Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 15: Luyện tập (Bản đẹp)

Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 15: Luyện tập (Bản đẹp)

I/ MỤC TIÊU:

-Củng cố khái niệm đối xứng tâm.

Luyện tập cho HS kỹ năng chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm.

II/ CHUẨN BỊ:

GV: Phim trong ghi bài tập, bài học kinh nghiệm.

-HS: Bảng nhóm, bút viết bảng.

III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

-Phương pháp đàm thoại.

-Phương pháp Tổ chức hoạt động nhóm.

-Phương pháp tích cực hoá hoạt động của HS.

-Phương pháp thực hành.

 IV/ TIẾN TRÌNH:

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 15: Luyện tập (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15:	 LUYỆN TẬP
Ngày dạy:
I/ MỤC TIÊU:
-Củng cố khái niệm đối xứng tâm.
Luyện tập cho HS kỹ năng chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Phim trong ghi bài tập, bài học kinh nghiệm.
-HS: Bảng nhóm, bút viết bảng.
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
-Phương pháp đàm thoại.
-Phương pháp Tổ chức hoạt động nhóm.
-Phương pháp tích cực hoá hoạt động của HS.
-Phương pháp thực hành.
 IV/ TIẾN TRÌNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
1/ Ổn định: Kiểm diện HS.
2/ KTBC: Không.
3/ Bài mới:
GV đưa bài tập 53 lên màn hình.
Gọi 1 HS đọc to đề bài và lên bảng tóm tắt GT-KL.
Trước khi gọi HS lên bảng sửa bài tập 53. GV cho HS phân tích theo câu hỏi dẫn dắt.
GV: Để khẳng định A và M đối xứng nhau qua I là cần chứng minh gì?
HS: I là trung điểm đoạn AM.
GV: Để I là trung điểm đoạn AM ta cần chứng minh gì?
HS: Vì I đã là trung điểm của ED nên muốn I là trung điểm của AM là cần chứng minh AEMD là hình bình hành.
Gv đưa bài tập 54 lên màn hình.
HS đọc to đề bài.
Gọi 1 HS vẽ hình, 1 HS ghi GT- KL.
Gv yêu cầu 1 HS khá phân tích.
HS: Để có B và C đối xứng nhau qua O, Ta cần chứng minh O là trung điểm đoạn CB.
Muốn O là trung điểm đoạn CB ta phải chứng minh:
C, O, B thẳng hàng
OC = OB
GV cho HS hoạt động nhóm (10’)
GV đến từng nhóm quan sát và hướng dẫn cách trình bày ( có thể HS gặp khó khăn khi chứng minh C, O, B thẳng hàng) 
Gọi đại diện 2 nhóm trình bày.
HS nhận xét
GV nhận xét và sửa sai nếu có.
GV đưa bài tập 55 lên màn hình:
Gọi 1 HS vẽ hình
1 HS ghi GT- KL
GV gọi 1 HS khá phân tích 
HS: Để M và N đối xứng nhau qua O ta cần chứng minh O là trung điểm của MN
Để O là trung điểm của MN ta cần chứng minh OM = ON (Vì M, O, N đã thẳng hàng )
Để OM = ON ta cần chứng minh rAOM =rCON 
GV gọi 1 HS lên bảng trình bày và gọi vài HS đứng tại chỗ suy luận miệng.
GV đưa bài tập 56 lên màn hình
Gọi HS đứng tại chỗ lần lượt trả lời.
4/ Củng cố:
GV: Để kết luận hai điểm A, B đối xứng với nhau qua O ta cần chứng minh gì?
HS trả lời như bài học kinh nghiệm.
I/ Sửa bài tập cũ:
Bài tập 53: SGK
Ÿ
A
B
C
M
D
E
I
rABC: MD// AB
 ME // AC
E AB ; DAC ; MBC
A đối xứng với M qua I.
GT
KL
Ta có: EM // AC
Mà D AC
Nên EM // AD (1)
Tương tự ta có:
DM // AE (2)
Từ (1) (2) AEMD là hình bình hành.
Mà I là trung điểm của đường chéoED.
Nên I cũng là trung điểm của đường chéo AM.
Vậy A và M đối xứng với nhau qua I.
II/ Bài tập mới:
Bài tập 54 : (SGK)
O
C
B
D
x
A
E
y
1
2
3
4
xOy = 900
A nằm trong góc xOy
B đối xứng với A qua Ox
C đối xứng với A qua Oy
B đối xứng với C qua O
GT
KL
C đối xứng với A qua Oy
Oy là trung trực đoạn AC
 OA = OC (1)
Lý luận tương tự ta có:
OA = OB (2)
Từ (1)(2) OB = OC (3)
Ta có: rAOC cân tại O ( vì OA = OC)
Mà OE là đường cao (vì OE CA)
Nên OE cũng là phân giác .
 O4 = O3
Lý luận tương tự ta có:
O1 = O2
COB = O4 + O3 + O2 + O1
 =2 O3 + 2O2
 = 2( O3 + O2)
 = 2. xOy
 = 2. 900 = 1800
Vậy C, O, B thẳng hàng (4)
Từ (3)(4) O là trung điểm của đoạn CB
Hay C và B đối xứng với nhau qua O. 
 Bài tập 55 ( SGK):
B
A
M
O
C
N
D
Hình bình hành ABCD
ACBD = {O}
Đường thẳng qua O cắt AB tại M, cắt CD tại N
GT
M đx với N qua O
KL
rAOM = rCON (g-c-g)
OM = ON
Lại có: M, O, N thẳng hàng.
Nên O là trung điểm đoạn MN
Hay M và N đối xứng nhau qua O.
Bài tập 56 SGK:
a./ Đoạn thẳng AB có tâm đối xứng ( là trung điểm đoạn AB)
b/ Tam giác đều không có tâm đối xứng.
c/ Biển cấm ngược chiều 
có tâm đối xứng ( là tâm đường tròn)
d/ Biển chỉ hướng đi vòng tránh chướng ngại vật không có tâm đối xứng.
III/ Bài học kinh nghiệm:
-Để chứng minh hai điểm A, B đối xứng với nhau qua điểm O ta chứng minh O là trung điểm của đoạn AB.
5/ Dặn dò:
-Xem lại các bài tập đã giải.
-Học thuộc bài học kinh nghiệm. 
-Làm bài tập 101, 102 SBT.
-Xem lại: Tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thang cân, hình bình hành.
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_8_tiet_15_luyen_tap_ban_dep.doc