A/ Mục tiêu:
- Khắc sâu kiến thức về đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang.
- Rèn kĩ năng vẽ hình rõ, chuẩn xác, kí hiệu đủ giả thiết đầu bài trên hình.
- Rèn kĩ năng tính, so sánh độ dài đoạn thẳng, kĩ năng chứng minh.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng, com pa. Bảng phụ ghi bài tập 1.
- HS: Thước, com pa.
C/ Tiến trình dạy - học
I/ Tổ chức: (1)
II/ KTBC: (6)
? HS1: Nêu định nghĩa và tính chất về đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang?
? HS2:
III/ Bài mới:
Tuần: 4 Ngày soạn: Tiết: 7 Ngày dạy: luyện tập A/ Mục tiêu: - Khắc sâu kiến thức về đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang. - Rèn kĩ năng vẽ hình rõ, chuẩn xác, kí hiệu đủ giả thiết đầu bài trên hình. - Rèn kĩ năng tính, so sánh độ dài đoạn thẳng, kĩ năng chứng minh. B/ Chuẩn bị: - GV: Thước thẳng, com pa. Bảng phụ ghi bài tập 1. - HS: Thước, com pa. C/ Tiến trình dạy - học I/ Tổ chức: (1’) II/ KTBC: (6’) ? HS1: Nêu định nghĩa và tính chất về đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang? ? HS2: III/ Bài mới: Hoạt động của thày Hoạt động của trò Bài 1: GV đưa đề bài 1 lên bảng phụ: Cho hình vẽ: a) Tứ giác BMNI là hình gì? b) Nếu góc A bằng 580 thì các góc của BMNI bằng bao nhiêu? ? Tứ giác BMNI là hình gì? ? Hãy chứng minh tứ giác BMNI là hình thang cân? GV: ngoài cách chứng minh BMNI là hình thang có hai đường chéo bằng nhau BMNI là hình thang cân, ta có thể chứng minh hình thang BMNI có hai góc kề 1 đáy bằng nhau. GV: Nếu cho góc A bằng 580, em hãy tính các góc của hình thang cân BMNI? GV cho HS suy nghĩ 3’ rồi cho các em làm miệng câu a). GV: Ghi lại lên bảng. GV gợi ý phần b xét 2 trường hợp: * E, K, F không thẳng hàng. * E, K, F thẳng hàng. HS2: Đứng tại chỗ trình bày. GV : Ghi lại lên bảng. GV: Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình và ghi GT-KL. GV cho HS suy nghĩ 3’ sau đó gọi 1 HS lên bảng chứng minh. HS: Vẽ hình và ghi GT-KL. GT: ABC, ; AD là phân giác; MA = MD; NA = NC; ID = IC. KL : a) BMNI là hình gì ? b) Nếu , tính số đo các góc của BMNI. HS: Tứ giác BMNI là hình thang cân. HS: Chứng minh Giải a) Theo hình vẽ ta có: MN là đường trung bình của ADC MN//DC MN//BI BMNI là hình thang (1) Tam giác ABC vuông tại B, có Bn là trung tuyến BN = . Mặt khác DAC có MI là đường trung bình MI = . Do đó BN = MI (2). Từ (1) và (2) BMNI là hình thang cân. HS: Đứng tại chỗ trình bày. b) ABD vuông tại B, có (do MBD cân tại M). Do đó (theo định nghĩa); . HS : Đọc đề bài 27. Cả lớp vẽ hình và ghi GT-KL. HS1: Đứng tại chỗ trả lời câu a). Bài 2: (Bài 27 SGKtr80) GT: ABCD; EA = ED; KA = KC; FB = FC. KL: a) So sánh EK và CD; KF và AB. b) EF . Chứng minh a) Theo gt có: E, K, F lần lượt là trung điểm của AD, AC, BC EK là đường trung bình của ADC EK = DC và KF là đường trung bình của ABC KF = AB. b) * Nếu E, K, F không thẳng hàng: EFK có EF < EK + KF (bất đẳng thức ) EF < (1). * Nếu E, F, K thẳng hàng thì EF = EK + KF (2). Từ (1) và (2) EF . HS: Đọc đề bài. Bài 3: (Bài 28 SGK tr80) GT: ABCD; AB//CD; ED = EA; FB = FC; AC cắt EF tại K, BD cắt EF tại I. KL : a) AK = KC ; DI = IB. b) Cho AB = 6cm, DC = 10cm. Tính EI, IK, KF ? Chứng minh a) Theo giả thiết EA = ED, FB = FC EF là đường trung bình của hình thang ABCD EF // AB // CD và EF = . Xét ADC có EA = ED, EK//CD