Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương IV: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều - Nguyễn Thế Hiếu

Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương IV: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều - Nguyễn Thế Hiếu

A/ MỤC TIÊU:

 -Kiến thức: HS hiểu, biết được khái niệm hình hộp chữ nhật và đường thẳng, hai đường thẳng song song trong không gian.

 -Kỹ năng: HS nắm được các yếu tố của hình hộp chữ nhật, biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật.

 -Thái độ: Rèn kỹ năng vận dụng lý thuyết vào giải BT cho HS

B/ CHUẨN BỊ:

- Sách giáo khoa, sách tham khảo, bảng phụ.

C/PPDH: Gợi mở ,vấn đáp thuyết trình ,hoạt động nhóm

D/ TIÊN TRÌNH TIẾT DẠY:

1/ Tổ chức lớp học:

2/ Kiểm tra bài cũ:

 - Lồng vào bài mới

3/ Giải bài mới:

 

doc 28 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương IV: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều - Nguyễn Thế Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương iv: hình lăng trụ đứng. hình chóp đều
Ngày soạn: 1/4/2011
Ngày giảng:../4/2011
Tiết 56: hình hộp chữ nhật
a/ mục tiêu:
	-Kiến thức: HS hiểu, biết được khái niệm hình hộp chữ nhật và đường thẳng, hai đường thẳng song song trong không gian.
	-Kỹ năng: HS nắm được các yếu tố của hình hộp chữ nhật, biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật.
	-Thái độ: Rèn kỹ năng vận dụng lý thuyết vào giải BT cho HS 
b/ chuẩn bị:
- Sách giáo khoa, sách tham khảo, bảng phụ.
C/PPDH: Gợi mở ,vấn đáp thuyết trình ,hoạt động nhóm
D/ tiên trình tiết dạy:
1/ Tổ chức lớp học:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
	- Lồng vào bài mới
3/ Giải bài mới:
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: 1. Hình hộp chữ nhật
GV: Treo bảng phụ hình 69 SGK và nêu khái niệm hình hộp chữ nhật.
GV: Yêu cầu HS quan sát mô hình hình hộp chữ nhật và cho bết đâu là đỉnh, mặt , cạnh ?
GV: Nêu khái niệm hai mặt đối diện, các mặt đáy, các mặt bên.
GV: Nếu các cạnh của hình hộp chữ nhật bằng nhau thì đó là hình lập phương. Vậy thế nào là hình lập phương ?
GV: Gọi HS lấy ví dụ về hình hộp chữ nhật 
SH: Quan sát và nhận dạng hình hộp chữ nhật.
Hình hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình chữ nhật.
Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, 8 đỉnh và 12 cạnh.
HS: Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình vuông.
HS: Lấy ví dụ về hình hộp chữ nhật.
Hoạt động 2: Mặt phẳng và đường thẳng.
GV: Treo bảng phụ hình 71, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu ?1
Kể tên các mặt, các đỉnh và các cạnh của hình hộp chữ nhật?
HS: Quan sát hình vẽ và trả lời ?1
Các mặt của hình hộp chữ nhật là:
ABCD, ABB’A’, BCC’B’, CDD’C’, ADD’A’, A’B’C’D’.
Các đỉnh của hình hộp chữ nhật là:
A, B, C, D, A’, B’, C’, D’.
Các cạnh của hình hộp chữ nhật là:
- AB, AC, AD, BC, BB’, CD, CC’, DD’, A’B’, A’D’, C’D’, B’C’.
Hoạt động3 : Luyện tập .
GV: Treo bảng phụ hình 72, yêu cầu HS quan sát và tìm những cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật ABCDMNPQ ?
HS: Quan sát và tìm những cạnh bằng nhau.
Ta có : AB = DC = QP = MN
 AD = MQ = BC = NP
4/ Củng cố:
Hoạt động 4: Giải BT 2 (SGK - Tr 99) 
Hoạt động 5:Giải BT 3 (SGK - Tr 99)
Hoạt động 6:Giải BT 4 (SGK - Tr 99)
5/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà
	- Vận dụng giải BT1-4 (SBT – Tr 76)
	- Vận dụng giải BT 121-127 (NSVĐPT)
Ngày.thángnăm 2011
Tổ trưởng kí duyệt
Ngày soạn:../4/2011
Ngày giảng:/4/2011
Tiết 57: hình hộp chữ nhật (tiếp theo)
A/ mục tiêu:
	-Kiến thức: - HS nắm được dấu hiệu về hai đường thẳng song song.
	- Bằng hình ảnh cụ thể, HS bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song.
	- Nhớ lại và áp dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
	-Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận dụng lý thuyết vào giải BT cho HS
	- Thái độ: Rèn luyện tư duy cho HS 
B/ chuẩn bị:
- Sách giáo khoa, sách tham khảo, bảng phụ.
C/ PPDH: Gợi mở ,vấn đáp thuyết trình ,hoạt động nhóm
D/ tiết dạy trên lớp:
1/ Tổ chức lớp học:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động 1: Giải BT 2 (SGK - Tr 99) 
Hoạt động 2: Giải BT 5 (SGK - Tr 99) 
GV: - Em hãy nhắc lại khái niệm hai đường thẳng song song trong hình học phẳng?
3/ Bài mới:
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
Hoạt động 3: 2. Hai đường thẳng song song trong không gian
GV: Treo bảng phụ hình vẽ 75 SGK, yêu cầu HS quan sát và kể tên các mặt của hình hộp chữ nhật ?
GV – BB’ và AA’ có cùng nằm trong một mặt phẳng hay không?
 - BB’ và AA’ có điểm chung hay không ?
GV: Từ trả lời của HS nêu khái niệm hai đường thẳng song song trong không gian. 
GV: Gọi HS lấy ví dụ hình ảnh hai đường thẳng song song ngay xung quanh ?
HS: Trả lời câu ?1
Các mặt của hình hộp chữ nhật ABCDA’B’C’D’ là:
ABCD, ADD’A’, ABB’A’, BCC’B’, CDD’C’, A’B’C’D’
HS: Đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
BB’ và AA’ cùng nằm trong một mặt phẳng.
BB’ và AA’ không có điểm chung.
HS: Đứng tại chỗ lấy ví dụ.
Hoạt động 4: 1. Quan hệ của hai đường thẳng trong không gian
GV: Treo bảng phụ hình vẽ 76 SGK và nêu các quan hệ của các đường thẳng trong không gian.
Hai đường thẳng DC’ và CC’ có quan hệ gì?
Hai đường thẳng AA’ và DD’ có quan hệ gì?
Hai đường thẳng AD và D’C’ có quan hệ gì?
HS: Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi.
a, Hai đường thẳng DC’ và CC’ cắt nhau ở C’
b, Hai đường thẳng AA’ và DD’ song song với nhau
c, Hai đường thẳng AD và D’C’ không cùng nằm trên một mặt phẳng.
Hoạt động 5: 2. Đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song
GV: Giáo viên vẽ hình 77 SGK, yêu cầu HS quan sát và trả lời ?2
AB có song song với A’B’ hay không ? vì sao?
AB có nằm trong mặt phẳng(A’B’C’D') hay không?
