Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương 4, Tiết 59, Bài 4: Hình lăng trụ đứng (Tiết 1)

Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương 4, Tiết 59, Bài 4: Hình lăng trụ đứng (Tiết 1)
docx 4 trang Người đăng Tăng Phúc Ngày đăng 05/05/2025 Lượt xem 6Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương 4, Tiết 59, Bài 4: Hình lăng trụ đứng (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 TIẾT59 §4. §5. §6. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh nêu được (trực quan) các yếu tố của hình lăng trụ đứng (đỉnh, cạnh, 
mặt đáy, mặt bên, chiều cao). Biết gọi tên hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy. Củng cố cho 
học sinh khái niệm song song
2. Năng lực 
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Biết vẽ hình lăng trụ đứng, nhận dạng hình lăng trụ đứng trong thực 
tế, tạo được một lăng trụ tam giác.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực hiện
- Trung thực: thể hiện ở việc hoàn thiện bài tập cần trung thực. 
- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả 
hoạt động nhóm.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Mô hình lăng trụ đứng tứ giác, tam giác, một vài vật có hình lăng trụ đứng, 
thước thẳng có chia khoảng.
2. Học sinh: SGK, dụng cụ học tập, mỗi nhóm mang vài vật có hình lăng trụ đứng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động1: Khởi động
a) Mục tiêu: Củng cố khái niệm song song, vuông góc, giúp HS tìm hiểu về dạng tổng quát 
của hình hộp chữ nhật là hình lăng trụ đứng.
b) Nội dung: Học sinh kể tên các đường thẳng song song và vuông góc với mặt phẳng 
A’B’C’D’. Nêu dạng đặc biệt của hình hộp chữ nhật. Từ đó hình thành dạng tổng quát của 
các hình hộp chữ nhật, hình lập phương là hình lăng trụ đứng
c) Sản phẩm: Các đường thẳng song song với mặt phẳng. Các đường thẳng vuông góc với 
mặt phẳng. Dạng đặc biệt của hình hộp chữ nhật là hình lập phương.
d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên 
đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời: a) Các đường thẳng song song với 
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ mặt phẳng A’B’C’D’: AB, BC, CD, 
a) Kể tên các đường B C DA. 
thẳng song song với A D b) Các đường thẳng vuông góc với 
mặt phẳng A’B’C’D’? B’ C’ mặt phẳng A’B’C’D’: AA’, BB’,CC’, 
b) Kể tên các đường DD’. 
thẳng vuông góc với A’ D’
mặt phẳng A’B’C’D’?
? Dạng đặc biệt của hình hộp chữ nhật là hình 
gì?
? Hình hộp chữ nhật là dạng đặc biệt của hình 
nào ?
GV giới thiệu: hình hộp chữ nhật, hình lập 
phương, là các dạng đặc biệt của hình lăng trụ 
đứng.mà bài hôm nay ta sẽ tìm hiểu - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời 
câu hỏi: Hình lập phương
Suy nghĩ dự đoán câu trả lời
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một 
số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh 
giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS 
vào bài học mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1: Hình lăng trụ đứng 
a) Mục tiêu: Giúp HS biết được các yếu tố của hình lăng trụ đứng (đỉnh, cạnh, mặt đáy, mặt 
bên). Nhận biết được (Không Chứng minh) hai mặt phẳng song song, đường thẳng vuông 
góc với mặt phẳng. Biết gọi tên hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS kể tên được đỉnh, mặt bên, cạnh bên, đáy hình lăng trụ đứng. Nhận biết 
được (Không Chứng minh) hai mặt phẳng song song, đường thẳng vuông góc với mặt 
phẳng. Gọi tên được hình lăng trụ đứng theo đáy đa giác.
d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: I. Hình lăng trụ đứng
GV: Treo bảng phụ hình 93 SGK yêu cầu 1. Hình lăng trụ đứng:
học sinh nghiên cứu thông tin SGK và trả - A, B, C, D, A1, B1, C1, D1 là các đỉnh
lời các câu hỏi - Các mặt ABB1A1, BCC1B1, CDD1C1 và 
? Các đỉnh? Mặt bên? Hai đáy? DAA1D1 là các hình chữ nhật, chúng gọi là các 
GV: Các mặt bên là những hình gì? mặt bên.
GV: Các cạnh bên có đặc điểm gì?. - Các đoạn thẳng AA1, BB1, CC1 là các cạnh 
GV hướng dẫn HS cách vẽ hình lăng trụ bên, chúng song song và bằng nhau.
đứng, giới thiệu tên gọi hình lăng trụ đứng - Hai mặt ABCD, A1 B1C1D1 là hai đáy.
có đáy là tam giác, tứ giác, - Hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác, tứ 
- Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi làm ?1 giác, gọi là lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ 
Đại diện cặp đôi đứng tại chỗ trình bày đứng tứ giác,....
