Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 20: Hình thoi - Huỳnh Thị Diệu

Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 20: Hình thoi - Huỳnh Thị Diệu

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 HS nắm vững định nghĩa, tính chất của hình thoi, hai tính chất đặc trưng của hình thoi, nắm được 4 dấu hiệu nhận biết hình thoi.

2. Kĩ năng:

 Hs biết dựa vào tính chất đặc trưng để vẽ được hình thoi, nhận biết được tứ giác là hình thoi qua các dấu hiệu của nó.

3. Thi độ:

 Gio dục Hs tư duy logic, tư duy biện chứng.

II. CHUẨN BỊ

 Gv:: Kiến thức về hình thoi, ke, compa.

 HS: Bảng nhóm, bút dạ, compa

III PPDH :

 Gợi tìm, vấn đáp, thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề

IV. TIẾN TRÌNH:

1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS.

 8A4

 8A5

 

doc 5 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 20: Hình thoi - Huỳnh Thị Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 _ Tiết 20
Ngày dạy21/10/09 	
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 HS nắm vững định nghĩa, tính chất của hình thoi, hai tính chất đặc trưng của hình thoi, nắm được 4 dấu hiệu nhận biết hình thoi.
2. Kĩ năng: 
 Hs biết dựa vào tính chất đặc trưng để vẽ được hình thoi, nhận biết được tứ giác là hình thoi qua các dấu hiệu của nó.
3. Thái độ: 
 Giáo dục Hs tư duy logic, tư duy biện chứng.
II. CHUẨN BỊ
 Gv:: Kiến thức về hình thoi, êke, compa.
 HS: Bảng nhóm, bút dạ, compa
III PPDH : 
 Gợi tìm, vấn đáp, thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề
IV. TIẾN TRÌNH:
1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS.
 8A4
 8A5
2 Kiểm tra bài cũ:(Hoạt động1)
Gv: Đưa yêu cầu kiểm tra 
 1/ -Vẽ hình bình hành ABCD (3đ)
 -Phát biểu định nghĩa và tính chất của hình bình hành. (4đ)
 2/ Nêu các dấu hiệu nhận biết hình bình hành. (3đ)
Đáp án: A
B
C
D
(Hs định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình bình hành như SGK).
Gv: Đưa ra 4 đoạn thẳng có độ dài bằng nhau.
Gv: Hãy ghép 4 đoạn thẳng bằng nhau này thành một hình tứ giác.
Hs: Lên bảng thực hiện ( yêu cầu thực hiện bằng compa ).
Gv: Hãy cho biết tứ giác bạn vừa ghép gọi là hình gì.
Hs: Hình bình hành cĩ 4 cạnh bằng nhau.
 .
3/ Bài mới:
 Trong phân môn hình học 8, ngoài các tứ giác đặc biệt mà các em đã học ra chúng ta còn có một tứ giác đặc biệt khác. Tứ giác này có 4 cạnh bằng nhau người ta gọi là hình thoi.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động2
* Gv: Với 4 đoạn thẳng bằng nhau ta ghép thành một tứ giác và các em đã biết tứ giác đó là hình thoi. Vậy hình thoi định nghĩa như thế nào ?
*Hs: Nêu định nghĩa hình thoi.
*Gv: Hình thoi có phải là hình bình hành hay không ? chứng minh khẳng định đĩ 
( ?1)
*HS: Hình thoi cũng là hình bình hành vì có các cạnh đối bằng nhau.
 *Gv: Vậy ta có thể nói gì về tính chất của hình thoi ?
*Hs: Hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành.
*Gv: Cho Hs làm ?2 
Hs: 
*Gv: Từ đó giới thiệu tính chất riêng của hình thoi.
*Hs: Phát biểu định lí 
