Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 13 đến 22 - Phạm Thị Thảo Quyên

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 13 đến 22 - Phạm Thị Thảo Quyên

I / Mục tiêu bài dạy:

 Kiến thức : HS hiểu các định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một điểm, hai hình đối xúng nhau qua một điểm, hình có tâm đối xúng.

 Kỹ năng : HS biết vẽ điểm đối xứng với điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với đoạn thẳng cho trước qua một điểm.

 Thái độ : HS nhận biết một số hình có tâm đối xứng trong thực tế , ý nghĩa của đối xứng tâm

II.Chuẩn bị:

 GV: Thước thẳng, compa, bảng phụ.

 HS: Thước thẳng, compa.

III.Tiến trình dạy học:

1 / Ồn định lớp

2 / Bài cũ :

 - Thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng , trong các tứ giác đã học , hình nào có trục đối xứng ?

Đáp án : Hai điểm được gọi là đối xứng với nhau qua một đường thẳng nếu đường thẳng là trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó

Hình có trục đối xứng là hình thang cân

3/ Bài mới :

 

doc 24 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 13 đến 22 - Phạm Thị Thảo Quyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
TIẾT 13 
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY :
1 . Kiến thức: HS củng cố định nghĩa, tính chất , dấu hiệu nhận biết hình bình hành .
2 . Kĩ năng: HS biết áp dụng các tính chất về hình bình hành vào việc chứng minh các góc bằng nhau ;các đoạn thẳng bằng nhau ;chứng minh ba điểm thẳng hàng , vận dụng dấu hiệu nhận biết hình bình hành để chứng minh hai đường thẳng song song
3.Thái độ: Rèn luyện khả năng suy luận hợp lí , có căn cứ
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: Thước thẳng, compa, bảng phụ ghi các câu hỏi trắc nghiệm của bài 43 ;46/92
Học sinh: Thước thẳng, compa, bảng nhóm.
II.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1 / Ổn định lớp
2/ Bài cũ ( 7 ph )
- Phát biểu định nghĩa , tính chất và dấu hiệu nhận biết hình bình hành ?
Các phát biểu sau đúng hay sai ? Giải thích ?
- Hình thang có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành ( Đ)
- Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình bình hành (S)
- Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau là hình bình hành (S)
- Hình thang có hai cạnh bên song song là bình hành ( Đ )
3/ Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài ghi 
Hoạt động 1 : Sửa bài 47 Trang 93:
- Gọi HS đọc đề bài 47
- Vẽ hình , ghi GT , KL của bài toán ?
- Muốn chứng minh một tứ giác là hình bình hành ta có những cách nào ?
- trong trường hợp này ta nên làm như thế nào ?
- Vì sao AH // CK ?
- Để chứng minh AH = CK ta làm như thế nào ?
- Có nhận xét gì về vị trí điểm O trong hình bình hành AHCK
- HS đọc đề , vẽ hình ghi GT , KL
- HS nhắc lại
- Ta chứng minh AH // CK và AH = CK
- Vì AH và CK cùng vuông góc với BD
- Ta xét hai tam giác ADH và tam giác BCK
-O là trung điểm hai đường chéo
Bài 47 Trang 93:
GT
ABCD là hình bình hành
AH BD;CKBD (H;KBD)
OHK:OH=OK
KL
a)AHCK là hình bình hành
b)A;O;C thẳng hàng
Chứng minh
a)AH^BD,CK^BDÞAH//CK(1).
ABCD là hình bình hành Þ AB = CD
Và AB // CD Þ (so le trong) Þ DAHB = DCKD (cạnh huyền - gn)Þ AH = CK.(2)
từ (1) và (2) Þ AHCK là hình bình hành
