Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 10: Đối xứng trục (Bản chuẩn)

Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 10: Đối xứng trục (Bản chuẩn)

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

-Hiểu định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng.

-Nhận biết hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một đường thẳng.

-Nhận biết hình thang cân là hình có trục đối xứng.

2. Về kĩ năng:

-Biết vẽ điểm đối xứng, đoạn thẳng đối xứng qua một đường thẳng.

-Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng.

-Biết nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thực tế.

-Bước đầu biết áp dụng tính đối xứng trục vào hình vẽ, gấp hình.

3. Về tư duy, thái độ:

- Thái độ tích cực học tập, thích khám phá kiến thức mới.

- Tinh thần học tập theo nhóm tích cực,

 II. Chuẩn bị của GV và HS:

-GV: Bảng phụ (ghi định nghĩa hai điểm, hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng). Hình 53, 54, 57, hình thang cân, tam giác cân, chữ A, H.

-HS: Các bìa cứng có dạng: Tam giác cân, tam giác đều, hình thang cân, hình tròn, chữ A, H.

III. Kiểm tra bài cũ :(5 phút)

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 10: Đối xứng trục (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 – TIẾT 10
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
-Hiểu định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng. 
-Nhận biết hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một đường thẳng. 
-Nhận biết hình thang cân là hình có trục đối xứng.
2. Về kĩ năng:
-Biết vẽ điểm đối xứng, đoạn thẳng đối xứng qua một đường thẳng. 
-Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng. 
-Biết nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thực tế. 
-Bước đầu biết áp dụng tính đối xứng trục vào hình vẽ, gấp hình.
3. Về tư duy, thái độ:
- Thái độ tích cực học tập, thích khám phá kiến thức mới.
- Tinh thần học tập theo nhóm tích cực, 
 II. Chuẩn bị của GV và HS:
-GV: Bảng phụ (ghi định nghĩa hai điểm, hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng). Hình 53, 54, 57, hình thang cân, tam giác cân, chữ A, H.
-HS: Các bìa cứng có dạng: Tam giác cân, tam giác đều, hình thang cân, hình tròn, chữ A, H.
III. Kiểm tra bài cũ :(5 phút)
Câu hỏi
Đáp án
1/ Hãy định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng AB. (5đ)
2/ Vẽ hình	(5đ)
1/ Đường trung trực của đoạn thẳng AB là đường thẳng đi qua trung điểm và vuông góc với đoạn thẳng AB (5đ)
2/ Vẽ hình đúng (5đ)
IV. Tiến trình giảng bài mới:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
Nội Dung
Hoạt Động 1: Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng 
-
Khi Md có nhận xét gì?
- Từ trung điểm của đoạn thẳng -> giới thiệu bài mới
-Yêu cầu HS làm ?1.
-Điểm A’ là gì của A và ngược lại?
-Hai điểm gọi là đối xứng nhau qua một đường thẳng khi nào?
-Khi Bd, tìm điểm đối xứng của B qua d?
-Hướng dẫn HS cách dựng điểm đối xứng với một điểm cho trước qua một đường thẳng cho trước.
Hoạt Động 2: Hai hình đối xứng qua một đường thẳng 
-Hãy làm bài ?2 (lần lượt gọi từng em lên bảng vẽ điểm A’,B’,C’..)
-Qua bài ?2, hai đoạn
 thẳng AB và A’B’ gọi là hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua đường thẳng d.
-Khi nào hai hình gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d?
-GV treo hình 53 SGK.
-Hãy tìm các đoạn thẳng, đường thẳng, góc, tam giác đối xứng nhau qua đường thẳng d.
-Yêu cầu HS rút ra nhận xét.
-Nhận xét về hai đoạn thẳng, hai góc hai tam giác đối xứng nhau qua d?
-GV treo hình 54 SGK, có nhận xét gì về hai hình này?
-Khi gấp tờ giấy theo trục d thì hai hình H và H’ trùng nhau.
Hoạt Động 3: Hình có trục đối xứng 
-Hãy làm bài ?3
-Mỗi điểm thuộc cạnh của DABC đối xứng qua AH cũng thuộc cạnh của DABC. Ta nói AH là trục đối xứng của D ABC. 
-Khi nào hình có trục đối xứng?
-HS làm ?4. Hãy sử dụng các tấm bìa để kiểm tra nếu gấp tấm bìa theo trục đối xứng thì hai phần của tấm bìa trùng nhau. 
-GV gấp hình thang cân (AºB, CºD). Nhận xét gì về nếp gấp này và hai phần bìa sau khi gấp?
-Hãy phát biểu nhận xét trên thành định lí.
Md thì 
MA =MB
-HS làm ?1.
-A’ là điểm đối xứng của A qua d và ngược lại.
-Khi Bd thì điểm đối xứng của B qua d là chính nó.
-Từng HS làm ?2.
-HS nêu cách kiểm nghiệm ba điểm thẳng hàng.
-HS phát biểu định nghĩa
-HS: Hai đoạn thẳng, hai góc, hai tam giác đối xứng với nhau qua một trục thì bằng nhau.
-Hai hình đối xứng qua d nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua đường thẳng d và ngược lại.
H 
H’ 
d
HS nêu nhận xét.
HS: Hình đối xứng của AB qua AH là AC và ngược lại hình đối xứng của BC qua AH là CB.
HS trả lời.
-HS gấp hình và trả lời
-HS: Nếp gấp đi qua trung điểm hai đáy của hình thang. Hai phần bìa trùng nhau.
-HS đọc định lý trong SGK
-Vì chữ H có 2 trục đối xứng. 
1. Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng: (7 phút) 
a. Định nghĩa: Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó. 
b. Qui ước: Nếu điểm B nằm trên đường thẳng d thì điểm đối xứng với B qua d cũng là điểm B.
2. Hai hình đối xứng qua một đường thẳng: (16 phút)
a. Định nghĩa: Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua đường thẳng d và ngược lại.
b. Chú ý: Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau.
3. Hình có trục đối xứng: 
(11ph út)
a. Định nghĩa: Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua đường thẳng d cũng thuộc hình H.
b. Định lí: Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang cân đó.
V. Củng cố:(4 phút)
Cho học sinh giải bài tập 37 sách giáo khoa
 -Hình a) có 2 trục đối xứng.
- Hình g) có 5 trục đối xứng
 - Hình h) không có trục đối xứng. 
- Các hình còn lại có 1 trục đối xứng.
VI. Hướng dẫn học ở nhà: (2 phút) 
-Hãy làm bài tập 37 SGK.
-Học thuộc các định nghĩa.
-Làm bài tập 35,36,39.
- Chuẩn bị tiết sau luyện tập.
RÚT KINH NGHIỆM:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_8_tiet_10_doi_xung_truc_ban_chuan.doc