GV nhận xét, chốt kiến thức: D1
 A1
+ Hai mặt phẳng chứa hai đáy của lăng trụ C1
là 2 mặt phẳng song song B1
+ Các cạnh bên và các mặt bên vuông góc 
với hai mặt phẳng đáy.
GV giới thiệu hình hộp chữ nhật, hình lập 
phương cũng là hình lăng trụ đứng và hình 
 D
lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành A
được gọi là hình hộp đứng. C
GV: Yêu cầu HS lấy 1 vài ví dụ về hình B
lăng trụ đứng trong thực tế?
GV đưa ra lịch để bàn, yêu cầu HS lên chỉ Lăng trụ đứng ABCD.A1B1C1D1
các mặt bên và mặt đáy của hình * Hình hộp chữ nhật, hình lập phương cũng là 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: hình lăng trụ đứng.
- Học sinh trả lời câu hỏi * Hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành 
- Thực hiện những yêu cầu mà giáo viên được gọi là hình hộp đứng.
đưa ra Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + HS: Lắng nghe, ghi chú, 
+ Các học sinh khác nhận xét, bổ sung cho 
nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc 
lại các yếu tố của hình lăng trụ đứng
HOẠT ĐỘNG 2: Ví dụ 
a) Mục tiêu: Giúp HS biết cách vẽ lăng trụ đứng tam giác.
b) Nội dung: Học sinh vẽ hình lăng trụ đứng tam giác
c) Sản phẩm: Học sinh vẽ được hình lăng trụ đứng tam giác
d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 2. Ví dụ: 
Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin 
SGK trả lời các câu hỏi ABC.A’B’C’ là C
 A
? Hai đáy của hình lăng trụ đứng là hình gì? một lăng trụ đứng B
Có độ lớn như thế nào? tam giác
? Các mặt bên là hình gì ? Hai đáy là những 
? Chiều cao của hình lăng trụ ? tam giác bằng 
 h
GV hướng dẫn HS vẽ lăng trụ đứng tam nhau
giác, lưu ý các nét khuất trong hai trường Các mặt bên là F
hợp những hình chữ 
GV gọi HS đọc “Chú ý ” SGK và chỉ rõ nhật D E
trên hình vẽ cho HS hiểu. AD được gọi là 
 Hình 95
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: chiều cao
HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu * Chú ý: SGK/107
hỏi
HS theo dõi, vẽ vào vở.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Một HS vẽ các học sinh khác làm vào vở
 - Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, đánh giá về cách vẽ lăng trụ, 
lưu ý những điểm cần thiết
3. Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố kỹ năng xác định các yếu tố của lăng trụ đứng
b) Nội dung: Học sinh kể tên số cạnh của một đáy, số mặt bên, số đỉnh, số cạnh bên của các 
hình trong bài 19-SGK – Trang 108. Học sinh vẽ các hình bài 20 – SGK-Trang 108.
c) Sản phẩm: Học sinh kể được tên số cạnh của một đáy, số mặt bên, số đỉnh, số cạnh bên 
của các hình trong bài 19-SGK – Trang 108. Học sinh vẽ được các hình bài 20 – SGK-
Trang 108.
d) Tổ chức thực hiện
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm BT19/108 sgk
vụ:
 Hình a b c d
GV yêu cầu học sinh đọc yêu 
 Số cạnh của một đáy 3 4 6 5
cầu BT19/108 sgk và bài 
 Số mặt bên 3 4 6 5
BT20/108 sgk - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Số đỉnh 6 8 12 10
BT19/108 sgk: Hoạt động cặp Số cạnh bên 3 4 6 5
đôi BT20/108 sgk
BT20/108 sgk: Hoạt động nhóm 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 BT19/108 sgk: Đại diện một 
bạn đứng tại chỗ trả lời
BT20/108 sgk: Đại diện nhóm 
trả lời
 - Bước 4: Kết luận, nhận 
định: a) b)
Các nhóm nhận xét chéo, GV 
nhận xét, đánh giá lưu ý những 
điểm cần thiết
 c) d)
 e)
4. Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu: HS hệ thống được kiến thức trọng tâm của bài học và vận dụng được kiến 
thức trong bài học vào giải bài toán cụ thể.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành sản phẩm
c) Sản phẩm: HS nộp hình lăng trụ đứng tam giác theo yêu cầu bài 22
d) Tổ chức thực hiện
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Bài tập 22 SGK
GV yêu cầu học sinh thực hiện bài 22 
SGK
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Học sinh về nhà làm việc cá nhân để thực 
hiện việc cắt và gấp để được hình lăng trụ 
tam giác
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Học sinh nộp kết quả
 - Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, đánh giá lưu ý những điểm 
cần thiết
Hướng dẫn về nhà
- BTVN: 21,22/108-109 SGK
- Chuẩn bị : xem trước bài “Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng”.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_lop_8_chuong_4_tiet_58_bai_4_hinh_lang_tru.docx