b) O là trung điểm của HK mà AHCK là hình bình hành nên O cũng là trung điểm của AC Þ O, A, C thẳng hàng
Hoạt động 2 : Sửa bài 48 / 92
- Gọi hS đọc đề , vẽ hình ghi GT , KL
- Nêu cách chứng minh tứ giác HEGF là hình bình hành ?
- Cho H , E , G , F là trung điểm của AB , BC , CD , DA ta suy ra điều gì ?
- Nhắc lại tính chất đường trung bình của tam giác ?
- HS đọc đề , vẽ hình và ghi GT , KL của bài toán
- Chứng minh HE = GF và HE // GF
- HE, FG lần lượt là đường trung bình của DADB & DDBC 
- Đường trung bình của tam giác song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy
Bài 48: Trang 92
GT
Tứ giác ABCD
AE = EB, BF = FC
GD =CG,DH = DA
KL
Tứ giác HEFG là hình gì? Vì sao?
Chứng minh:
H, E, F, G lần lượt là trung điểm của AD; AB; CB; CD suy ra HE, FG lần lượt là đường trung bình của DADB & DDBC suy ra:
 HE // DB và HE = DB (1)
FG // DB và FG = DB (2)
(1) &(2)Þ HE // FG và HE = FG
Þ Tứ giác HEFG là hình bình hành.
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (5’)
Bài tập 49 sgk, 81SBT trang 68.
Làm thêm:
Cho hình bình hành ABCD, qua B vẽ đoạn thẳng EF sao cho EF // AC và EB = BF = AC. 
Các tứ giác AEBC, ABFC là hình gì?
b. Hình bình hành ABCD có thêm điểu kiện gì thì E đối xứng với F qua đường thẳng BD.
Rút kinh nghiệm : 
TUẦN 7
TIẾT 14 
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
BÀI 8 : ĐỐI XỨNG TÂM
I / Mục tiêu bài dạy:
Kiến thức : HS hiểu các định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một điểm, hai hình đối xúng nhau qua một điểm, hình có tâm đối xúng.
Kỹ năng : HS biết vẽ điểm đối xứng với điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với đoạn thẳng cho trước qua một điểm.
Thái độ : HS nhận biết một số hình có tâm đối xứng trong thực tế , ý nghĩa của đối xứng tâm
II.Chuẩn bị:
GV: Thước thẳng, compa, bảng phụ.
HS: Thước thẳng, compa.
III.Tiến trình dạy học:
1 / Ồn định lớp
2 / Bài cũ :
	- Thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng , trong các tứ giác đã học , hình nào có trục đối xứng ?
Đáp án : Hai điểm được gọi là đối xứng với nhau qua một đường thẳng nếu đường thẳng là trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó
Hình có trục đối xứng là hình thang cân
3/ Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Hai điểm đối xứng nhau qua một điểm ( 10 phút )
- Cho O và A. Vẽ A’ sao cho O là trung điểm của AA’ 
 Ta nói A đối xứng với A’ qua O
 Ta nói A’ đối xứng với A qua O
 A và A’ đối xứng nhau qua O
- Thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua O?
- Nếu A trùng O thì A’ ở đâu?
- Với một điểm O, ứng với một điểm A cho trước, có mấy điểm đối xúng với A qua O?
- 1 HS lên bảng vẽ, HS khác vẽ vào vở 
- HS trả lời đn SGK/93
- A’ º O º A
-Với một điểm O, ứng với một điểm A cho trước, chỉ có một điểm đối xứng với A qua O
1. Hai điểm đối xứng nhau qua một điểm
O
B
A
A và A’ gọi là đối xứng nhau qua O
Hai điểm gọi là đối xứng nhau qua O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó 
Qui ước: Aº O thì A’ º O
Hoạt động 2: Hai hình đối xứng nhau qua một điểm ( 15 phút )
- GV vẽ đoạn thẳng AB và điểm O Ï AB.
- Vẽ điểm A’ đối xứng với A qua O
- Vẽ điểm B’ đối xứng với B qua O
- Lấy CÎ AC, vẽ C’ đối xứng với C qua O à nhận xét điểm C’
AB v A’B’ là hai hình đối xứng nhau qua O, mỗi điểm thuộc AB đối xúng với một điểm thuộc A’B’ qua O và ngược lại.
