Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương 2, Tiết 33, Bài 4: Diện tích hình thang

Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương 2, Tiết 33, Bài 4: Diện tích hình thang
doc 5 trang Người đăng Tăng Phúc Ngày đăng 29/04/2025 Lượt xem 7Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương 2, Tiết 33, Bài 4: Diện tích hình thang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 19 Tiết 33
 TÊN BÀI DẠY: DIỆN TÍCH HÌNH THANG
 Môn học: Hình học - Lớp 8
 Thời gian thực hiện: (01 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Nhận biết được công thức tính diện tích hình thang
- Nhận biết công thức tính diện tích hình bình hành
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với tính diện tích.
2. Năng lực hình thành 
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết 
vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực đặc thù:
- Giúp học sinh chuyển đổi ngôn ngữ, từ ngôn ngữ thông thường sang đọc (nói), viết, như 
công thức tính diện tích hình thang, diện tích hình bình hành là cơ hội để hình thành năng 
lực giao tiếp toán học, sử dụng ngôn ngữ toán.
- Vận dụng công thức tính diện tích hình thang, diện tích hình bình hành linh hoạt trong 
các bài toán...là cơ hội để phát triển năng lực mô hình hóa toán học.
- Thông qua những bài toán tính diện tích hình thang, diện tích hình bình hành, thông qua 
thực hành đo đạc góp phần hình thành, phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương 
tiện toán học cho học sinh.
- Khai thác các tình huống được ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống: như tính diện tích 
mảnh vườn hình thang, hình bình hành (bài toán cổng trường đại học)...là cơ hội để hình 
thành năng lực giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất 
- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực 
hiện
- Trung thực: thể hiện ở bài toán vận dụng thực tiễn cần trung thực. 
- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả 
hoạt động nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
-Thiết bị dạy học: Thước kẻ, bảng phụ, bảng nhóm.
- Học liệu: sách giáo khoa, tài liệu trên mạng internet.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động : Khởi động
a) Mục tiêu: Khơi gợi được hứng thú cho học sinh tìm tòi chứng minh công thức tính diện 
tích hình thang 
b) Nội dung: Tính được diện tích hình thang với kiến thức đã học ở tiểu học.
c) Sản phẩm: Kết quả tính diện tích khu vườn.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV + HS Tiến trình nội dung
- GV giao nhiệm vụ:
Bác Nam mua một khu vườn hình thang, 
nhưng tạm thời chưa biết diện tích bằng bao 
nhiêu. Với độ dài hai cạnh song song lần 
lượt là 19m, 31m; khoảng cách giữa hai đường thẳng là 20m. Em có thể giúp bác ấy 
được không?
- Nếu học sinh tính được thì yêu cầu học 
sinh giải thích
- Nếu học sinh, không tính được thì GV vào 
bài mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
HĐ 1: Công thức tính diện tích hình thang
a) Mục tiêu: Giúp HS suy ra công thức tính diện tích hình thang dựa vào công thức tính 
diện tích hình tam giác và tính chất cộng diện tích.
b) Nội dung: Hoàn thành ?1
 1
c) Sản phẩm: công thức S (a b).h
 2
d) Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV giao nhiệm vụ: 1. Công thức tính diện tích hình thang:
+ Điền công thức thích hợp vào ?1 A B K
– Thiết bị học liệu: bảng nhóm
-Thực hiện nhiệm vụ:
+ Vẽ đường cao ABC
+ So sánh hai đường cao của DABC và D H C
 DADC ?1
- Báo cáo, thảo luận: Ta có : S S S (tính chất diện 
+ HS lên bảng trình bày ABCD ADC ABC
+ Sử dụng công thức tính diện tích tam giác tích đa giác)
 DC.AH
để tính diện tích DABC và DADC . SADC 
- Kết luận, nhận định: Gv đánh giá, chốt 2
 AB.CK AB.AH
kiến thức. S 
 ABC 2 2
 (vì CK = AH)
 (AB CD).AH
 S 
 ABCD 2
 * Công thức diện tích hình thang:
 Diện tích hình thang bằng 
 nửa tích của tổng 2 đáy 
 với chiều cao
 1 b
 S (a b).h
 2 h
 a
HĐ 2: Công thức tính diện tích hình bình hành:
a) Mục tiêu: Giúp HS suy ra công thức tính diện tích hình bình hành dựa vào công thức 
tính diện tích hình thang.
