ và = 900)
2. Hình thang vuông 
- HS vẽ hình vào vở. Một HS lên bảng vẽ.
- HS nêu định nghĩa hình thang vuông.
- Chứng minh tứ giác đó có hai cạnh đối song song.
- Cần chứng minh tứ giác có hai cạnh đối song song và có một góc bằng 900.
 Bài 6 .
- GV gợi ý: Vẽ thêm 1 đt ^ với cạnh có thể là đáy của hình thang rồi dùng ê ke để kiểm tra.
 Bài 7 .
- Y/c HS quan sát hình vẽ, đề bài SGK
Luyện tập 
Bài 6:
- Tứ giác ABCD ở 20a và INMK ở 20c là hình thang.
- Tứ giác EFGH không phải là hình thang.
Bài 7:
ABCD là hình thang đáy AB ; CD 
ị AB // CD.
ị x + 800 = 1800
 y + 400 = 1800 (2 góc trong cùng phía).
ị x = 1000 ; y = 1400.
4.Hướng dẫn về nhà (2 ph)
- Nắm vững định nghĩa hình thang. Ôn định nghĩa và tính chất của tam giác cân.
- BTVN: 7 (b,c), 8, 9 . Và 11 , 12, 19 .
Xem trước bài "Hình thang cân".

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh8t1,2.doc