Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 56: Hình hộp chữ nhật (Tiết 2) - Hoàng Văn Phúc

Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 56: Hình hộp chữ nhật (Tiết 2) - Hoàng Văn Phúc

A. MỤC TIÊU:

- HS nhận biết dấu hiệu về hai đường thẳng trong không gian qua mô hình .

- Bước đầu nhận biết được dấu hiệu đường thẳng // với mp , hai mp song song.

- Bước đầu tính được diện tích các mặt, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I/ Bài cũ :

a) Em hãy biểu diễn hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ

b) Đường thẳng MA nằm trong những mặt phẳng nào?

c) Giải BT3 sgk?

II/ Dạy bài mới :

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 56: Hình hộp chữ nhật (Tiết 2) - Hoàng Văn Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 
 Tiết 56: Đ2 Hình hộp chữ nhật ( tiết 2)
Mục tiêu: 
HS nhận biết dấu hiệu về hai đường thẳng trong không gian qua mô hình .
Bước đầu nhận biết được dấu hiệu đường thẳng // với mp , hai mp song song.
Bước đầu tính được diện tích các mặt, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Hoạt động dạy học: 
I/ Bài cũ :
Em hãy biểu diễn hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ
Đường thẳng MA nằm trong những mặt phẳng nào?
Giải BT3 sgk?
II/ Dạy bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
GV – Biểu diễn hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’lên bảng
HS – Quan sát trả lời ?1 sgk.
+) AA’ và BB’ cùng nằm trong một mặt phẳng ABB’A’
+) AA’ và BB’ không có điểm chung 
GV nêu đ/n hai đường thẳng // trong không gian.
? Định nghĩa này có gì khác với đ/n ta đã học ở lớp 6.
? Hai đt trong không gian có những vị trí nào?
+ song song 
+cắt nhau
+ Không cùng nằm trong một mặt phẳng nào(gọi là chéo nhau)
HS – lấy ví dụ trên hình hộp chữ nhật
GV ? quan hệ // của hai đường thẳng trong không gian có khác trong mặt phẳng không?
A
B
C
D
A’
B’
D’
C’
1.Hai đường thẳng song song trong không gian
Trong không gian hai đường thẩng a và b được gọi là song song nếu: 
+ cùng nằm trong một mặt phẳng
+ không có điểm chung.
*Vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian:
+ cắt nhau (AB và BC)
+ song song (AB và CD,)
+ chéo nhau (AB và DD’,)
* Nếu a// b và b//c thì a// c
VD: AB//CD và CD// C’D’ nên AB//C’D’
HS – Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ rồi hãy cho biết :
- BC // với những mặt phẳng nào?
- BC // với đường thẳng nào trong mặt phẳng đó không?
 ? Hai đường thẳng a và mp(P) song song với nhau khi nào?
HS: a song song với một đường thẳng trong (P)
? Mp (ABCD) chứa những đường thẳng nào cắt nhau và song song với
mp(A’B’C’D’)?
HS : AB, AD hoặc DA, DC 
GV Ta nói (ABCD)//(A’B’C’D’) 
GV gợi ý cho HS nêu nhận xét. 
- Đường thẳng song song với mp thì không có điểm chung.
- Hai mp song thì không có điểm chung.
Hai mp có một điểm chung thì có chung một đường thẳng đi qua điểm chung đó.
2. Đường thẳng // với mp. Hai mp //.
Trên hình hộp chữ nhật ta có :
BC//(ADD’A’)vì BC// AD vàAD(ADD’A’)
*Nếu đt a không nằm trong mp(P) và a//b, bmp(P) thì a//(P)
A
D
C
B
A’
B’
C’
D’
- Nếu mp(P) có chứa hai đường thẳng cắt nhau và cùng song song với mp(Q) thì mp(P)//mp(Q).
Nhận xét:
(sgk) 
Ví dụ:
- mp(ABCD) cắt mp(ABB’A’) theo đường thẳng AB
A
B
C
D
D1
A1
B1
C1
A
B
C
D
D1
A1
B1
C1
III/ Củng cố:
1) HS giải BT 6:
CC1 song song với : AA1; BB1; DD1 
A1D1 song song với: B1C1; BC; AD.
a
b
q
p
P
Q
2) HS giải BT 8:
 a) đt b// mp(P) vì b // a; a(P)
 b) đt p // sàn nhà vì p // q nằm trong sàn nhà
IV / Hướng dẫn học ở nhà :
- Chú ý tìm các hình ảnh về các đường thẳng song song trong không gian;
 mp // mp; đt // mp.
- Giải các bài tập còn lại sgk.
- Cần lấy các ví dụ trên hình hộp.
..Hết..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_8_tiet_56_hinh_hop_chu_nhat_tiet_2_hoa.doc