Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 18: Hai đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước

Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 18: Hai đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước

A. MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức:

Nắm chắc khái niệm khoảng cách giửa hai đường thẳng song song,định lí về các đường thẳng song song cách đều,tính chất các điểm cách đường thẳng cho trước một khoảng không đổi.

2. Kỷ năng:

 Biết vận dụng tính chất đường thẳng song song cách đều để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau,xác định vị trí của một điểm nằm trên một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.

3.Thái độ:

- Rèn đức tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng dụng cụ; rèn luyện khả năng suy luận trong chứng minh.Vận dụng vào thức tế cuộc sống một cách nhanh nhẹn,logic.

B.PHƯƠNG PHÁP:

 Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.Trực quan.

C. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: thước êke, compa,

 Học sinh: Làm BTVN; dụng cụ vẽ: Thước, compa.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định:

 II. Kiểm tra bài cũ: (Không)

 III. Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 18: Hai đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18: §10 HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
 VỚI MỘT ĐƯỜNG THẲNG CHO TRƯỚC
Ngày soạn: 6/11
Ngày giảng: 9/11 Dạy bù
A. MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức:
Nắm chắc khái niệm khoảng cách giửa hai đường thẳng song song,định lí về các đường thẳng song song cách đều,tính chất các điểm cách đường thẳng cho trước một khoảng không đổi.
2. Kỷ năng: 
 	Biết vận dụng tính chất đường thẳng song song cách đều để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau,xác định vị trí của một điểm nằm trên một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.
3.Thái độ:
- Rèn đức tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng dụng cụ; rèn luyện khả năng suy luận trong chứng minh.Vận dụng vào thức tế cuộc sống một cách nhanh nhẹn,logic.
B.PHƯƠNG PHÁP:
 	Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.Trực quan.
C. CHUẨN BỊ:
 	Giáo viên: thước êke, compa, 
 	Học sinh: Làm BTVN; dụng cụ vẽ: Thước, compa. 
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định:
 II. Kiểm tra bài cũ: (Không)
 III. Bài mới:
Đặt vấn đề. 5’
HS vẽ đường thẳng a đi qua điểm A nằm ngoài đường thẳng d cho trước. So sánh khoảng cách các điểm trên a với d. GV dvđ đi vào bài mới.
2. Triển khai bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
1,. Hoạt động 1: 7’
GV: cung cấp kiến thức cho HS khoảng cách giữa hai đường thẳng song song.
HS phát biểu định nghĩa như SGK
2. Hoạt động 2: 15’
GV yêu cầu HS làm ?2
Cho đường thẳng b. Gọi a và a’ là hai đường thẳng song song với đường thẳng b, và cùng cách b một khoảng h.Gọi M, M’ là các điểm cách b một khoảng h.M, M’ thuộ hai nửa mp bờ b.
?Nhận xét vị trí điểm M, M’ đối với a và a’?
HS nhận xét rút ra tính chất.
HS trả lời nhanh ?3.
GV rút ra nhận xét.
3. Hoạt động 3: 10’
GV vẽ các đường thẳng song song cách đều a; b; c; d.
GV vẻ đường thẳng bất kì cắt a; b; c; d. lần lượt tai M;N;P;Q.
? So sánh MN; NP; PQ?
HS rút ra định lí.
1. Khoảng cách giửa hai đường thẳng song song.
Định nghĩa: Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song là khoảng cách từ một điểm tuỳ ý trên đường thẳng này đến đường thẳng kia
A
b
a
B
C’
A’
C
h
h
2. Tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước.
* Tính chất: Các điểm cách đường thẳng b một khoảng bằng h nằm trên hai đường thẳng song song với b và cách b một khoảng bằng h.
*Nhận xét:Tập hợp các điểm cách một đường thẳng cố định cho trước một khoảng không đổi h là hai đường thẳng song song với đường thẳng đó và cách đường thẳng đó ,một khoảng bằng h.
3. Đường thẳng song song cách đều.
 Nếu các đường thẳng ssong song cách đều cắt một đường thẳng thì chúng chắn trên đường thẳng đó các đoan thẳng liên tiếp bằng nhau.
 Nếu các đường thẳng song song cắt một đường thẳng và chúng chắn trên đường thẳng đó các đoạn thẳng liên tiếp bằng nhau thì chúng song song cách đều.
3. Củng cố: 5’
Nhắc lại định nghĩa khoảng cách giửa hai đường thẳng song song,tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước và định lí về đường thẳng song song cách đều.
Bài tập 69.1-6;2-5;3-8;4-7.
4. Hướng dẫn về nhà: 3’ 
BTVN: 68; 70; 71; 72. SGK 
	Nghiên cứu các bài tập phần luyện tập. 
E. BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_8_tiet_18_hai_duong_thang_song_song_vo.doc