*Gv: Vẽ hình.
*Gv: Yêu cầu 1 Hs lên bảng ghi tóm tắt GT-KL.
ABCD là hình thoi
ACBD = {O}
ACBD
AC, BD, CA, DB lần lượt là phân giác A, B, C, D
GT
KL
*Gv: gọi 1 HS nêu cách chứng minh và lên bảng chứng minh định lí.
 *Gv: Gọi vài học sinh lần lượt đứng tại chổ chứng minh miệng.
Hs: Ta vận dụng các chất đường trung tuyến của tam giác cân để chứng minh vuơng gĩc và phân giác.
*Gv: Cho Hs nêu cách chứng minh Gv uốn nắn và ghi bảng
*GV : từ định nghĩa, tính chất các em hãy đưa ra dấu hiệu nhận biết hình thoi.
Hoạt động3
*Gv: Muốn chứng một tứ giác là hình thoi ta có thể chứng minh như thế nào ? Nói cách khác hãy cho biết những cách khác nhau để chứng minh một tứ giác là hình thoi ?
*Hs: Phát biểu.
*Gv: Chốt lại và đưa ra dấu hiệu nhận biết.
*Gv: Gợi ý cho Hs thực hiện ?3
*Gv: Muốn chứng minh tứ giác là hình thoi ta chứng minh như thế nào ?
*Hs: Ta chứng minh AB = BC
*Gv: Muốn chứng minh AB = BC ta chứng minh như thế nào ?
*Hs: Ta c/m rABC cân dựa vào tính trung tuyến.
 *GV:các em về nhà chứng minh tiếp đi
4/ Củng cố và lưyện tập
*Gv: đưa bài tập 73 lên màn hình
*Gv: gọi HS đứng tại chỗ trả lời và chứng minh miệng.
ABCD là hình thoi vì có 4 cạnh bằng nhau 
EFGH là hình thoi vì là hình bình hành có một đường chéo là phân giác một góc 
IKMN là hình thoi vì là hình hình bình hành có hai đường chéo vuông góc.
PQRS không là hình thoi vì các cạnh đối không bằng nhau nên PQRS không là hình bình hành .Vậy PQRS càng không phải hình thoi.
1/ Định nghĩa: SGK.
A
B
C
D
 AB = BC = CD = AD ABCD là hình thoi
?1 
 Tứ giác ABCD có AB = DC va ø AD = BC 
ABCD là hìnhbình hành.
2/ Tính chất:
Hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành.
?2
a) Cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
b) Hai đường chéo vuông góc với nhau.
Hai đường cheo là phân giác của các góc của hình thoi.
Định lí:
Trong hình thoi:
-Hai đường chéo vuông góc với nhau.
-Hai đường cheo là phân giác các góc của hình thoi.
O là trung điểm của AC
ABCD là hình thoi
ACBD = {O}
Vì rABC cân tại A ( vì AB = CB)
Mà OB là trung tuyến ( O là trung điểm của AC).
Nên BO là đường cao của rABC
 BO là phân giác của rABC
Vì BO là đường cao của rABC
BDAC
Nên BO AC
 B, O, D thẳng hàng 
Vì OB là phân giác của rABC nên 
BO là phân giác gĩc ABC 
Chứng minh tương tự ta có:
DB là phân giác gĩc ADC 
AC là phân giác gĩc BAD
CA là phân giác gĩc BCD
3. Dấu hiệu nhận biết: SGK.
1. Tứ giác cĩ bốn cạnh bằng nhau là hình thoi.
2. Hình bình hành cĩ hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
3. Hình bình hành cĩ hai đường chéo vuơng gĩc với nhau là hình thoi.
4. Hình bình hành cĩ một đường chéo là phân giác của một gĩc là hình thoi.
?3
Bài tập 73: SGK:
A
B
C
D
Tìm các hình thoi trên hình.
E
F
G
H
I
N
M
K
-
Q
R
S
P
5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà
 Học bài theo SGK kết hợp vở ghi.
 -Chứng minh các dấu hiệu nhận biết.
 -Làm Bài tập : 74, 75, 76 SGK. 
V RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_8_tiet_20_hinh_thoi_huynh_thi_dieu.doc