Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 16: Hình chữ nhật (Bản chuẩn)

Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 16: Hình chữ nhật (Bản chuẩn)

I. Mục tiêu:

1.Về kiến thức:

-Biết vẽ một hình chữ nhật, các tính chất của hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.

-Biết vận dụng các tính chất của hình chữ nhật vào tính toán chứng minh và các bài toán thực tế.

-Hiểu định nghĩa hình chữ nhật, các tính chất dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.

2. Về kỹ năng: Biết vẽ hình chữ nhật, chứng minh tứ giác là hình chữ nhật, vận dụng các kiến thức của hình chữ nhật vào tam giác

3. Về tư duy, thái độ:Có khả năng suy luận và tự học khi nghiên cứu tính chất hình chữ nhật, Có tinh thần học tập theo nhóm tích cực

II. Chuẩn bị của GV và HS :

-GV: Bảng ghi ?3, ?4, nội dung kiểm tra bài cũ ghi bảng phụ.

-HS :Ôn lại bài hình bình hành.

III. Kiểm tra bài cũ: (7 phút)

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 263Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 16: Hình chữ nhật (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8– TIẾT 16
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
1.Về kiến thức: 
-Biết vẽ một hình chữ nhật, các tính chất của hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
-Biết vận dụng các tính chất của hình chữ nhật vào tính toán chứng minh và các bài toán thực tế.
-Hiểu định nghĩa hình chữ nhật, các tính chất dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
2. Về kỹ năng: Biết vẽ hình chữ nhật, chứng minh tứ giác là hình chữ nhật, vận dụng các kiến thức của hình chữ nhật vào tam giác
3. Về tư duy, thái độ:Có khả năng suy luận và tự học khi nghiên cứu tính chất hình chữ nhật, Có tinh thần học tập theo nhóm tích cực
II. Chuẩn bị của GV và HS :
-GV: Bảng ghi ?3, ?4, nội dung kiểm tra bài cũ ghi bảng phụ.
-HS :Ôân lại bài hình bình hành.
III. Kiểm tra bài cũ: (7 phút)
Câu hỏi
Đáp án
1.Vẽ hình bình hành ABCD có góc D bằng 900, tính số đo các góc còn lại.(5đ)
2.Câu sau đúng hay sai:(5đ)
a. “Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình bình hành”
b. “Hình bình hành là một hình thang đặc biệt”
1. Hình vẽ đúng (2đ)
Hình bình hành ABCD có = 900 nên
 (3đ)
2a. sai (2.5đ)
b. đúng	 (2.5đ)
IV. Tiến trình giảng bài mới: 
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
Nội Dung
Hoạt Động 1: Hình thành Định nghĩa 
-Tứ giác bạn đã vẽ ở trên là hình chữ nhật.
-Hãy nêu định nghĩa hình chữ nhật?
+Chứng minh hình chữ nhật là 1 hình thang cân, là một hình bình hành.
-Vì sao nói hình chữ nhật là hình thang cân, là hình bình hành đặc biệt?
Hoạt Động 2: Tính chất 
-Hình chữ nhật có các tính chất của hình nào?
+Từ tính chất của hình thang cân hãy nêu các tính chất của hình chữ nhật.
+Tương tự hãy nêu tính chất của hình chữ nhật từ tính chất của hình bình hành.
-Đường chéo của hình chữ nhật có tính chất gì? Tính chất nào có ở hình thang cân, tính chất nào có ở hình bình hành?
Hoạt Động 3: Dấu hiệu nhận biết 
-Tứ giác, hình thang cân, hình bình hành có điều kiện gì về góc để trở thành hình chữ nhật?
-Hình bình hành có điều kiện gì về đường chéo để trở thành hình chữ nhật?
Hoạt Động 4: Áp dụng 
-Lần lượt treo ?3, ?4 gọi HS đọc trả lời các câu hỏi từ đó rút ra nhận xét.
-GV chốt lại nhận xét. Đó chính là nội dung của định lí.
-HS nêu định nghĩa hình chữ nhật.
-Hình chữ nhật là hình bình hành đặc biệt vì hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.
-tương tự giải thích với hình thang cân.
-HS dựa vào tính chất của hình thang cân, hình bình hành để nêu các tính chất của hình chữ nhật.
-Tính chất của hình thang cân là hai đường chéo bằng nhau.
-Tính chất của hình bình hành là hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
-HS trả lời ?3, ?4 để rút ra nhận xét.
-Hai đường chéo của tứ giác phải có điều kiện: bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
1. Định nghĩa: (5 phút)
Hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông.
- Tứ giác ABCD là hình chữ nhật =900
2. Tính chất:(10 phút)
-Hình chữ nhật có tất cả các tính chất của hình bình hành của hình thang cân.
-Trong h c n, hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Tứ giác ABCD là hình chữ nhật 
3. Dấu hiệu nhận biết:(10 phút)
-Tứ giác có ba góc vuông là hình c n.
-Hình thang cân có một góc vuông làh cn.
-Hình bình hành có một góc vuông là hcn.
-Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
4.Áp dụng:(5 phút)
Định lí:
ABC vuông tại B BM = 
- Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh ấy.
 -Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông
V. Củng cố: (6 phút)
*Nhắc lại các dấu hiệu nhận biết tứ giác là hình chữ nhật
*Phiếu học tập
-VI. Hướng dẫn học ở nhà: (2 phút)
-Học thuộc định nghĩa, tính chất dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
-Bài tập 60, 61, 63 SGK - Chuẩn bị tiết sau luyện tập.
Tên HS:  Phiếu học tập
Điền vào chổ trống, biết rằng a, b là độ dài các cạnh, 
d là độ dài đường chéo của hình chữ nhật:
a
5
.
b
12
d
.
7
Đáp án:
a
5
2
b
12
6
d
13
7
RÚT KINH NGHIỆM:.
..........................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_8_tiet_16_hinh_chu_nhat_ban_chuan.doc