à Định nghĩa
- GV treo hình 77 SGK vẽ trong bảng phụ giới thiệu về hai đoạn thẳng, 2 đường thẳng, hai góc, hai tam giác đối xứng nhau qua một điểm.
- Nhận xét gì về hai đường thẳng ( góc, tam giác ) đối xứng nhau qua môt điểm?
- Quan sát hình 78 sgk cho biết hình H và H’ có quan hệ gì?
Nếu quay hình H quanh O một góc 1800 thì sao?
- HS vẽ theo yêu cầu của GV, HS khác vẽ vào vở.
- C’ÎA’B’
HS nhắc lại định nghĩa sgk/94
HS nhận xt (sgk/94)
Hai hình H và H’ đối xứng nhau qua O
H º H’
2. Hai hình đối xứng nhau qua một điểm
O
A
B
A'
B'
C
C'
AB đối xứng với A’B’ qua O
Hai hình được gọi là đối xúng nhau qua O nếu mọi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua O và ngược lại.
- Điểm O gọi là tâm đối xứng của hai hình đó.
- Nhận xét: Nếu hai đoạn thẳng ( góc, tam giác ) đối xứng nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau.
Hoạt động 3: Hình có tâm đối xứng ( 9 phút )
- Cho 2 HS vẽ hình bình hành ABCD có hai đc cắt nhau tại O. Tìm hình đối xứng của AB, CD qua O?
- Lấy MÎABCD. Tìm điểm đối xứng với M qua O?
à O là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD
à ĐN Tâm đối xứng của hình H và định lí.
Cho HS làm ?4
O
A
B
C
D
BC đối xứng AD qua O
CD đối xứng AB qua O
M cũng ÎABCD
HS trả lời 
3. Hình có tâm đối xứng
Điểm O gọi là tâm đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng của nỗi điểm thuộc H qua O cũng thuộc H
H có tâm đối xứng
Định lí: Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình đó
 4 / Củng cố ( 10 pht )
Trong các hình sau hình nào có tâm đối xứng?
5 / Hướng dẫn về nhà ( 2 pht ) Bài tập về nhà : 50, 52, 53, 56/96 sgk , 92, 93, 94/70 sbt
TUẦN 8
TIẾT 15
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
LUYỆN TẬP
I / Mục tiêu bài dạy :
Kiến thức : HS củng cố các kiến thức về đối xứng tâm , đối xứng trục
Kĩ năng : HS biết áp dụng các kiến thức trên vào bài tập chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm .
Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận, phát biểu chính xác cho học sinh.
II / Chuẩn bị:
GV: Thước thẳng, compa, bảng phụ.
HS: Thước thẳng, compa.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định lớp
2/ Bài cũ :
- Thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua điểm O?
Vẽ DA’B’C’ đối xứng DABC qua trọng tâm G. ? 
3 / Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Sửa bài 54 / 96
- Gọi HS đọc đề , vẽ hình ghi GT , KL
- GV hướng dẫn:
- Muốn chứng minh B và C đối xứng qua O ta chứng minh điều gì ?
- Nhắc lại các phương pháp chứng minh hai điểm thẳng hàng ? 
- Để chứng minh B, O, C thẳng hàng ta có thể làm như thế nào ?
- Nhắc lại tính chất của hai hình đối xứng qua một trục ?
- HS đọc đề , vẽ hình, ghi GT, KL
GT
A ,B đối xứng qua Ox
A,C đối xứng qua Oy
KL
B và C đối xứng qua O
- B, O, C thẳng hàng và OB=OC
- HS nhắc lại : chứng minh hai đoạn thẳng cùng song song với một đường thẳng , hoặc chứng minh góc tạo bới hai đoạn thẳng bằng 1800
- Ta chứng minh 
Bài 54/96 sgk
C
B
A
4
3
2
1
x
y
K
E
O
C và A đối xứng nhau qua Oy Þ OC=0AÞ DCOA cn tại O
Tương tự OA=OB v 
Vậy OA = OB = OC (1)
 B , O , C thẳng hàng (2) 
Từ (1), (2) à O là trung điểm của BC, Hay C và B đối xứng nhau qua O
Hoạt động 2 : bài 52 SGK / 96
-Gọi HS đọc đề , vẽ hình , ghi GT , KL