GV: Nêu khái niệm đường thẳng song song với mặt phẳng.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm và trả lời ?3 
GV: Nêu ví dụ SGK
GV: Trên hình 78 SGK còn có những cặp mặt phẳng nào song song với nhau ?
GV: Nêu nhận xét SGK.
HS: Trả lời ?2
- AB//A’B’ (vì cùng nằm trong một mặt phẳng và không có điểm chung)
-AB không thuộc mặt phẳng(A’B’C’D’)
HS: Hoạt động nhóm và trả lời ?3.
HS: Tìm những cặp mặt phẳng song song với nhau ở hình 78.
4/ Củng cố:
Hoạt động 6: Giải BT 6 (SGK - Tr 100) 
Hoạt động 7: Giải BT 9 (SGK - Tr 100-101) 
5/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà
	- Học bài- Làm bài trong SBT
	- Vận dụng giải BT 5-8 (SBT – Tr 77)
	- Vận dụng giải BT 128-133 (NSVĐPT – Tr 38)
............................................................................................................
Soạn::/4/2011
Giảng:../4/2011
Tiết 58: thể tích hình hộp chữ nhật
A/ mục tiêu:
	- Giúp HS biết cách tính thể tích hình hộp chữ nhật và nắm được khái niệm đường thẳng vuông góc với mặt phẳng và hai mặt phẳng vuông góc.
	- HS nắm được công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật, biết vận dụng công thức vào tính toán.
	- Rèn kỹ năng giải BT cho HS 
B/ chuẩn bị:
- Sách giáo khoa, sách tham khảo, mô hình, bảng phụ.
C/ PPDH: Gợi mở ,vấn đáp thuyết trình ,hoạt động nhóm
D/ tiết dạy trên lớp:
1/ Tổ chức lớp học:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động 1: Giải BT 8 (SGK - Tr 100) 
3/ Giải bài mới:
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
Hoạt động 2:1.Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc
GV: Treo bảng phụ hình vẽ 84 SGK
A’A có vuông góc với AD hay không? vì sao?
A’A có vuông góc với AB hay không? vì sao?
GV: Nêu khái niệm đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.
GV: Nêu nhận xét(SGK)
GV: Tìm trên hình 84 các đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (ABCD)?
Đường thẳng AB có nằm trong mặt phẳng (ABCD) hay không? Vì sao?
Đường thẳng AB có vuông góc với mặt phẳng (ABCD) hay không? Vì sao?
GV: Tìm trên hình 84 các mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng (A’B’C’D’)? 
GV: Nêu khái niệm mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng.
HS: Quan sát hình vẽ và trả lời ?1.
A’A vuông góc với AD.
A’A vuông góc với AB.
A’A vuông góc với mặt phẳng (ABCD)
HS: Đọc nhận xét (SGK – Tr 101)
HS: Trả lời câu hỏi 2 (SGK - Tr 102)
HS: Trả lời câu hỏi 3 (SGK - Tr 102)
Hoạt động 3: 2. Thể tích hình hộp chữ nhật
GV: Cho HS đọc nghiên cứu SGK(5 phút)
GV: Treo bảng phụ hình vẽ 86 SGK
xếp theo cạnh 10 thì có bao nhiêu hình lập phương đơn vị?
GV: Công nhận và đưa ra công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
GV: Thể tích của hình lập phương?
GV: Ví dụ SGK.
HS: Đọc nghiên cứu SGK.
HS: Trả lời câu hỏi
 V = a.b.c
 V = a3 
HS: Xem VD (SGK – Tr 103)
4/ Củng cố:
Hoạt động 4: Giải BT 11 (SGK - Tr 104) 
Hoạt động 5:Giải BT 13 (SGK - Tr 104)
Hoạt động 6:Giải BT 14 (SGK - Tr 104)
