Giáo án Hình học Khối 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2007-2008

Giáo án Hình học Khối 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2007-2008

?Hãy quan sát hình 1 (SGK) và rút ra nhận xét

GV nhấn mạnh:

+Gồm bốn đoạn thẳng “khép kín”

+Bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.

Từ đó rút ra định nghĩa tứ giác.

GV giới thiệu đỉnh, cạnh của tứ giác.

-HS thực hiện ?1

GV: chỉ có tứ giác ở hình 1a (SGK) luôn nằm trong một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.Tứ giác ABCD trên hình 1a gọi là tứ giác lồi.(từ đó giới thiệu định nghĩa tứ giác lồi)

-GV giới thiệu “chú ý”

-HS thực hiện ?2 trên bảng phụ

Chuyển ý: Như vậy, ta đã biết thế nào là tứ giác, tứ giác lồi. Vấn đề đặt ra ở đầu tiết học là làm thế nào để tính tổng các góc của một tứ giác?

-HS nhắc lại về định lí tổng ba góc trong một tam giác.

-GV: Cho một tứ giác tuỳ ý. Dựa vào định lí tổng ba góc của một tam giác, hãy tính tổng:

A + B + C + D ?

HS đề xuất phương án tính tổng (kẻ đường chéo của tứ giác để tạo thành hai tam giác )

-HS phát biểu định lí về tổng các góc của một tứ giác.

 