-Để chứng minh E đối xứng với F qua B ta chứng minh điều gì ?
- Nhắc lại các phương pháp chứng minh hai điểm thẳng hàng ?
-Ta chứng minh EB và BF cùng song song với đoạn thẳng nào ?
- Chứng minh EB // AC ?
- Gọi hS lên bảng thực hiện chứng minh 
- HS đọc đề , vẽ hình
GT
ABCD là hình bình hành
E đối xứng với D qua A
F đối xứng với D qua C
KL
E đối xứng với F qua B
- Ta chứng minh E , F thẳng hàng và EB = BF
- Hs nhắc lại
- Cùng song song với AC
- Chứng minh AEBC là hình bình hành
bài 52 SGK / 96
Chứng minh
- Ta có ABCD là hình bình hành BC // AD BC // AE (1)
AD = AE ( E đối xứng với D qua A )
Và AD = BC ( ABCD là hình bình hành ) BC = AE ( 2 )
- Từ (1) và (2) AEBC là hình bình hành
EB// AC và EB= AC (3)
Chứng minh tương tự ta có ABFC là hình bình hành
FB//AC và FB = AC ( 4 )
- Từ (3 ) và (4 ) ta có E , B , F thẳng hàng và BF=BE
 E và F đối xứng qua B
4/ Củng cố ( 10 ph )
- Thế nào là hai hình đối xứng với nhau qua một điểm ? Cách vẽ một điểm đối xứng với một điểm qua một điểm cho trước ?
Áp dụng : 
a/ Cho DABC ( ). Vẽ hình đối xứng của DABC qua A
b/ Cho tứ giác ABCD có AC^BD tại O. Vẽ hình đối xứng với tứ giác ABCD qua O.
c/ Cho đường tròn tâm O, bán kính R. Vẽ hình đối xứng của đường tròn (O) qua O
5/ Hướng dẫn về nhà
Làm BT: 95, 96, 97, 101/ 70-71
Ôn lại định nghĩa, tính chất của hình bình hành
Rút kinh nghiệm : .
TUẦN 8
TIẾT 16
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
 HÌNH CHỮ NHẬT 
I / Mục tiêu bài dạy :
Kiến thức : HS hiểu được định nghĩa hình chữ nhật, tính chất hình chữ nhật và các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật
Kỹ năng : HS vẽ được hình chữ nhật, bước đầu biết chứng minh tứ giác là hình chữ nhật, vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật áp dụng vào tam giác.
Thái độ : Bước đầu biết vận dụng các tính chất hình chữ nhật để tính toán và chứng minh
II / Chuẩn bị:
GV: Thước thẳng, compa, bảng phụ., eke, phấn mầu
HS: Thước thẳng, compa; Ơn tập định nghĩa , tính chất , dấu hiệu nhận biết hình bình hành, bảng nhóm.
III / Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định lớp
2/ Bài cũ ( 3 ph )
- Nêu định nghĩa , tính chất , dấu hiệu nhận biết của hình thang cân , hình bình hành ?
3/ Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Định nghĩa ( 10 phút )
- Cho ví dụ thực tế về hình chữ nhật?
- Hình ch ... hương tiện dạy học:
Giáo viên: Chuẩn bị: Bảng phụ ( Vẽ hình bài 73sgk), Eke, thước, compa
Học sinh: - Ôn lại kiến thức: Tính chất tam giác cân, đối xứng trục, đối xứng tâm định nghĩa-tính chất-dấu hiệu nhận biết hình bình hành, tính chất hình chữ nhật-Bảng nhóm (để giải bài 75)
III/ Tiến trình dạy học:
1 / Ổn định lớp
2/ Bài cũ
Nêu định nghĩa , tính chất của hình bình hành ? Cho tứ giác ABCD có AB =BC = CD =DA . ABCD có phải là hình bình hành không ? vì sao?
Đáp án : ABCD là hình bình hành vì có các cặp cạnh đối bằng nhau .
3/ Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Định nghĩa (5ph)
-Quan sát hình vẽ trên và cho biết hình thoi là tứ giác như thế nào? 
- ABCD là hình thoi Û ? 
-Hãy chứng minh tứ giácABCD ở hình vẽ trên cũng là một hình bình hành.
-Từ đó ta thấy hình thoi cũng là một hình gì ? 
-HS: Hình thoi l tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.
- ABCD là hình thoi Û