- Vận dụng giải BT 15-19 (SGK – 105-106)
	5/ Hướng dẫn về nhà:
	- Học bài
	- Làm BT trong SGK- SBT
.......................................................................................
Soạn:../4/2011
Giảng:/4/2011
Tiết 59: luyện tập
I/ mục tiêu tiết học:
	-Kiến thức: HS biết vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải BT
	-Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải BT cho HS
	- Thái độ: Rèn tư duy cho HS 
II/ chuẩn bị tiết học:
- Sách giáo khoa, sách tham khảo, bảng phụ.
III-PPDH: Gợi mở ,vấn đáp thuyết trình ,hoạt động nhóm
IV/ nội dung tiết dạy trên lớp:
1/ Tổ chức lớp học:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động 1:Giải BT 12 (SGK - Tr 104) 
Hoạt động 2:Giải BT 13 (SGK - Tr 104) 
3/ Giải bài mới:
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
Hoạt động 3:Luyện tập
GV: Cho HS Giải BT 15 (SGK - Tr 105) 
- Gạch hút nước không đáng kể
- Toàn bộ gạch ngập trong nước.
+ GV vẽ hình các viên gạch đặt chồng lên nhau.
- Thể tích nước dâng lên bằng thể tích 25 viên gạch
- Thể tích nước dâng lên là:
 V = 25.2.1.0,5 = 25 dm3 
- Gọi chiều cao của nước dâng thêm là h, ta có: h = 25:7:7 = 0,51 dm
- Ban đầu nước trong thùng cách thùng là 3 dm, sau khi cho gạch vào thì nước trong thùng cách miệng thùng là : 
 3 – 0,51 = 2,49 dm.
GV: Cho HS Giải BT 16 (SGK - Tr 105) 
- GV cho HS quan sát hình 90 SGK và trả lời câu hỏi, sau đó GV nhận xét và chữa bài.
GV: Cho HS Giải BT 18 (SGK - Tr 105) 
- Đáp số P1Q = 6,4 cm
4/ Củng cố:
Hoạt động 4:Giải BT 14 (SGK - Tr 104) 
Hoạt động 5:Giải BT 18 (SGK - Tr 105) 
Vận dụng giải BT 10-14 (SBT 78-79
	5/ Hướng dẫn về nhà:
	- Học bài
	- Làm BT trong SGK và SBT
Ngày..tháng 4 năm 2011
Tổ trưởng kí duyệt
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 60: hình lăng trụ đứng
I/ mục tiêu:
	- Kiến thức: HS nắm được khái niệm hình lăng trụ đứng.
	 Biết gọi tên hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy.
	-Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải toán về lăng trụ 
	- Thái độ: Rèn tư duy cho học sinh
II/ chuẩn bị:
- Sách giáo khoa, sách tham khảo, bảng phụ.
III/PPDH: Gợi mở ,vấn đáp thuyết trình ,hoạt động nhóm
IV/ tiết dạy trên lớp:
1/ Tổ chức lớp học:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động 1: Giải BT 3 (SBT - Tr 76)
 - Hình lăng trụ là gì?
3/ Giải bài mới:
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
Hoạt động 2: 1. Hình lăng trụ đứng
GV: Cho HS đọc SGK(5 phút)
GV: Treo bảng phụ hình 93 SGK
Quan sát hình vẽ cho biết đâu là đỉnh, cạnh, mặt, đáy của hình lăng trụ đứng?
GV: Hai mặt phẳng chứa hai đáy của một lăng trụ đứng có song song với nhau hay không?
Các cạnh bên có vuông góc với hai mặt phẳng đáy hay không?
Các mặt bên có vuông góc với hai mặt phẳng đáy hay không?
GV: Các hình hộp chữ nhật, lập phương là lăng trụ đứng không?
GV: Hãy chỉ rõ các đáy, mặt bên, cạnh bên của lăng trụ đứng hình 94 SGK ?
