Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 24: Luyện tập II - Nguyễn Thị Ngọc Diễm

Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 24: Luyện tập II - Nguyễn Thị Ngọc Diễm

1/ Mục tiêu :

a) Kiến thức :

*Tiếp tục luyện giải các bài tập chứng minh hai tam giác bằng nhau (Trường hợp c.c.c).

* Học sinh hiểu và biết vẽ một góc bằng một góc cho trước bằngthước và compa .

 b) Kĩ năng : Rèn kĩ năng vẽ hình và kĩ năng chứng minh hai tam giác bằng nhau .

 c) Thái độ :

*Luyện tính cẩn thận và chính xác cho học sinhtrong vẽ hình.

*Luyện tính suy luận chặt chẽ trong việc chứng minh hai tam giác bằng nhau.

2/ Chuẩn bị :

 a) Giáo viên :Thước thẳng , compa , bút viết bảng , bảng phụ.

 b) Học sinh : Thước thẳng , compa , bút viết bảng , bảng nhóm.

3/ Phương pháp dạy học :

*Đặt và giải quyết vấn đề.

*Hỏi_đáp.

*Hợp tác theo nhóm.

4/ Tiến trình :

 4.1/ Ổn định tổ chức : Điểm danh

 4.2/ Kiểm tra bài cũ :

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 24: Luyện tập II - Nguyễn Thị Ngọc Diễm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 24	LUYỆN TẬP II
Ngày dạy : 26/11/06	
1/ Mục tiêu :
Kiến thức :
*Tiếp tục luyện giải các bài tập chứng minh hai tam giác bằng nhau (Trường hợp c.c.c).
* Học sinh hiểu và biết vẽ một góc bằng một góc cho trước bằngthước và compa .
 b) Kĩ năng : Rèn kĩ năng vẽ hình và kĩ năng chứng minh hai tam giác bằng nhau .
 c) Thái độ : 
*Luyện tính cẩn thận và chính xác cho học sinhtrong vẽ hình.
*Luyện tính suy luận chặt chẽ trong việc chứng minh hai tam giác bằng nhau.
2/ Chuẩn bị :
 a) Giáo viên :Thước thẳng , compa , bút viết bảng , bảng phụ.
 b) Học sinh : Thước thẳng , compa , bút viết bảng , bảng nhóm.
3/ Phương pháp dạy học :
*Đặt và giải quyết vấn đề.
*Hỏi_đáp.
*Hợp tác theo nhóm.
4/ Tiến trình :
 4.1/ Ổn định tổ chức : Điểm danh
 4.2/ Kiểm tra bài cũ :
1. Phát biểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau ?
2. Phát biểu trường hợp bằng nhau thứ nhất của hai tam giác (c-c-c).
3. Khi nào thì ta có thể kết luận được 
 ABC = A1B1C1 theo trường hợp (c-c-c) ?
(Học sinh nhắc lại theo SGK)
 4.3/ Giảng bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Bài mới : Luyện tập bài tập có yêu cầu vẽ hình , chứng minh.
Bài 1(Bài 32 trang 102 SBT)
GV hướng dẫn học sinh vẽ hình
*Gọi 1HS lên bảng ghi GT,KL
Muốn chứng minh AMBC ta phải chứng minh điều gì ?
HS : Ta phải chứng minh =900.
 Xét ABM và ACM
Gọi 1HS lên bảng làm
Gọi HS nhận xét sau đó GV đánh giá.
Qua bài này em có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì ?
Bài 1(Bài 32 trang 102 SBT)
 ABC
AB=AC
MB=MC
AMBC
KL
GT
Chứng minh :
Xét ABM và ACM có :
AB = AC (gt)
BM = MC (gt)
 AM : cạnh chung
=> ABM = ACM (c-c-c)
=> ( hai góc tương ứng )
Mà = 1800 (kề bù )
=> AMB = 1800 : 2 = 900
Hay AM ^ BC (đpcm)
Bài học kinh nghiệm:
Muốn chứng minh hai đường thẳng vuông góc với nhau ta chứng minh góc tạo bởi hai đường thẳng ấy bằng 900.
Bài 2 : (Bài 34 SBT trang 102)
Cho ABC vẽ cung tròn tâm (A;BC) , vẽ cung tròn ( C; BA ) cắt nhau tại D
 ( D và B nằm khác phía với AC ). Chứng minh rằng AD // BC
*Gọi 1HS lên bảng ghi GT,KL
Muốn chứng minh ADBC ta phải chứng minh điều gì ?
HS : Ta phải chứng minh AD hợp với cát tuyến AC hai góc so le trong bằng nhau qua chứng minh hai tam giác bằng nhau.
Yêu cầu HS hoạt động nhóm tìm cách chứng minh.
Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày
GV cùng cả lớp nhận xét .
Bài 2 : (Bài 34 SBT trang 102)
 GT	 ABC 
 ( A;BC) (C;AB ) = D
	 ( D,B khác phía với AC)
 KL	AD // BC
Chứng minh :
Xét ADC và CBA có :
AD = CB (GT)
DC = AB (GT)
AC : cạnh chung
=> ADC = CBA (c-c-c)
=> (hai góc tương ứng )
Mà hai góc này ở vị trí so le trong
Vậy : AD // BC .
 4.4/ Củng cố và luyện tập : Bài tập vẽ góc bằng góc cho trước.
Bài 3 : Bài 22 SGK
GV hướng dẫn Hs vẽ theo từng động tác
* Vẽ góc xOy và tia Am
* Vẽ cung tròn (O;r) cắt Ox tại B ; cắt Oy tại C.
* Vẽ cung tròn (A;r) cắt Am tại D.
* Vẽ cung tròn (D;BC) cắt (A;r) tại E.
Vẽ tia AE ta được DAE = xOy
 Bài 3 : (Bài 22 SGK 115,116)
Xét OBC và AED có :
OB = AE = r
OC = AD = r
BC = ED ( cách vẽ )
=> OBC = 	 AED (c-c-c )
=> Hay 
 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
*Học thuộc bài học kinh nghiệm và xem lại các bài tập đã làm.
*Xem lại cách vẽ tia phân giác của một góc , vẽ góc bằng một góc cho trước.
*Chuẩn bị bài : “Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh-góc-cạnh(c.g.c)”
5/ Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_tiet_24_luyen_tap_ii_nguyen_thi_ngoc.doc