Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 11: Luyện tập (Bản chuẩn)

Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 11: Luyện tập (Bản chuẩn)

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:-Vận dụng các tính chất của đối xứng trục để giải bài tập.

2. Về kỹ năng:- Vẽ hình thanh thạo, chứng minh một bài toán hình học dạng đối xứng.

3. Về tư duy, thái độ:Rèn luyện tính cẩn thận, có tinh thần hợp tác các bạn trong nhóm tích cực để giải một bài toán khó.

II. Chuẩn bị của GV và HS :

-GV:Bảng phụ ghi bài 40, 41 SGK, kiểm tra bài cũ, phiếu học tập.

-HS: Đối xứng trục, các bài toán về nhà.

III. Kiểm tra bài cũ: (10 phút)

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 224Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 11: Luyện tập (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6– TIẾT 11
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:-Vận dụng các tính chất của đối xứng trục để giải bài tập.
2. Về kỹ năng:- Vẽ hình thanh thạo, chứng minh một bài toán hình học dạng đối xứng.
3. Về tư duy, thái độ:Rèn luyện tính cẩn thận, có tinh thần hợp tác các bạn trong nhóm tích cực để giải một bài toán khó.
II. Chuẩn bị của GV và HS :
-GV:Bảng phụ ghi bài 40, 41 SGK, kiểm tra bài cũ, phiếu học tập.
-HS: Đối xứng trục, các bài toán về nhà.
III. Kiểm tra bài cũ: (10 phút)
Câu hỏi
Đáp án
Hai điểm A và B đối xứng nhau qua d khi nào?
Trong các hình đã học hình nào có 1 trục đối xứng?
- A và B đối xứng với nhau qua d d vuông góc với AB tại I và IA = IB
- Tam giác cân có 1 trục đối xứng.
- Hình thang cân có 1 trục đối xứng. 
IV. Tiến trình giảng bài mới :
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
Nội Dung
Hoạt Động 1: ôn tập lý thuyết 
Hoạt Động 2: luyện tập
Hình vẽ sẳn
-Bài 39: Hãy tìm cách viết một đẳng thức có chứa AD?
-Hãy biến đổi đẳng thức trên sao cho có phần giống với điều phải chứng minh.
-AD+DB bằng đoạn nào?
-Tương tự hãy tìm cách biến đổi để có AE+EB.
-Có mấy con đường để đi từ A đến D rồi đến B?
-Con đường nào ngắn nhất? Vì sao?
Hai điểm A và B đối xứng nhau qua d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng AB
2 HS lần lượt lên bảng giải bài tập.
AD=DC do d là đường trung trực của AC
-Cộng hai vế đẳng thức trên với DB ta có:
AD+DB=DC+DB =BC
-Có hai con đường A-D-B
và A-E-B
I. Ôn tập lý thuyết:
- A và B đối xứng với nhau qua d d vuông góc với AB tại I 
và IA = IB
- Tam giác cân có 1 trục đối xứng.
- Hình thang cân có 1 trục đối xứng. 
II. Luyện tập :(28 phút)
Bài 36/87 SGK
a.Ta có:
A đối xứng với C qua Oy (gt)
Oy là đường trung trực của AC.OA=OC (1)
A đối xứng với B qua Ox(gt)
OA=OB (2)
Từ (1)&(2)OB=OC
b.Ta có:OA=OB(cmt)OAB cân tại A 
mà Ox là đường trung trực của AB nên Ox là phân giác của góc AOB.1= 2
Tương tự ta có 3=4
Vậy:=1+ 2+3+4 =1000
Bài 39/88 SGK
Ta có:
d là đường trung trực của AC
AD=DC
AD+DB=DC+DB
AD+DB=BC (1)
Tương tự: AE+EB=EC+EB (2)
Trong BEC có 
BC< EC+EB (3)
Từ (1)(2)&(3)
AD+DB<EC+EB 
b. Con đường ngắn nhất là 
A–D-B
V. Củng cố: (5 phút)
Cho học sinh nhắc lại định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng.
Tìm hình ảnh hai điểm đối xứng nhau qua đường thẳng trong thực tế
Tên HS: .. 
Phiếu học tập
BT 41/ 88 SGK: Các câu sau đúng hay sai?
a/ Nếu 3 điểm thẳng hàng thì 3 điểm đối xứng với chúng qua 1 trục cũng thẳng hàng.
b/ Hai tam giác đối xứng với nhau qua 1 trục thì có chu vi bằng nhau
c/ Một đường tròn có vô số trục đối xứng.
 d/ Một đoạn thẳng chỉ có 1 trục đối xứng.
Đáp án:
a.Đúng, b.Đúng, c.Đúng, d.Sai vì đoạn thẳng AB có hai trục đối xứng.
VI. Hướng dẫn học ở nhà : (2 phút)
 - Tìm hiểu xem hình bình hành là gì? Khi nào hình thang trở thành hình bình hành?
 - Chuẩn bị bài mới Hình bình hành.
RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_8_tiet_11_luyen_tap_ban_chuan.doc