GV: H95 là hình lăng trụ đứng tam giác: thì đáy như thế nào?
 Các cạnh bên có gì đặc biệt?
HS: Đọc nghiên cứu SGK.
HS: Trả lời câu hỏi.
A, B, C, D, A1, B1, C1, D1 là đỉnh
ABB1A1, BCC1B1... là mặt bên
AA1, BB1, CC1, DD1 là các cạnh.
ABCD, A1B1C1D1 là hai đáy
HS: Trả lời ? 1 (SGK - Tr 106) 
HS: Trả lời câu hỏi.
- Hình hộp chữ nhật, hình lập phương cũng là lăng trụ đứng.
HS: Trả lời ? 2 (SGK - Tr 106) 
Hoạt động 3: 2. Ví dụ
GV: Treo bảng phụ hình vẽ 95 SGK và nêu khài niệm lăng trụ đứng tam giác.
Kể tên mặt đáy, mặt bên, cạnh bên?
GV: Nêu chú ý SGK
HS ...  Làm bài tập 56 SGK (Tr-129)
	- Lều là một lăng trụ đứng tam giác
	a, V = 9,6 m3
	b, Số vải bạt cần có khoảng 23,84 m2 (kể cả hai đầu hồi)
5/ Các BT học ở nhà
	- Làm các bài tập trong SGK
	- Làm trong sách học tốt và sách bồi dưỡng
	- Tìm ứng dụng của các hình đã học trong đời sống;
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 68: ôn tập học kỳ II
I/ mục tiêu tiết học:
	 - Học sinh biết hệ thống hoá các kiến thức đã học của chương để tính diện tích xung quanh và thể tích của các hình trong không gian
	- Tập cho HS biết nhìn nhận hình học trong không gian, óc tưởng tượng
	- Rèn luyện tính cẩn thận, rèn luyện khả năng suy luận, chứng minh
	- Biết ứng dụng vào thực tế
II/ chuẩn bị tiết học:
Học sinh hệ thống các bài tập đã học
Chuẩn bị thước, compa, ê ke, giấy kẻ ô vuông.
III/ nội dung tiết dạy trên lớp:
1/ Tổ chức lớp học: Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học:
	Giải các bài tập về nhà
2/ Đặt vấn đề: 
3/ Tổ chức hoạt động học tập để nhận biết kiến thức trong giờ học:
I/Ôn tập các dạng toán và lí thuyết của chương I;II
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết.
GV: đưa sơ đồ các loại tứ giác tr 152 SGV vẽ trên giấy khổ to để ôn tập cho HS.
GV: Yêu cầu HS 
a)Ôn tập định nghĩa các hình bằng cách trả lời câu hỏi :
- Nêu định nghĩa tứ giác ABCD.
-Nêu định nghĩa hình thang,hình thang cân,hình bình hành,hình chữ nhật,hình thoi,hình vuông ?
b) Ôn tập về tính chất cách hình :
GV cho HS nêu tính chất về góc,về cạnh,về đường chéo ?
HS: vẽ sơ đồ tứ giác vào vở
HS: Trả lời các câu hỏi
a)Định nghĩa các hình
-Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB,BC,CD,DA trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
-HS nêu định nghĩa như SGK
b) HS Nêu tính chất các hình như SGK 
Hoạt động 2: Luyện tập.
* Lý thuyết chương II
- Nêu định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều ?
Viết công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình bình hành, hình tam giác, hình thang, hình thoi ? (GV treo bảng phụ vẽ hình câu hỏi 3 SGK-Tr132)
Trả lời câu hỏi 1 (SGK - Tr 131) 
Trả lời câu hỏi 2 (SGK - Tr 132) 
 Trả lời câu hỏi 3 (SGK - Tr 132)
* Bài Tập Chương II:Giải BT 41 (SGK - Tr 132) 
- Phân tích tứ giác EHIK thành hai tam giác đã biết đáy và chiều cao.
-Giải BT 45 (SBT - Tr 133) : SABCD = AB.AH = AD.AK = 6.AH = 4.AK