b) Nội dung: hoàn thành ?2/124
c) Sản phẩm: Công thức S = a.h 
d) Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV giao nhiệm vụ: Học sinh hoàn thành 2. Công thức tính diện tích hình bình 
?2 hành:
- Thực hiện nhiệm vụ : ?2 a
+ Hình bình hành là hình gì? Có hai đáy như 
thế nào? h
+Dựa vào công thức tính diện tích hình 
thang suy ra được công thức tính diện tích a
hình bình hành, (a a)h
 Shình bình hành = 
- Báo cáo, thảo luận: 2
+ Học sinh trình bày trên bảng Shình bình hành = a.h
+ Làm việc cá nhân * Công thức diện tích hình bình hành:
- Kết luận, nhận định: Gv đánh giá, chốt Diện tích hình bình hành bằng tích của 
kiến thức. 1cạnh với chiều 
 cao tương ứng:
 S = a.h h
 a
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Vận dụng các công thức vừa học để giải quyết một số bài toán.
b) Nội dung: Ví dụ a,b/124 sgk
c) Sản phẩm: Vẽ được tam giác có diện tích bằng diện tích hình chữ nhật cho trước. Vẽ 
được hình bình hành có diện tích bẳng nữa diện tích hình chữ nhật cho trước.
d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
- Giao nhiệm vụ 1: Ví dụ a/124 sgk 3) Ví dụ:
Hãy vẽ một tam giác có một cạnh bằng cạnh S hình chữ nhật = a.b
của hình chữ nhật và có diện tích bằng diện a) Nếu tam giác có cạnh bằng a, thì chiều 
tích của hình chữ nhật đó? cao tương ứng phải là 2b
– Thực hiện nhiệm vụ 1: Nếu tam giác có cạnh bằng b thì chiều cao 
+ Nếu tam giác có cạnh bằng a, muốn có tương ứng phải là 2a
diện tích bằng a.b thì phải có chiều cao 
tương ứng với cạnh a là bao nhiêu?
+ Nếu tam giác có cạnh bằng b, muốn có 
diện tích bằng a.b thì phải có chiều cao 
tương ứng là bao nhiêu?
+Xác định đường cao của tam giác trong hai 
trường hợp.
– Báo cáo, thảo luận 1: Cá nhân báo cáo 
kết quả
* Kết luận, nhận định: GV đánh giá, 
chốt kiến thức.
 b) Nếu hình bình bành có cạnh bằng a thì 
 1
 chiều cao tương ứng phải là b
 2 Nếu hình bình bành có cạnh bằng b thì 
 – GV giao nhiệm vụ 2: ví dụ b/124 sgk 1
 chiều cao tương ứng phải là a
Vẽ một hình bình hành có một cạnh bằng 2
một cạnh của hình chữ nhật và có diện tích 
bằng nữa diện tích của hình chữ nhật đó.
– Thực hiện nhiệm vụ 2: 
+ Nếu hình bình hành có cạnh bằng a, muốn 
 1
có diện tích bằng ab thì phải có chiều cao 
 2
tương ứng là bao nhiêu?
Làm ví dụ b/124 sgk
– Phương thức hoạt động: Hoạt động cá 
nhân
– Sản phẩm học tập: Lời giải và kết quả bài 
toán
– Báo cáo, thảo luận: Cá nhân trình bày 
trên bảng.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, 
chốt kiến thức.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với tính diện tích các hình đã 
được học.
b) Nội dung: Giải quyết bài toán khởi động Bài 26sgk/tr 125. 
c) Sản phẩm: Lời giải và kết quả mỗi bài 
d) Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
 - Gv giao nhiệm vụ 1: Bài toán khởi động Bài toán khởi động 
 Bác Nam đã mua mảnh đất có diện tích là: 
 1
 S = (19+ 31).20 = 500m2
 Nhiệm vụ 2: Bài 26/125 sgk 2
 Bài 26/125 sgk
 23m
 A B
 Diện tích hình chữ nhật ABCD
 S = AB.BC = 828
 828
 Þ BC =
 AB
 828
 Þ BC = = 36m
 D C E 23
 31m Vậy diện tích mảnh đất là
 1 1
 S = (AB + ED).BC = (23+ 31).36 = 972m2
 2 2
 * Hướng dẫn tự học ở nhà: – Ôn lại công thức tính diện tích hình 
 thang, hình bình hành
 - Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá 
 nhân hoàn thành bài 27 đến 31sgk/tr 125 -
 126
 – Nắm vững khái niệm và tính chất của hàm số 
– Xem lại các bài tập đã làm trên lớp
– Chuẩn bị bài mới: Diện tích hình thoi.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_chuong_2_tuan_19_tiet_33_bai_4_dien_t.doc