Giáo án Hình học Khối 8 - Tuần 11 (Bản đẹp)

Giáo án Hình học Khối 8 - Tuần 11 (Bản đẹp)

I/ MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Củng cố về định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi.

- Kĩ năng: Hs biết vận dụng kiến thức hình thoi để chứng minh các bài toán liên quan

- Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học, liên hệ với thực tế.

- Tư duy: Rèn tư duy lôgic, phân tích lập luận chứng minh.

II/ CHUẨN BỊ:

III/ PHƯƠNG PHÁP:

 Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.

IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:

 1. Kiểm tra: (2’)

? Nêu định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi ?

 2. Bài mới

 

doc 5 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 417Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 8 - Tuần 11 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Tiết 21: LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
Kiến thức: Củng cố về định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi.
Kĩ năng: Hs biết vận dụng kiến thức hình thoi để chứng minh các bài toán liên quan
Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học, liên hệ với thực tế.
Tư duy: Rèn tư duy lôgic, phân tích lập luận chứng minh.
II/ CHUẨN BỊ:
III/ PHƯƠNG PHÁP:
 Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành...
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
 1. Kiểm tra: (2’)
? Nêu định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi ?
 2. Bài mới
Phương pháp 
Nội dung
Hoạt động 1: Chữa bài tập (7’)
? Chữa bài 75/SGK - 106?
? Nhận xét bài? Nêu các kiến thức đã sử dụng trong bài?
HS : Chữa bài 75/SGK.
HS: - Nhận xét bài.
- Nêu các kiến thức đã sử dụng.
Bài 75/SGK - 106:
 A E B
 H F
 D G C
 hcn ABCD: AE = EB 
GT BF = FC, CG = GD
 DH = HA
KL EFGH là hình thoi
Chứng minh:
- Xét AEH, BEF, CGF, DGH có:
AE = EB = CG = GD (gt)
 = = = 900 (gt)
AH = BF = FC = DH (gt)
 AEH = BEF = CGF = DGH (c. g. c)
 EH = EF = GF = GH
 EFGH là hình thoi.
Hoạt động 2: Luyện tập (32’)
? HS đọc đề bài 138/SBT - 74?
? HS nêu các bước vẽ hình?
? HS ghi GT và KL?
? Dự đoán EFGH là hình gì?
? HS nêu hướng chứng minh?
HS: EFGH là hình chữ nhật
HS: EFGH là hcn 
 E, O, G thẳng hàng
 H, O, F thẳng hàng
EG = HF, OE = OG, OH = OF
 OE = OF = OG = OH
OE = OF, OG = OF, OG = OH
 O tia phân giác của các góc (gt)
1 HS lên bảng trình bày bài.
? HS đọc đề bài 78/SGK - 106?
? Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì?
? Để chứng minh: I, K, M, N, O cùng nằm trên 1 đường thẳng, ta chứng minh điều gì?
? Chứng minh cho 3 điểm I, K, M thẳng hàng?
GV: Các điểm còn lại chứng minh tương tự.
HS trả lời miệng.
HS: Ta chứng minh cho lần lượt 3 điểm thẳng hàng.
HS: Ta chứng minh cho 3 điểm đó nằm trên đường phân giác của 2 góc đối đỉnh.
Bài 138/SBT - 74:
 B
 O
 E F
 A C
 H G
 D 
 h.thoi ABCD: 
GT AC BD tại O
 OE AB, OF BC
 OG CD, OH AD 
KL EFGH là hình gì?
Chứng minh:
- Ta có: OE AB (gt)
 OG CD (gt)
 AB // CD (gt)
 E, O, G thẳng hàng.
- C/m tương tự: H, O, F thẳng hàng.
- Có: O tia p/g của 
 OE = OF, OG = OF, OG = OH
 OE = OF = OG = OH
 EFGH có 2 đường chéo EG , HF bằng nhau, cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. 
 EFGH là hình chữ nhật.
Bài 78/SGK - 106:
 E G
 I K M N O
 F H
- Các tứ giác IEKF, KGMH là hình thoi (4 cạnh bằng nhau)
 KI là đường phân giác EKF
 KM là đường phân giác GKH
Mà: EKF, GKH là 2 góc đối đỉnh
 I, K, M thẳng hàng.
- C/m tương tự, ta có: I, K, M, N, O cùng nằm trên 1 đường thẳng.
D. Củng cố: (2’)
? Để giải các bài tập trên ta đã sử dụng những kiến thức nào?
? Phát biểu định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thoi. 
E. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Nắm chắc định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết của hình thoi.