Một đường cao có độ dài 5 cm, thì đó là AK vì AK<AB (5<6), không thể là AH vì AH<4
Vậy 6.AH = 4.5 = 20 hay AH = cm
4/ Phần củng cố: Rèn luyện cách áp dụng vào giải BT số 5:
	 Làm bài tập SGK
5/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà
	Làm các bài tập trong SGK.
	Làm trong sách học tốt và sách bồi dưỡng
	Tìm ứng dụng của thể tích hình chóp đều trong đời sống
..
Tiết 69: Kiểm tra viết học kỳ II
Theo đề của Phòng giáo dục
.
Ngày soạn: Tiết 70
 Ngày giảng: trả bài kiểm tra cuối năm 
 	( phần hình học )
 A. Mục tiờu:
	- Học sinh thấy rừ điểm mạnh, yếu của mỡnh từ đú cú kế hoạch bổ xung kiến thức cần thấy, thiếu cho cỏc em kịp thời.
 -GV chữa bài tập cho học sinh .
	B. Chuẩn bị:	
	GV:	Bài KT học kì II - Phần Hình học
	C. Tiến trỡnh dạy học:
	Sỹ số:	
Hoạt động của giỏo viờn
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Trả bài kiểm tra ( 7’)
Trả bài cho các tổ chia cho từng bạn 
+ 3 tổ trưởng trả bài cho từng cá nhân .
+ Các HS nhận bài đọc , kiểm tra lại các bài đã làm .
Hoạt động 2 : Nhận xét - chữa bài ( 35’)
+ GV nhận xét bài làm của HS . 
+ HS nghe GV nhắc nhở , nhận xét , rút kinh nghiệm .
 - Đã biết làm trắc nghiệm .
 - Đã nắm được các KT cơ bản .
+ Nhược điểm : 
 - Kĩ năng làm hợp lí chưa thạo .
 - 1 số em kĩ năng tính toán , trình bày 
còn chưa chưa tốt . 
+ GV chữa bài cho HS : Chữa bài theo đáp án bài kiểm tra . 
+ HS chữa bài vào vở .
+ Lấy điểm vào sổ 
+ HS đọc điểm cho GV vào sổ . 
+ GV tuyên dương 1số em có điểm cao , trình bày sạch đẹp .
+ Nhắc nhở , động viên 1 số em điểm còn chưa cao , trình bày chưa đạt yêu cầu . 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn về nhà (3’)
Hệ thống hóa toàn bộ KT đã học .
Giảng:
Tiết 66: thể tích của hình chóp đều
I/ mục tiêu tiết học:
	- Giúp HS nắm được công thức tính thể tích hình chóp đều.
	- Biết vận dụng công thức vào việc tính thể tích hình chóp đều.
	- Rèn kỹ năng giải BT cho HS 
II/ chuẩn bị tiết học:
- Sách giáo khoa, sách tham khảo, bảng phụ, thước kẻ, kéo cắt giấy, giấy bìa ...
III-PPDH: Gợi mở ,vấn đáp thuyết trình ,hoạt động nhóm
IV/ nội dung tiết dạy trên lớp:
1/ Tổ chức lớp học:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động 1: Viết công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng ?
Hoạt động 2: Giải BT 43 (SGK - Tr 121) 
3/ Giải bài mới:
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
Hoạt động 3: 1. Công thức tính thể tích
GV: Cho HS đọc nội dung công thức tính thể tích SGK.
GV: Cho HS thực hành như SGK
GV: Từ thực tế, em có nhận xét gì?
GV: Công thức tính thể tích của hình chóp đều ?
HS: Đọc nghiên cứu SGK.
HS:- Múc đầy nước vào hình chóp đều
Đổ nước ở hình chóp đều vào hình lăng trụ đứng.
HS: Chiều cao của cột nước bằng 1/3 chiều cao của lăng trụ. V = .S.h
(S là diện tích đáy, h là chiều cao)
Hoạt động 4: 2. Ví dụ