doc 135 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Khối 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1:	TỨ GIÁC
Soạn:
A.Mục tiêu:	Qua bài này, HS cần:
-Nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.
-Biết vẽ gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi.
-Vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tế đơn giản.
B.Phương pháp: Nêu vấn đề
C.Chuẩn bị:
-GV: bảng phụ ?2, bút dạ 
D.Tiến trình:
I.Ổn định:
II.Bài mới:
*Đặt vấn đề: Hãy phát biểu định lí về tổng ba góc của một tam giác?
	Các em hãy dự đoán xem tổng các góc trong một tứ giác là bao nhiêu?
	Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
?Hãy quan sát hình 1 (SGK) và rút ra nhận xét
GV nhấn mạnh:
+Gồm bốn đoạn thẳng “khép kín”
+Bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
Từ đó rút ra định nghĩa tứ giác.
GV giới thiệu đỉnh, cạnh của tứ giác.
-HS thực hiện ?1 
GV: chỉ có tứ giác ở hình 1a (SGK) luôn nằm trong một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.Tứ giác ABCD trên hình 1a gọi là tứ giác lồi.(từ đó giới thiệu định nghĩa tứ giác lồi)
-GV giới thiệu “chú ý”
-HS thực hiện ?2 trên bảng phụ
Chuyển ý: Như vậy, ta đã biết thế nào là tứ giác, tứ giác lồi. Vấn đề đặt ra ở đầu tiết học là làm thế nào để tính tổng các góc của một tứ giác?
-HS nhắc lại về định lí tổng ba góc trong một tam giác.
-GV: Cho một tứ giác tuỳ ý. Dựa vào định lí tổng ba góc của một tam giác, hãy tính tổng:
∠A + ∠B + ∠C + ∠D ?
HS đề xuất phương án tính tổng (kẻ đường chéo của tứ giác để tạo thành hai tam giác )
-HS phát biểu định lí về tổng các góc của một tứ giác.
1.Định nghĩa:(SGK) 
*Định nghĩa tứ giác:(SGK)
*Định nghĩa tứ giác lồi:(SGK) 
*Chú ý:(SGK)
2.Tổng các góc của một tứ giác:
 B
 A C
 D
Theo định lí về tổng ba góc của một tam giác, ta có:
∠BAC + ∠B + ∠BCA =1800
và ∠DAC + ∠D + ∠ACD = 1800
suy ra: (∠BAC + ∠DAC) + ∠B 
+ ∠D + (∠BCA + ∠ACD) = 3600
hay ∠A + ∠B + ∠C + ∠D = 3600
*Định lí: (SGK)
IV.Củng cố và luyện tập:
-Làm bài tập 1: (gọi 3 HS lên bảng thực hiện: HS : 5ab, HS 2: 5cd, HS 3: 6ab; cả lớp làm và vở)
	+Hình 5
x = 3600 – (1200 + 800 + 1100) = 500
x = 3600 - (900 +900 + 900) = 900
x = 3600 – (900 + 650 + 900) = 1150
x = 3600 – (750 + 1200 + 900) = 750
+Hình 6
 a)	 
 	 b) 	10x = 3600 suy ra x = 360
-Một HS lên bảng làm bài tập 2, các HS còn lại giải toán lấy 10 HS làm bài nhanh nhất.
 a)∠D = 3600 – (750 + 900 + 1200) =750
do đó: ∠A1=1050, ∠B1= 900, ∠C1=600, ∠D1=1050
 b) Ta có: 
∠A + ∠A1 + ∠B + ∠B1 +∠C + ∠C1+∠D + ∠D1 = 7200
	mà ∠A + ∠B + ∠C + ∠D = 3600
suy ra ∠A1 + ∠B1 + ∠C1 + ∠D1 = 7200 –3600 =3600
 c) nhận xét: Tổng các góc ngoài của một tứ giác bằng 3600
 V. Hướng dẫn về nhà:
?Qua bài học hôm nay các em cần nắm những kiến thức gì?
-BTVN: 3,4 (SGK).
Tiết 2:	HÌNH THANG
Soạn:	Giảng:
A.Mục tiêu:Qua bài này, HS cần:
-HS nắm vững định nghĩa hình thang, hình thang vuông.
-HS nhận ra được các hình thang theo các dấu hiệu cho trước (hai đáy song song hoặc tổng); hình thang có một góc vuông là hình thang vuông, tính được các góc còn lại của hình thang khi cho biết hai góc đối diện.
B.Phương pháp: Nêu vấn đề, kiểm tra.
C.Chuẩn bị:
-GV và HS: thước thẳng, êke.
D.Tiến trình:
I.Ổn định:
II.Bài cũ:
? Một tứ giác như thế nào được gọi là tứ giác lồi? Phát biểu định lí về tổng bốn góc của một tứ giác?
-Chữa bài tập 5 (SBT).