AB=BC=CD=DA
-HS : ABCD có AB=CD và BC=AD Þ ABCD là hình bình hành 
-Hình thoi cũng là một hình bình hành.
1) Định nghĩa
Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau
ABCD là hình thoi Û AB=BC=CD=DA
Hoạt động 2 : Tính chất ( 15ph)
 -Vì hình thoi cũng là một hình bình hành nên nó có các tính chất gì ? 
-Cụ thể các tính chất đó là gì? 
-Hãy phát hiện thêm các tính chất khác của hai đường chéo AC và BD? 
Þ định lí 
-Hãy viết GT, KL của định lí,
Þ Chứng minh
-Ngòai các tính chất trên của hình thoi, hãy xem hình thoi có tính chất đối xứng như thế nào? 
Þ GV hướng dẫn HS cách vẽ hình thoi.
-Hình thoi có các tính chất của hình bình hành 
-Cạnh:AB=BC=CD=DA
-Góc: 
- Đường chéo:
 OA=OC, OB=OD
-HS suy nghĩ và trả lời 
Hai đường chéo vuông góc với nhau, Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi 
-HS đọc định lí 
-Một HS đứng tại chổ nêu GT, KL
-HS nhắc lại:Trong tam giác cân đường trung tuyến ứng với cạnh đáy đồng thời là đường cao, đường phân gíac, đường trung trực
-Một học sinh lên bảng chứng minh
-HS: Mỗi đường chéo là trục đối xứng của hình thoi, Giao điểm hai đường chéo là tam đối xứng của hình thoi
2) Tính chất:
- Hình thoi có các tính chất của hình bình hành
Định lí ( sgk/104)
GT
à ABCD l hình thoi
KL
BD^AC
BD là phân giác của góc B
DB là phân giác của góc D
AC là phân giác của góc A
CA là phân giác của góc C
Chứng minh :
DABC có BA=BC (ABCD là hình thoi) Þ DABC cân tại B
Mà OA=OC (t/c đường chéo của hình bình hành) nên BO là đường trung tuyến Þ BO cũng là đường cao, đường phân giác
Vậy BD^AC và BD là phân giác của góc D
Chứng minh tương tự ta có 
DB là phân giác của góc D
AC là phân giác của góc A
CA là phân giác của góc C
Hoạt động 3 : Dấu hiệu nhận biết ( 10ph)
-Theo định nghĩa thì tứ giác như thế nào là hình thoi?
-Hãy dự đoán xem hình bình hành cần thêm điều kiện như thế nào nữa thì trở thành hình thoi?
Þ Hãy chứng minh dấu hiệu 3
-Vẽ hình ( vẽ ABCD là hình thoi)
-Ghi GT, KL
-GV hướng dẫn chứng minh. 
-Tứ giác có 4 cạnh bằng nhau là hình thoi
-Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
-Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi
-Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình thoi 
3) Dấu hiệu nhận biết hình thoi( SGK/ Trang 105)
Chứng minh dấu hiệu 3
GT
ABCD là hình bình hành
AC^BD
KL
ABCD là hình thoi
 Ta có AC^BD tại O, M OA=OC
Þ BD là đường trung trực của AC
Þ BA=BC Þ AB=BC=CD=DA
Vậy ABCD l hình thoi
4/ Củng cố : treo bảng phụ hình 102 , hãy chỉ ra các tứ giác l hình thoi trên hình ? Giải thích ?
5 / Hướng dẫn về nhà :
Học kĩ đ/n, tính chất của hình thoi v dấu hiệu nhận biết hình thoi 
5/ Bài tập về nhà
Làm bài tập : 74, 75, 76 sgk-tr106 ; Làm bài tập : 136, 141 sbt-tr74
ôn lại tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình chữ nhật, Chuẩn bị bảng nhóm.
Rút kinh nghiệm :
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 11
TIẾT 21
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
LUYỆN TẬP
I / Mục tiêu bài dạy :
1 / Kiến thức: Củng cố cố các tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thoi; 
2 / Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ hình, kĩ năng áp dụng tính chất của hình thoi vào việc tính độ dài đoạn thẳng,.., kĩ năng chứng minh một tứ giác là hình thoi