GV: Tính thể tích của hình chóp tam giác đều, biết chiều cao của hình chóp là 6 cm, bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác đáy là 6 cm và 
HS: lên bảng trình bày
Cạnh của tam giác đáy a=R=6 (cm)
Diện tích tam giác đáy S = (cm2)
Thể tích của hình chóp V = .S.h 93,42 (cm3)
V/ Củng cố:Hoạt động 6: Giải BT 45 (SGK - Tr 124) 
 a, V1 = 173,2 (cm3) ; b, V2 = 149,688 (cm3)
Hoạt động 7: Giải BT 46 (SGK - Tr 124)
a, HK 10,39 (cm); Sđ 374,04 (cm2); V 4363,8 (cm3)
b, áp dụng định lí Pitago vào tam giác vuông SMH để tính SM. Từ đó tính đường cao một mặt bên rồi tính diện tích xung quanh. SM = 37 (cm); Stp = 1688,4 (cm2)
Giảng:
Giảng:
Tiết 70: trả bài kiểm tra học kỳ II
I/ mục tiêu tiết học:
 -Trả bài kiểm tra Học Kỳ II cho học sinh
-Phân tích những ưu điểm và khuyết điểm mà học sinh thờng mắc phải để rút kinh nghiệm.
Hớng dẫn đáp án đế kiểm tra.
II/ chuẩn bị tiết học:
GV: Đáp án và thang điểm bài kiểm tra,bài kiểm tra của học sinh
HS: Vở ghi
III-PPDH: Gợi mở ,vấn đáp thuyết trình ,hoạt động nhóm
IV/ nội dung tiết dạy trên lớp:
1/ Tổ chức lớp học:
2/Tiến trình dạy học:
Hướng dẫn và chữa bài kiểm tra kì 2 phần đại số
Phần I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1.111D	 2.1B11	 3.A111	 4.111D 5.A111 6.1B11 7.1B11 8.111D
Phần II: CÂU HỎI TỰ LUẬN
 9. Phải nờu lờn được cỏc ý chớnh sau:
 *Vẽ hỡnh: 
a) nờn 
b) nờn 
c) Gọi h là độ dài đường vuụng gúc hạ từ A tới BC
 ta cú 
4/ Củng cố:
Nhắc lại phương pháp giải các bài tập vừa làm
Nhấn mạnh những sai lầm HS hay mắc phải và đưa ra hướng giải quyết.
5/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà
ôn tập lại toàn bộ kiến thức của học kỳ 2
 - Xem trước bài diện tích hình thang và các kiến thức về hình thang ở tiểu học
Giảng:
Tiết 66: luyện tập
I/ mục tiêu tiết học:
	- Học sinh biết các công thức đã học để tính diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp.
	- Tập cho HS biết nhìn nhận hình học không gian, óc tưởng tượng.
	- Rèn luyện tính cẩn thận, rèn luyện khả năng suy luận chứng minh
	- Biết ứng dụng vào thực tế
II/ chuẩn bị tiết học:
- Học sinh hệ thống các bài tập đã học
- Chuẩn bị thước, compa, ê ke, giấy kẻ ô vuông.
III/ nội dung tiết dạy trên lớp:
1/ Tổ chức lớp học: Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học
	Giải các bài tập về nhà
2/ Đặt vấn đề: 
3/ Tổ chức hoạt động học tập để nhận biết kiến thức trong giờ học:
Hoạt động 1: Giải BT số 29
	Một HS trình bày 
	Các em nhận xét
	Thầy sửa chỗ sai sót
Hoạt động 2: Giải BT số 48 (Tr 125)
	- Công thức tính diện tích toàn phần của hình chóp đêu ?
a, Stp = 68,3 (cm2)
	b, Stp = 165,42 (cm2)
	Hoạt động 3: Giải BT số 49 (Tr-125)
	- Công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp đều ?
a, Sxq = 120 (cm2)
	b, Sxq = 142,5 (cm2)
	c, Sxq = 480 (cm2)
4/ Củng cố: 
- Rèn luyện cách áp dụng vào BT số 52:
	- Làm BT sách giáo khoa
5/ Các BT tự học ở nhà
	- làm các BT trong SGK
	- Làm trong sách học tốt và sách bồi dưỡng
