Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 23 đến 24 (Bản đẹp)

Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 23 đến 24 (Bản đẹp)

A. Mục tiêu:

- Kiến thức : Hệ thống hoá kiến thức về các tứ giác đã học trong chương (về định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết)

- Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình.

- Thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho học sinh

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bảng phụ (sơ đồ câm) dấu hiệu nhận biết các loại tứ giác như hình 79 (tr152 - SGV), phiếu học tập như sau:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 23 đến 24 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23
Ngày soạn: 7/11/09
Ngày giảng: 12/11/09 
 ôn tập chương I
A. Mục tiêu:
- Kiến thức : Hệ thống hoá kiến thức về các tứ giác đã học trong chương (về định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết)
- Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình.
- Thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho học sinh 
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ (sơ đồ câm) dấu hiệu nhận biết các loại tứ giác như hình 79 (tr152 - SGV), phiếu học tập như sau:
Hình vẽ
Tên tứ giác
Tính chất
....................................
.......................................
(Ghi đủ các tứ giác, hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông); Thước thẳng, phấn mầu, bảng phụ hình 109 (tr111-SGK)
- Học sinh: Ôn tập lại các kiến thức đã học trong chương, trả lời 9 câu hỏi trong SGK trang 110, thước thẳng.
C.Tiến trình bài giảng: 
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Ôn tập:
Hoạt động của thày, trò
Ghi bảng
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Cả lớp thảo luận và hoàn thành vào phiếu học tập 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- GV treo tranh vẽ ( phiếu học tập dã hoàn thành) lên bảng.
- GV treo bảng phụ có sơ đồ câm biểu diễn các tứ giác.
- Hs thảo luận và điền vào sơ đồ.
- GV treo bảng phụ bài tập 87.
- HS suy nghĩ làm bài.
- 1 em đứng tại chỗ llàm bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 88
- Cả lớp suy nghĩ làm bài
- 1 học sinh lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL
? Tứ giác EFGH là hình gì.
- Cả lớp suy nghĩ trả lời
- 1 học sinh lên bảng làm
- Lớp nhận xét bài làm của bạn, sửa chữa, bổ sung nếu sai thiếu.
- GV chốt: Cho dù tứ giác ABCD thay đổi như thế nào thì EFGH luôn là hình bình hành 
? Làm các câu hỏi a, b, c.
I. Ôn tập lí thuyết 
* Tính chất các loại tứ giác đã học
* Dấu hiệu nhận biết
II. Luyện tập 
BT 87 (tr111-SGK)
a) hình chữ nhật là tập con của hình bình hành, hình thang.
b) hình thoi là tập con của hình bình hành, hình thoi 
c) hình vuông 
BT 88 (tr111-SGK)
GT
tứ giác ABCD: AE = EB, BF = FC
CG = GD, AH = HD
KL
tứ giác ABCD cần có điều kiện gì thì:
a) EFGH là hình chữ nhật 
b) EFGH là hình thoi.
c) EFGH là hình vuông
BG:
Xét ABC có EF là đường TB
 ; EF // AC (1)
Xét DGA có HG là đường TB 
 , HG // AC (2)
Từ 1, 2 EF = GH; EF // GH
 tứ giác EFGH là hình bình hành 
a) EFGH là hình chữ nhật khi ADBD
b) EFGH là hình thoi khi AC = BD
c) EFGH là hình vuông khi thoả mãn 2 điều kiện trên.
IV. Củng cố: 
- Cho học sinh nhắc lại các dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
V. Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn tập lại các kiến thức trong chương
- Làm lại các bài tập trên, bài 89 (tr111-SGK)
- Làm các bài tập 161, 162, 163, 164 (tr77-SBT)
	 Tổ trưởng chuyên môn duyệt 9/11/09

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_8_tiet_23_den_24_ban_dep.doc