3 / Thái độ: Giáo dục tính linh hoạt , biết vận dụng tóan học vào thực tế.
II / Phương tiện dạy học:
Giáo viên: Eke, thước 
Học sinh: Bảng nhóm, bài tập dặn dò ở tiết 20
III/ Tiến trình dạy học:
1 / Ổn định lớp
2/ Bài cũ ( 8 ph )
- Nêu định nghĩa , tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thoi ?
Các phát biểu sau đúng hay sai ? Giải thích ?
a/ Tứ giác có hai đường chéo vuông góc là hình thoi ( S )
b/ Hình thoi là tứ giác có các cạnh bằng nhau(Đ )
c/Tứ giác có hai đường chéo vuông góc và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình thoi ( Đ )
3/ Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bi ghi
Hoạt động 2 : Luyện tập ( 15 ph)
-GV  Gọi một HS lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL
-Hãy cho biết muốn chứng minh EFGH là hình thoi ta có thể làm như thế nào ?
- Nhắc lại cách chứng minh EFGH là hình bình hành
- Hãy chứng minh EFGH là hình bình hành ?
- Chứng minh hai cạnh kề bằng nhau
-Ngòai ra ta có thể chứng minh EFGH là hình thoi bằng cách nào nữa ?
- Nêu cách chứng minh EF = FG = GH = HE ?
-HS vẽ hình, ghi GT, KL
GT
ABCD là hình chữ nhất
EA=EB( EÎAB),
FB=FC(FÎBC)
GC=GD(GÎCD), HD=HA(HÎDA)
KL
EFGH là hình thoi
-Ta có thể chứng minh EFGH là hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau.
- Ta có thể chứng minh EFGH có hai cạnh đối song song và bằng nhau
- Hs chứng minh dựa vào tính chất đường trung bình của tam giác
- Ta chứng minh tứ giác EFGH có bốn cạnh bằng nhau
- HS xét tam giác
Bài 75 / sgk-tr106
Chứng minh :
EF là đường tb của DABC Þ 
EF//AC, EF=AC (1)
HG là đường TB của DADCÞ
HG//AC, HG=AC (2)
Từ (1), (2) Þ EFGH l hình bình hành
Mặt khác HE là đường trung bình của DADBÞ
HE=BD , M BD=ACÞ HE=EF
vậy EFGH là hình thoi.
Cách 2 : 
Xét DHAE, DFBE, DFCG và DHDG 
Có : AE=BE=CG= DG
 AH=BF=CF=DH
Þ DHAE = DFBE= DFCG=DHDG (c.g.c)
ÞEF=FG=GH=HE Þ EFGH là hình thoi.
Hoạt động 2 : Bài 76 trang 106
- Gọi một HS lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL
-Hãy nhắc lại các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật?
-Yêu cầu HS hoạt động nhóm trình bày chứng minh bài 76
-Sau khoảng 5 pht GV cho các nhóm treo kết quả của mình lên bảng. Sau đó cùng càc HS sửa bài chấm điểm cho từng nhóm.
-HS lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL
GT
ABCD là hình thoi
EA=EB=FC=FB=GC=GD=HA=HD
KL
EFGH là hình chữ nhật
-HS nhắc lại dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
- HS thảo luận theo nhóm sau đó trình bày chứng minh
Bài 76 trang 106
Chứng minh :
Ta có HE là đường trung bình của DABD Þ HE//BD, HE=BD (1)
Tương tự GF//BD, GF=BD (2)
Từ (1),(2)Þ HE//GF và HE=GFÞ EFGH là hình bình hành (3)
Mặt khác vì HE//BD, HG//AC, AC^BDÞ HE^HG (4).
Từ (3), (4) Þ EFGH là hình chữ nhật.
4 / Củng cố : ( 5 ph )
- Nhắc lại tính chất của hình thoi ? Chứng minh giao điểm của hai đường chéo là tâm đối xứng của hình thoi ? Hai đường chéo là trục đối xứng của hình thoi ?
5 / Hướng dẫn về nhà
Bài 135, 137, 139 SBT/Tr 74
ôn tập định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình chữ nhật, hình thoi.
Hướng dẫn Bài 137/74 sbt
DAEB=DCFB(cạnh huyền-góc nhọn) Þ BE=BFÞ DBEF cn
M Þ DBEF đều
TUẦN 11
TIẾT 22
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
HÌNH VUÔNG
I / Mục tiêu bài dạy :