- Làm bài tập: 137, 140, 141/SBT - 74.
- Đọc và nghiên cứu trước bài: “ Hình vuông “.
 __________________________________________________________________
 Tiết 22: HÌNH VUÔNG 
NS:22/10/2010.ND:28/10/2010 
I/ MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS hiểu định nghĩa hình vuông, thấy được hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi.
Kĩ năng: Hs bước đầu biết cách vận dụng để chứng minh các bài toán liên quan
Thái độ: Vận dụng các kiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh, tính toán và trong các bài toán thực tế.
Tư duy: Rèn tư duy lôgic, phân tích lập luận chứng minh.
II/ CHUẨN BỊ:
 GV: Thước thẳng, compa, êke
 HS: Thước thẳng, compa, êke, đọc trước bài mới
III/ PHƯƠNG PHÁP: 
Nêu và GQVĐ, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành...
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
 1. Kiểm tra: (4’)
? Nêu định nghĩa hình chữ nhật? Hình thoi?
 2. Bài mới
GV: Có tứ giác nào vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi hay không?
Phương pháp
Ghi bảng
Hoạt động 1: Định nghĩa (7’)
GV: Vẽ hình vuông.
? Tứ giác ABCD có gì đặc biệt?
GV: ABCD là hình vuông.
? Thế nào là hình vuông?
? Vẽ hình vuông như thế nào?
? Tứ giác ABCD là hình vuông khi nào?
? Biết ABCD là hình vuông, ta suy ra điều gì?
? Theo định nghĩa để chứng minh tứ giác là hình vuông, ta cần chứng minh điều gì?
? Hình vuông có phải là hình chữ nhật không? Có phải là hình thoi không?
GV: Hình vuông vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi.
* Định nghĩa: 
(SGK - 107)
 A B
 D C
 ABCD là hình vuông
 Â = 
 AB = BC = CD = DA
Hoạt động2: Tính chất (10’)
? Hình vuông có những tính chất gì?
? HS làm ?1 ?
? Chỉ rõ tâm đối xứng của hình vuông, các trục đối xứng của hình vuông?
? HS làm bài tập 79a/SGK - 108?
 ?
 A B
 3cm
 D 3cm C
- Hình vuông có tất cả các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.
- Hai đường chéo của hình vuông:
+ Cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
+ Bằng nhau.
+ Vuông góc với nhau.
+ Là đường phân giác các góc của hình vuông.
Hoạt động 3: Dấu hiệu nhận biết (15’)
? Hình chữ nhật cần thêm điều kiện gì sẽ là hình vuông? Tại sao?
? Hình chữ nhật còn có thể thêm điều kiện gì sẽ là hình vuông?
GV: Hình chữ nhật có thêm 1 dấu hiệu riêng của hình thoi sẽ là hình vuông.
? Hình thoi cần thêm điều kiện gì sẽ là hình vuông?
GV: Hình thoi có thêm 1 dấu hiệu hiệu riêng của hình chữ nhật sẽ là hình vuông.
? Nêu các dấu hiệu nhận biết hình vuông?
GV: Nêu nội dung nhận xét.
? HS làm ?2 
* Dấu hiệu nhận biết: 
(SGK - 107)
* Nhận xét: (SGK - 107)
Hoạt động 4: Luyện tập (5’)
? HS hoạt động nhóm làm bài 81/SGK – 108?
? Đại diện nhóm trả lời?
? HS làm bài tập sau: 
Gấp 1 tờ giấy là 4. Làm thế nào để chỉ 1 lần cắt được hình vuông?
? HS giải thích và thực hành cắt hình?
HS hoạt động nhóm làm bài 81/SGK:
- Tứ giác EDFA có 3 góc vuông nên là hình chữ nhật.
- Hình chữ nhật EDFA có AD là đường phân giác của  nên là hình vuông (dấu hiệu).
HS:
- Sau khi gấp tờ giấy mỏng làm tư, đo OA = OB, gấp theo đoạn thẳng AB rồi cắt giấy theo nếp AB. Tứ giác nhận được sẽ là hình vuông.
- Tứ giác nhận được có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường nên là hbh. Hình bình hành này có hai đường chéo bằng nhau nên là hình chữ nhật. Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc nên là hình vuông.
 A
 O B
 	 3. Củng cố: (2’)
? Phát biểu định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình vuông.
- GV: Chốt lại các kiến thức về hình vuông. 
 4. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Học thuộc định nghĩa, tính chất và DHNB của hình vuông.
- Làm bài tập: 79b, 82, 83/SGK - 109; 144, 145, 148/SBT - 75.
- Giờ sau: Luyện tập.
===============================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_8_tuan_11_ban_dep.doc