III.Bài mới:
*Đặt vấn đề: Tiết học vừa qua, chúng ta đã được học về tứ giác lồi mà từ nay trở đi ta gọi là tứ giác.
Tính chất chung của tứ giác là:
-Tổng bốn góc trong của một tứ giác bằng 3600.
-Tổng bốn góc ngoài của một tứ giác cũng bằng 3600.
Tiết học này, chúng ta đi vào học các loại tứ giác có hình dạng đặc biệt và nghiên cứu các tính chất riêng biệt của mỗi loại tứ giác đó.
	Tứ giác đầu tiên ta học đó là hình thang.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-HS đọc thông tin ở sgk (định nghĩa và tên gọi các cạnh của hình thang)
-HS thực hiện ?1
 a)Tứ giác ABCD, EFGH là hình thang.
 b)Nhận xét: trong một hình thang, hai góc kề một cạnh bên bù nhau.
+GV chốt lại vấn đề:
-ABCD (hình a) là hình thang vì BC//AD
-EFGH (hình b) là hình thang vì GF//HE
-IMKN không phải là hình thang vì không có một cặp cạnh đối song song.
 Trong một tứ giác, nếu hai góc kề một cạnh đáy bù nhau thì tứ giác đó là hình thang.
+GV ghi ?2 dưới dạng bài toán, HS thực hiện yêu cầu của GV:
-Một nửa lớp chia thành các nhóm làm bài toán 1.
-Một nửa lớp chia thành các nhóm làm bài toán 2.
*Bài toán 1:Hình thang ABCD có đáy là AB và CD.Cho biết AD//BC.CMR: AD = BC, AB = CD.
*Bài toán 2:Hình thang ABCD có đáy là AB và CD.Cho biết AD=BC.CMR: AD//BC, AD = BC.
? Để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau ta thường sử dụng cách chứng minh nào?
HS đại diện nhóm lên bảng làm bài.
GV chốt lại nhận xét như ở sgk.
+HS đọc sgk và nêu định nghĩa.
GV phát biểu định nghĩa hình thang vuông theo dạng khác: Hình thang có cạnh bên vuông góc với đáy là hình thang vuông.
1.Định nghĩa: (SGK)
 A cạnh đáy B
?1
 cạnh 
 bên
 D H cạnh đáy C
?2,
*Bài toán 1: A B
GT AB//CD (*) 2 1 
 AD//BC
KL a) AD = BC 2 1
 b) AB = CD D C
Bài giải: Vẽ thêm đường chéo AC.
AB//CD∠A1=∠C1 (so le trong)
AD//BC∠C1=∠A2 (so le trong)
AC: cạnh chung
Vậy (g.c.g)
AD=BC, AB=CD (cạnh tương ứng).
*Bài toán 2: A B
GT AB//CD (*) 2 1 
 AB=CD
KL a) AD//BC 2 1
 b) AD=BC D C
Bài giải:Vẽ thêm đường chéo AC.
AB//CD∠A1=∠C2 (so le trong)
AB=CD (gt)
AC: cạnh chung
Vậy (c.g.c)
AD=BC
và ∠A2=∠C1 AD//BC.
*Nhận xét: (SGK)
2.Hình thang vuông: (SGK) 
 A B
 DC
IV.Luyện tập:
-Làm bài tập 17 (SGK)
? Để làm câu a, c ta sử dụng tính chất nào của hình thang.
(Tính chất: trong một hình thang, tổng hai góc kề một cạnh bên có tổng bằng 1800).
	-Với câu b, vì AB//Cd, ta sử dụng mối quan hệ bằng nhau của các cặp so le trong, các cặp góc đồng vị.
x= 1000, y=1400.
x=700, y=500.
x=900, y=1150.
	V. Hướng dẫn về nhà:
	+Học thuộc định nghĩa hình thang, hình thang vuông rồi trả lời các câu hỏi sau:
	. Khi nào thì một tứ giác được gọi là hình thang?
	. Khi nào thì một hình thang được gọi là hình thang vuông?
	. Muốn chứng minh một tứ giác là hình thang, ta phải chứng minh như thế nào?
+BTVN: 6,8,9,(SGK)
Tiết 3:	HÌNH THANG CÂN
Soạn:	Giảng:
A.Mục tiêu:Qua bài này, HS cần:
-Nắm được định nghĩa, các tính chất, các dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
-Biết vẽ hình thang cân, biết sử dụng định nghĩa và tính chất của hình thang cân trong tính toán và chứng minh, biết chứng minh một tứ giác là hình thang cân.
-Rèn luyện tính chính xác và cách lập luận chứng minh hình học của học sinh.
B.Phương pháp: Nêu vấn đề, thực hành (đo đạc), khái quát.
C.Chuẩn bị:	GV: thước đo góc, thước thẳng.