KA = KC. Xét BDC có FB = FC, FI//CD ID = IB. b) Theo chứng minh trên ta có EI là đường trung bình của DAB EI = = 6 : 2 = 3cm. KF là đường trung bình của ABC KF = = 6 : 2 = 3cm. EF là đường trung bình của hình thang ABCD EF // AB // CD và EF = . Do đó IK = EF - EI - KF = 8 - 3 - 3 = 2cm. IV/ Hướng dẫn: (2’). - Ôn lại kiến thức về hình thang, toán dựng hình. - Làm bài 26 (SGK tr80) ; bài 42 ; bài 44 (SBT tr65) . Tuần: 4 Ngày soạn: Tiết: 8 Ngày dạy: Đ5 . Dựng hình bằng thước và compa. Dựng hình thang A/ Mục tiêu: - HS biết dùng thước và compa để dựng hình (chủ yếu là dựng hình thang) theo các yếu tố đã cho bằng số và biết trình bày hai phần là: cách dựng và chứng minh. - HS biết sử dụng thước và compa để dựng hình vào vở một cách tương đối chính xác. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng dụng cụ, rèn khả năng suy luận, có ý thức vận dụng hình vào thực tế. B/ Chuẩn bị: - GV: Thước thẳng, compa. - HS: Thước, compa. C/ Tiến trình dạy - học : I/ Tổ chức: (1’) II/ KTBC: III/ Bài mới: Hoạt động của thày Hoạt động của trò 1) Bài toán dựng hình (5’) GV giới thiệu bài toán dựng hình (như SGK tr81). ? Thước thẳng có tác dụng gì? ? Compa có tác dụng gì? 2) Các bài toán dựng hình đã biết (12’) GV: Qua chương trình hình học ở lớp 6, lớp 7 với thước và compa ta đã biết cách giải các bài toán dựng hình nào? GV: Hướng dẫn HS ôn lại cách dựng. 3) Dựng hình thang (20’) GV cho HS xét ví dụ trang 82. Ví dụ: Dựng hình thang ABCD biết đáy AB = 3cm, đáy CD = 4cm, cạnh bên AD = 2cm, góc D bằng 700. GV hướng dẫn: Thông thường, để tìm ra cách dựng hình, người ta vẽ phác hình cần dựng với các yếu tố đã cho. Nhìn vào hình đó phân tích, tìm ra xem những yếu tố nào dựng được ngay, những điểm còn lại cần thoả mãn điều kiện gì, nó nằm trên đường nào? Đó là bước phân tích. a) Phân tích: GV vẽ phác hình lên bảng và yêu cầu HS phân tích. b) Cách dựng: ? Theo em để dựng được hình thang ABCD này, ta cần dựng yếu tố nào trước? Dựng ntn? c) Chứng minh: ? Muốn xem hình cần dựng có thoả mãn đề bài không ta làm ntn? d) Biện luận: ? Ta có thể dựng được bao nhiêu hình thoả mãn đề bài? Chốt lại bài : các bước giải bài toán dựng hình a) Phân tích: (SGK tr83). b) Cách dựng: (SGK tr83). c) Chứng minh: (SGK tr83). d) Biện luận: (SGK tr83). HS : Nêu tác dụng của thước và compa. HS: trả lời theo SGK. HS: Dựng hình theo hướng dẫn của GV. HS: Phân tích cách dựng. HS: Nêu cách dựng. HS: Ta phải chứng minh. HS: Ta chỉ dựng được 1 hình thang thoả mãn yêu cầu của bài. Vì ADC dựng được là duy nhất, đỉnh B cũng dựng được là duy nhất. IV/ Củng cố:(5’) GV chốt lại: Một bài toán dựng hình đầy đủ gồm 4 bước: phân tích, cách dựng, chứng minh, biện luận. Với chương trình hình học lớp 8 quy định chỉ cần trình bày hai bước vào bài làm là cách dựng và chứng minh. 1. Cách dựng: nêu thứ tự các bước dựng hình đồng thời thể hiện các đường nét trên hình vẽ. 2. Chứng minh: bằng lập luận chứng tỏ rằng với cách dựng trên, hình đã dựng thoả mãn các điều kiện của đề bài. Bước phân tích làm ở nháp để tìm hướng dựng hình. GV cho HS đọc đề bài 31 (SGK tr83) GV vẽ phác hình thang, yêu cầu HS nêu cách dựng. V/ Hướng dẫn:(2’) - Ôn lại các bài toán dựng hình. - Nắm vững các bước giải 1 bài toán dựng hình. - Làm bài tập: 29, 30, 31, 32 (SGK tr83).
Tài liệu đính kèm: