Giáo án Hình học Khối 8 - Tuần 5 (Bản đẹp)

Giáo án Hình học Khối 8 - Tuần 5 (Bản đẹp)

I/MỤC TIÊU :

 -hs thành thạo dùng thước và com pa để dựng hình .

-Vận dụng thành thaọ các bài toán dựng hình cơ bản vào các bài toán dựng hình .

-HS biết cách trình bài toán dựng hình gồm hai phần Cách dựng và Chứng minh .

-Rèn luyện tính cẩn thận,chính xác khi sử dụng cụ; rèn luyện khả năng suy luận

khi chứng minh. Có ý thức vận dụng dựng hình vào thực tế.

II/CHUẨN BỊ: Thước, com pa.

 III/CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH :

1/ Kiểm tra bài cũ :

-HS 1 làm bài 30sgk.

-HS2 làm bài 31 sgk.

Đáp án : Nêu được cách dựng, dựng hình đúng (7đ). Chứng minh đúng (3đ).

2/ Bài mới :

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 369Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 8 - Tuần 5 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hình học 8 TUẦN 5
TIẾT 9 LUYỆN TẬP
NS:10/9/2010.ND:16/9/2010
I/MỤC TIÊU :
 -hs thành thạo dùng thước và com pa để dựng hình .
-Vận dụng thành thaọ các bài toán dựng hình cơ bản vào các bài toán dựng hình .
-HS biết cách trình bài toán dựng hình gồm hai phần Cách dựng và Chứng minh .
-Rèn luyện tính cẩn thận,chính xác khi sử dụng cụ; rèn luyện khả năng suy luận 
khi chứng minh. Có ý thức vận dụng dựng hình vào thực tế.
II/CHUẨN BỊ: Thước, com pa.
 III/CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH :
1/ Kiểm tra bài cũ :
-HS 1 làm bài 30sgk.
-HS2 làm bài 31 sgk.
Đáp án : Nêu được cách dựng, dựng hình đúng (7đ). Chứng minh đúng (3đ).
2/ Bài mới :
Hoạt động của thầy trò
Ghi bảng
-HS làm bài 32 sgk.
Gợi ý : Góc 300 có quan hệ với tam giác nào?
Cho hs nêu cách dựng và ch/ minh
-HS làm bài 33 sgk.
GV: Giả sử dựng được hình thang ABCD thoả mãn đề bài.
-Dựa vào đề bài các yếu tố nào dựng được?
-Như vậy ta dựng được ba đỉnh nào của hình thang?
Còn lại đỉnh B dựng như thế nào ? vì sao?
 HS hoạt động nhóm bài 34sgk.
+Tam giác nào dựng được ? Vì sao ?
+Dựng đựoc ba đỉnh nào của hình thang ?
+Dựng đỉnh còn lại của hình thang ta dựa vào đâu ? 
+Có bao nhiêu hình thang thoả mãn bài toán.Vì sao?
Tam giác đều
Hs thực hiện
+Đoạn thẳng CD, AC góc có số đo 800 dựng được nên 3 đỉnh A, C , D dựng được
Đỉnh B phải thoả mãn 2điều kiện:
+AB//DC
+Góc D = C = 800.
(Hoặc AC = BD = 4cm)
+Như vậy đỉnh B có hai cách dựng.
+Học sinh lên bảng trình bày bài 33.
+Tam giác ADC dựng được vì biết hai cạnh và góc xen giữa.
+Dựng được 3 đỉnh A, D, C.
+Dựng đỉnh B còn lại dựa vào : B nằm trên tia Ax//CD và C nằm trên cung tròn tâm C bán kính 3cm
+Có hai hình thang thoả mãn đề bài ,vì cung tròn (C;3cm)cắt Ax tại 2 điểm
-Bài 32: A 
 x
+Cách dựng: B C
 - Dựng một tam giác đều bất kì ABC
-Dựng tia phân giác Bx của góc ABC
Góc xBC là góc 300 cần dựng
+Chứng minh :
 -Theo cách dựng tam giác ABC đều nên B =600 
-Bx là tia phân giác của Bnên:
BAx = B/2 = 300
Bài 33:
+Cách dựng :
-Dựng đoạn thẳng 
 CD = 3cm.
-Dựng <CDx=800.
-Dựng cung tròn tâm C có bán kính 4cm, cắt tia Dx ở A.
-Dựng tia Ay // DC(Ay và C thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ AD).
-Dựng góc DCt = 800, tia Ct cắt tia Ay ở B.
+Chứng minh :
-Theo cách dựng :
AB // DC. Nên ABCD là hình thang.
D = C Do đó: ABCD là hình thang cân.
-Theo cách dựng :
Góc D = 800, DC = 3cm, AC = 4cm.
Vậy hình thang cân ABCD thoả mãn yêu cầu bài toán
-Bài 34:
+Cách dựng :
-Dựng tamgiác ADC biết AD = 2cm, ADC = 900, DC = 3cm.
-Dựng tia Ax // DC
-Dựng cung tròn tâm C có bán kính 3cm, cung này cắt Ax tại B.
+Chứng minh :
Theo cách dựng :
-Tacó: AB//CD Nên ABCD là hình thang.
-Hình thang ABCD có
 AD = 2cm, D = 900, 
DC = 3cm, BC=3cm
*Cung tròn (C; 3cm) cắt Ax tại hai điểm. Nên ta có 2 hình thang thoả mãn bài toán.
3/ Củng cố :
 -Củng cố qua luyện tập .
4/Dặn dò :
-Về nhà xem laị các bài đã giải.
-HS khá ,giỏi làm bài 56 - 59 sách bài tập.
-Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, tấm bìa có dạng tam giác cân, chữ A, tam giác đều, hình tròn, hình thang cân cho bài trục đối xứng.
 -Ôn lại định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng
TIẾT 10: ĐỐI XỨNG TRỤC
NS:10/9/2010.ND:18/9/2010
I/mục tiêu:
 -Hiểu định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Nhận biết đựơc hình thang cân là hình có trục đối xứng.
-Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng. Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng.
-Biết nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thực tế. Bước đầu biết áp dụng tính đối xứng trục vào hình vẽ, gấp hình.
-Rèn luyện tính chính xác, cẩn thận khi vẽ hai điểm đối xứng nhau qua đường thẳng d.
II/chuẩn bị :
III/các bước tiến hành :
1/Kiểm tra bài cũ :
-Định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng. (3đ)
-Chođường thẳng d và một điểm A không thuộc d. Hãy vẽ điểm A/ sao cho d là đường trung trực của đoạn thẳng A A/.. (7đ)
2/Bài mới :
Hoạt động
Ghi bảng
Từ hình vẽ ở phần kiểm tra gv giới thiệu : A/là điểm đối xứng với A qua đường thẳng d,A là điểm đối xứng với điểm A/ qua đường thẳng d, hay hai điểm A và A/ đối xứng với nhau qua đường thẳng d. 
Định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng?
- Nếu điểm B nằm trên đường thẳng d thì điểm đối xứng với B qua đường thẳng d cũng là điểm B.
Cho hs làm ?2.
Qua việc kiểm tra thấy điểm C/ thuộc đoạn thẳng A/B/, GV giới thiệu: điểm đói xứng với mỗi điểm C thuộc đoạn thẳng AB đều thuộc đoạn thẳng A/B/ nói trên, điểm đối xứng với mỗi điểm C/ thuộc đoạn thẳng A/B/ đều thuộc đoạn thẳng AB.Ta gọi hai đoạn thẳng AB và A/B/ là đối xứng với nhau qua đường thẳng d.
HS đọc định nghĩa .
Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hai hình đó.
HS làm bài tập :
Cho tam giác ABC và đường thẳng d. Vẽ các đoạn thẳng đối xứng với các cạnh của tam giác ABC qua trục d.
Từ hình vẽ trên giáo viên giới thiệu hai đường thẳng, hai góc, hai tam giác đối xứng với nhau qua trục d.(như sgk)
Lưu ý: hai đoạn thẳng (góc, tam giác ) đối xứng với nhau qua một trục thì bằng nhau.
Cho HS quan sát hình 54sgk và giới thiệu: H và H/ là hai hình đối xứng với nhau qua trục d.
Khi gấp tờ giấy theo trục d thì hai hình H và H/ trùng nhau.
Cho hs làm ?3sgk.
Từ đó giới thiệu tam giác ABC là hình có trục đối xứng, đường thẳng AH là trục đối xứng của hình.
GV nêu định nghĩa trục đối xứng của một hình.
HS làm ?4.
Cho hs sử dụng các tấm bìa có dạng chữ A, tam giác đều, hình tròn để kiểm tra rằng nếu gấp tấm bìa theo trục đối xứng thì hai phần của tấm bìa trùng nhau.
GV gấp tấm bìa hình thang cân ABCD (AB//CD) sao cho A trùng B, D trùng C và để cho hs thấy nếp gấp đi qua trung điểm hai đáy của hình thang. HS nhận xét vị trí của hai phần tấm bìa sau khi gấp ?
Từ đó gv giới thiệu định lý về trục đối xứng của hình thang cân .
Cho hs đọc định lý đó ở sgk
-Hai điểm đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
-Một HS làm trên bảng, các em khác làm vào vở.
-HS đọc định nghĩa ở sgk
-Đại diện nhóm lên bảng trình bày bài .
+ AB và AC đối xứng với nhau qua AH.
+BC và CB đối xứng với nhau qua AH
-HS trả lời.
 Hs thực hiện
-Hai phần của tấm bìa trùng nhau.
Hs đọc
I/Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng:
-Định nghĩa :SGK
A đối xứng A/ qua d
 d AA/ (tại I)
 IA = IA/
-Nếu điểm B nằm trên đường thẳng d thì điểm đối xứng với B qua đường thẳng d cũng là điểm B.
II/Hai hình đối xứng qua một đường thẳng:
-Định nghĩa : SGK.
d : trục đối xứng của hai đoạn thẩngAB và A’B’ 
-Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau.
III/Hình có trục đối xứng:
-Định nghĩa :SGK
+AH là trục đối xứng của tam giác ABC.
-Định nghĩa
-Đường thẳng HK là trục đối xứng của hình thang cân ABCD.
3/Củng cố : -Nhắc lại các định nghĩa và định lý vừa học.
 -Làm bài tập 35 sgk.
4/Dặn dò : -Học bài theo sgk.
 -Làm bài tập 36,37 38. Chuẩn bị phần luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_8_tuan_5_ban_dep.doc