D.Tiến trình:
I.Ổn định:
II.Bài cũ:
-Phát biểu định nghĩa về hình thang?	 A	 B
-Hình vẽ bên cho biét ABCD là hình thang có	 1200 y	
đáy là AB và CD. Tính số đo x, y của các góc D và B?
-Muốn chứng minh một tứ giác là hình thang	 x 600
ta phải chứng minh như thế nào? D C
 	III.Bài mới:
*Đặt vấn đề: Ở tiết trước đã học về hình thang. Đó là một tứ giác có hai cạnh đối song song gọi là hai đáy của hình thang và một tính chất cơ bản của hình thang là tổng các góc kề một cạnh bên bằng 1800.
Ở tiết học này, ta sẽ học về hình thang có dạng đặc biệt và tính chất của nó. Đó là hình thang cân.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
?Các em có nhận xét gì về hình thang trong đề kiểm tra ?
GV: một hình thang như vậy gọi là hình thang cân. Một cách tổng quát, em nào có thể định nghĩa về hình thang cân? Hình thang cân là hình thang như thế nào?
(GV tóm tắt ý kiến HS, nêu định nghĩa, giải thích tính hai chiều của định nghĩa)
HS trả lời ?2
+GV: Ta đã biết hình thang cân là hình thang có hai đáy bằng nhau. Bây giờ ta nghiên cứu tiếp xem hình thang cân có tính chất nào khác?
+GV: Các em hãy dùng thước chia khoảng đến mm đo độ dài các cạnh bên của ba hình thang cân hình 24 sgk rồi cho biết nhận xét của mình về độ dài hai cạnh bên của hình hình thang cân.
GV: trong ba trường hợp cụ thể trên đây cho ta thấy hai cạnh bên của hình thang bằng nhau. Bây giờ, một cách tổng quát, ta sẽ đi chứng minh điều đó.
 Hai HS làm thành một nhóm, chứng minh định lí bàng cách trả lời câu hỏi sau (bảng phụ):
-AD và BC không song song, hãy kéo dài cho chúng cắt nhau tại điểm O. Khi đó và có dạng như thế nào? Vì sao?
-Vì sao AD = BC?
-AD và BC song song thì hình vẽ hình thang cân ABCD lúc đó có dạng như thế nào?
-AD và BC khi đó có bằng nhau không?
GV chốt lai cách chứng minh như sgk
GV giới thiệu chú ý
+GV cho hình vẽ:
?Với hình vẽ trên hai đoạn thẳng nào bằng nhau?Vì sao A B
?Các em có dự đoán
như thế nào về
hai đường chéo
AC và BD D C
+GV:Ta phải chứng minh định lí sau:
 2 HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi sau:
-Muốn chứng minh AC=BD, ta phải chứng minh hai tam giác nào bằng nhau?
-Hai tam giác đó có bằng nhau? Vì sao
+HS trả lời ?3 Một HS lên bảng:
 .Vẽ hai điểm A,B
 .Đo góc ∠C và ∠D
 .Nhận xét dạng hình thang ABCD
1.Định nghĩa: (SGK)
?1,
 Tứ giác ABCD Tứ giác ABCD
 hình thang cân có AB//CD
 (đáy AB, CD) ∠C =∠D hoặc 
 ∠A = ∠B
?2,
2.Tính chất:
*Định lí 1: (SGK)
GT ABCD là hình thang cân (AB//CD)
KL AD=BC
Chứng minh: (SGK) O
 A B
 D C
Chú ý: (SGK) 
 A B 
 D C
*Định lí 2: (SGK)
GT ABCD là hình thang cân (AB//CD)
KL AC=BD
Chứng minh:
và có:
CD: cạnh chung.
∠ADC=∠BCD (định nghĩa hình thang cân)
AD=BC (cạnh bên của hình thang cân)
Do đó =(c.g.c)
Suy ra AC=BD.
3.Dấu hiệu nhận biết hình thang cân:
*Định lí 3: (SGK)
*Dấu hiệu: (SGK)
IV.Củng cố:
-Nhắc lại định nghĩa hình thang cân, hai tính chất của hình thang cân (về cạnh bên,về đường chéo)
-Nhắc lại dấu hiệu nhận biết của hình thang cân.
	V. Hướng dẫn về nhà:BTVN: 11, 12, 13, 15, 18 (SGK) ; 24, 27 (SBT)
Tiết 4: 	LUYỆN TẬP
Soạn:	Giảng:
A.Mục tiêu:Qua bài này, HS cần:
-Củng cố và hoàn thiện lý thuyết: ghi nhớ bền vững hơn các tính chất của hình thang cân, các dấu hiệu nhận biết của hình thang cân.