Kiến thức : HS hiểu được định nghĩa hình vuông, thấy được hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi.
Kỹ năng : Biết vẽ hình vuông, biết chứng minh một tứ giác là hình vuông.
Thái độ : Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong các bài tóan chứng minh, tính toán và ứng dụng thực tế.
II / Chuẩn bị:
GV: Thước thẳng , compa , phấn mầu , kéo, giấy
HS: Thước, compa , eke , giấy , kéo 
Ôn tập định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi.
III / Tiến trình dạy học:
1 / Ổn định lớp
2 / Bài cũ ( 5 ph )
- Phát biểu các tính chất về đường chéo của hình chữ nhật ? Hình thoi ? ( GV ghi tóm tắt lên góc bảng )
3 / Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Định nghĩa ( 7’ )
- GV vẽ hình vuông ABCD lên bảngà ABCD là hình vuông, vậy hình vuông là hình như thế nào?
- Hình vuông có phải là hình chữ nhật không? Hình thoi không ? Vì sao ?
- Hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt như thế nào?
-Tương tự đối với hình thoi ?
- HS quan sát hình vẽ
- Hình vuông là tứ giác có 4 góc bằng nhau và bốn cạnh bằng nhau.
- Hình vuông là hình chữ nhật vì có 4 góc bằng 900 
- Hình vuông là hình thoi vì có 4 cạnh bằng nhau
-Hình vuông là hình chữ nhật có 4 cạnh bằng nhau
-Hình vuông là hình thoi có 4 góc bằng 900 
1. Định nghĩa
Tứ giác ABCD là hình vuông 
Hoạt động 2 : Tính chất ( 10’ )
-Hãy quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi sau:
- Vì hình vuông cũng là hình chữ nhật, hình thoi nên nó có những tính chất gì?
- Hình vuông có tính chất gì về cạnh
- Hình vuông có những tính chất gì về góc?
- Hình vuông có tính chất gì về đường chéo?
Hãy tìm xem có tâm đối xứng, trục đối xứng của hình vuông không?
- HS quan sát và trả lời.
- Hình vuông có những tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.
-HS chỉ ra các tính chất 
2.Tính chất:
Trong hình vuông ABCD có: 
Tính chất về cạnh:
AB=BC=CD=DA
AB//CD, AD//BC
Tính chất về góc:
Tính chất về đường chéo:
AC=BD, AC ^ BD
OA=OB=OC=OD
AC là tia pg của góc A v C
BD là tia pg của góc B v D
Tính chất đối xứng:
- O là tâm đối xứng
- AC, BD, MN, PQ là trục đối xứng
Hoạt động 3 : Dấu hiệu nhận biết ( 15’ )
- Hình chữ nhật có thêm điều kiện gì để trở thành hình vuông? Vì sao?
à Hình chữ nhật có thêm đk của hình thoi sẽ trở thành hình vuông.
- Hình thoi có thêm đk gì để trở thành hình vuông?
à Hình thoi có thêm một đk riêng của hình chữ nhật sẽ trở thành hình vuông.
à Dấu hiệu nhận biết hình vuông?
- Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau. Vì hình chữ nhật có 2 cạnh kề bằng nhau thì nó có4 cạnh bằng nhau, 4 góc vuông
-HÌNH CHữ NHậT có hai đường chéo vuông góc.
- Hình chữ nhật có đc là phân giác của một góc.
- Hình thoi có một góc vuông
-Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau.
- Nhắc lại các dấu hiệu nhận biết hình vuông?
3.Dấu hiệu nhận biết hình vuông
( sgk / )
4 / Củng cố ( 6’ )
HS làm bài tập 82 /108 sgk
BT 81/108 sgk
Ta có
 Þ à AEDF là hình chữ nhật, mặt khác DAED cân tại E
Þ EA=ED Từ đó Þ AEDF là hình vuông.
5/ Hướng dẫn về nhà ( 2’ )
Nắm vững định nghĩa, tính chất , dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật , hình thoi, hình vuông
BTVN: 79, 82, 83/109 sgk
144, 145, 148 sbt
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_13_den_22_pham_thi_thao_quyen.doc