	- Tìm ứng dụng của thể tích hình chóp đều trong đời sống;
........................................................................................................
Tiết 69: ôn tập cuối năm
I/ mục tiêu tiết học:
	 - Học sinh biết hệ thống hoá các kiến thức đã học của chương để tính diện tích 
 xung quanh và thể tích của các hình trong không gian
	- Tập cho HS biết nhìn nhận hình học trong không gian, óc tưởng tượng
	- Rèn luyện tính cẩn thận, rèn luyện khả năng suy luận, chứng minh
	- Biết ứng dụng vào thực tế
II/ chuẩn bị tiết học:
Học sinh hệ thống các bài tập đã học
Chuẩn bị thước, compa, ê ke, giấy kẻ ô vuông.
III/ nội dung tiết dạy trên lớp:
1/ Tổ chức lớp học: Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học:
	Giải các bài tập về nhà
2/ Đặt vấn đề: 
3/ Tổ chức hoạt động học tập để nhận biết kiến thức trong giờ học:
Ôn tập các dạng toán và lí thuyết của chương III;IV
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
Hoạt động 1: Lí thuyết
GV: Cho HS trả lời câu hỏi lí thuyết như SGK
1. Tính chất của đoạn thẳng tỷ lệ
2. Định lý Talet thuận và đảo
Nêu định nghĩa và tính chất của đoạn thẳng tỷ lệ
3. Hệ quả của định lý Talet
Nêu định lý thuận và đảo của Talet? Hệ quả của định lý Talet
4. Tính chất của đường phân giác trong tam giác
Nêu tính chất của đường phân giác trong tam giác
Tam giác đồng đạng
Nêu định nghĩa, tính chất của tam giác đồng dạng
5. Các trường hợp đồng dạng của tam giác
Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
HS: 
1. Tính chất của đoạn thẳng tỷ lệ
Quan sát bảng tóm tắt và trả lời
Vận dụng làm việc cá nhân bài 56
2. Định lý Talet thuận và đảo
HS đọc SGK và phát biểu
HS: Phát biểu các câu từ 3 đến 5
3. Hệ quả của định lý Talet
4. Tính chất của đường phân giác trong tam giác
5. Các trường hợp đồng dạng của tam giác
Hoạt động 2: Bài tập
Bài 58:
HS tóm tắt đề bài và vẽ hính
Để chứng minh BK =CH ta đI chứng minh hai tam giác nào bằng nhau ?
Bài 58:
GT: DABC, AB = AC , BH ^AC
 CK ^ AC, BC = a, AB =AC=b
KL: a) BK =CH
 b)BC // KH
 c) HK = ?
Nêu các cách chứng minh //
Để tính HK trước hết tính HC dựa vào hai tam giác đồng dạng: AKH và ABC
Bài 59:
Vẽ hình và tìm hiểu đề bài
Ghi GT,KL 
Nêu định lí Talet và hệ quả
Giải:
a) , BC là cạnh chung Nên
 D BCK = D CBH do đó : BK = CH
b)Ta có: BK = CH , AB = AC 
Nên : suy ra : KH // BC
c) Kẻ đường cao AI Ta có : 
 D IAC ~ D HBC
 ị 
Xét D AKH và D ABC có KH // BC nên 
D AKH ~ D ABC Nên ta có:
Û KH = 
Bài 59:
GT: H. Thang ABCD có AC ầ BD = 0
 MN // AB ( 0ẻ MN )
KL: OM = ON
Giải: D ACD có:OM //CD ị (1)
D BCD có : ON//CD ị (2)
AB //CD ị (3)
Từ (1),(2),(3) Suy ra: 
ị OM =ON
*Ôn tập các dạng toán và lí thuyết của chương IV
4/ Phần củng cố: Làm bài tập SGK
5/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà: Làm các bài tập trong SGK.
	 Làm trong sách học tốt và sách bồi dưỡng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_chuong_iv_hinh_lang_tru_dung_hinh_cho.doc