-Biết vận dụng tính chất của hình thang cân để chứng minh các đẳng thức về các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau; dựa vào các dấu hiệu đã học để chứng minh một tứ giác là hình thang theo điều kiện cho trước. Mặt khác, thông qua các bài tập, HS được luyện tập cách phân tích, xác định phương hướng chứng minh một số bài toán hình học.
B.Phương pháp: Nêu vấn đề, kiểm tra, phân tích đi lên.
C.Chuẩn bị: thước thẳng
D.Tiến trình:
I.Ổn định:
II.Bài cũ:
?Phát biểu định nghĩa về hình thang cân và tính chất của hình thang cân. 
?Muốn chứng minh một hình thang nào đó là hình thang cân thì ta phải chứng minh thêm điều kiện gì
?Muốn chứng minh một tam giác nào đó là hình thang cân tìta phải chứng minh như thế nào.
III.Bài mới:
*Đặt vấn đề: Để củng cố và hoàn thiện lý thuyết đã học, rèn luyện các kĩ năng để chứng minh các đẳng thức về đoạn thẳng b ... tố của chúng.
B.Phương pháp: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm, phân tích.
C.Chuẩn bị:
-GV: Mô hình chóp, chóp đều, chóp cụt đều, thước.
-HS: 
D.Tiến trình:
I.Ổn định:
II.Bài cũ:
Các yếu tố của hình lăng trụ đứng có tính chất gì ? Sxq = ? V = ?
III.Bài mới:
*Đặt vấn đề: Cho học sinh quan sát mô hình hình chóp. 
Giới thiệu các hình như thế được gọi là hình chóp. Vậy hình chóp là hình như thế nào ?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Cho học sinh quan sát hình 116 
GV: Hình 116 là một hình chóp. Hình chóp có đáy là hình gì ? mặt bên là hình gì ? các mặt bên có quan hệ gì ? 
GV: Đỉnh chung của các mặt bên được gọi là gì ? 
Đường thẳng nào được gọi là đường cao của hình chóp ? 
GV: Kí hiệu hình chóp S.ABCD nghĩa là gì ? HS: S là đỉnh; ABCD là đáy; S.ABCD là hình chóp tứ giác
GV: Cho học sinh quan sát mô hình hình chóp tứ giác đều; mô hình khai triển của hình chóp tứ giác đều
GV: Hình chóp này có gì đặt biệt ? Đáy là hình gì ? Các mặt bên có tính chất gì ? HS: Đáy là hình vuông; các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau
GV: Các hình chóp như thế được gọi là hình chóp đều. Tổng quát hình chóp đều là hình chóp như thê nào ? 
GV: Đường cao của hình chóp đều có tính chất gì ? HS: Đi qua tâm đường tròn ngoại tiếp đáy
GV: Trung đoạn của nó là đường nào ?
HS: Là đường cao kẻ từ của mỗi mặt bên
GV: Cho học sinh quan sát mô hình hình chóp cụt đều
GV: Nhận xét các mặt, các cạnh bên của hình chóp cụt ?
HS: Hai mặt đáy là các đa giác nằm trên hai mặt phẳng song song; các mặt bên là các hình thang cân bằng nhau; các cạnh bên của nó bằng nhau.
GV: Chỉ ra cách tạo hình chóp cụt đều từ hình chóp đều ? HS: Cắt hình chóp đều bởi một mặt phẳng song song với đáy.
1) Hình chóp: 
-Hình chóp có đáy là một đa giác; mặt bên là những hình tam giác có chung một đỉnh.
-Đỉnh chung của các mặt bên được gọi là đỉnh của hình chóp; đường thẳng đi qua đỉnh và vuông góc với đáy là đường cao của nó.
-Kí hiệu hình chóp: S.ABCD
	(S là đỉnh; ABCD là đáy)
2) Hình chóp đều:
*Hình chóp có đáy là một đa giác đều, các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh được gọi là hình chóp đều.
 Hình 117
3) Hình chóp cụt đều:
Cắt hình chóp đều bởi một mặt phẳng song song với đáy. Phần hình chóp nằm giữa mặt phẳng đó và mặt phẳng đáy gọi là hình chóp cụt đều. 
 Hình 119
IV.Củng cố và luyện tập:
- Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 36
	V. Hướng dẫn về nhà:
-BTVN: 37, 38, 39sgk tr119.
Tiết 64:
§8. DIỆN TÍCH XUNG QUANH CỦA HÌNH CHÓP ĐỀU
Soạn:	2.5.2008
A.Mục tiêu:
-Nắm được công thức tính Sxq, Stp của hình chóp đều.
-Tính Sxq, Stp của hình chóp đều.
-Rèn cho học sinh các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, tổng quát hoá.
B.Phương pháp: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập.
C.Chuẩn bị:
-GV: Mô hình khai triển của hình chóp tứ giác đều, thước
-HS: Sgk, thước, kéo giấy
D.Tiến trình:
I.Ổn định:
II.Bài cũ:
Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD. Kể tên các mặt bên. Các mặt bên là hình gì ? Chúng có quan hệ như thế nào ?
Đáp án: SAB, SBC... là các tam giác cân chunh đỉnh và bằng nhau
III.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Cho học sinh quan sát mô hình hình chóp đều và mô hình khai triển của nó HS: Quan sát
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ? sgk/119
HS: Thực hiện
GV: Số mặt bên của hình chữ nhật là... ? HS: 4
GV: Diện tích mỗi mặt là... ? HS: 12 cm2
GV: Diện tích đáy là... ? HS: 16cm2
GV: Tổng diện tích các mặt bên là...? HS: 48cm2
GV: Tổng quát Sxq = ? HS: Sxq = (Số mặt bên) x (Smb)
GV: Số mặt bên = ? Smb = ?
HS: Số mặt bên = số cạnh đáy
HS: Smb = (cạnh đáy) x (trung đoạn)
GV: Suy ra: Sxq = (số cạnh đáy) x (cạnh đáy) x (trung đoạn) hay Sxq = (Nửa chu vi đáy) x (trung đoạn)
GV: Stp = ? HS: Stp = Sxq + Sđ
GV: Yêu cầu học sinh tham khảo ví dụ sgk
HS: Thực hiện
GV:Yêu cầu học sinh tính diện tích toàn phần của một hình chóp tam giác đều S.ABC có SA = 5 cm, AB = 8 cm. 
HS: Stp = 12.3 = 36 cm2.
1) Công thức tính diện tích xung quanh
 Sxq = p.d
(p là nửa chu vi đáy, d là trung đoạn của hình chóp đều)
 STp = Sxq + Sđ
2) Ví dụ:
Tính diện tích toàn phần của một hình chóp tam giác đều S.ABC có SA = 5 cm, AB = 8 cm.
IV.Củng cố và luyện tập:
Sxq của hình chóp đều = ?
Giải thích kí hiệu ?
Trung đoạn của hình chóp là đường nào ?
	V. Hướng dẫn về nhà:
-BTVN: 40, 42, 43 sgk/tr 121
Tiết 65:	§9. THỂ TÍCH CỦA HÌNH CHÓP ĐỀU
Soạn:	2.5.2008
A.Mục tiêu:
-Nắm được công thức tính thể tích hình chóp đều.
-Tính thể tích hình hình chóp đều.
B.Phương pháp: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập.
C.Chuẩn bị:
-GV: Mô hình hình lăng trụ đứng ngũ giác đều, hình chóp ngũ giác đều, thước
-HS: 
D.Tiến trình:
I.Ổn định:
II.Bài cũ:
Nêu công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng ? Giải thích kí hiệu ?
Đáp án: V = S.h
Trong đó: S : diện tích đáy; h : đường cao
III.Bài mới:
Thể tích của hình chóp đều được tính theo công thức nào ?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Cho học sinh quan sát hai mô hình hình lăng trụ đứng ngũ giác đều và hình chóp ngũ giác đều có đáy và chiều cao bằng nhau HS: Quan sát
GV: Hai hình có quan hệ gì ?
HS: Đáy bằng nhau, chiều cao bằng nhau
GV: Yêu cầu 1 học sinh đổ nước đầy vào hình chóp đều HS: Thực hiện
GV: Yêu cầu 1 học sinh đổ nước từ hình chóp đều sang hình lăng trụ HS: Thực hiện
GV: Yêu cầu học sinh nhận xét lượng nước có trong hình lăng trụ? HS: Chiếm 1/3 thể tích 
GV: Tổng quát, ta có công thức tính thể tích 
hình chóp đều là gì ? HS: V = S.h
GV: Yêu cầu học sinh tham khảo ví dụ Sgk
HS: Thực hiện
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ? Sgk
HS: Thực hiện 
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài 44 sgk/124 
HS: a) V = 2.2.2 = m3 
b) Sxq = 4. m2
1) Công thức tính thể tích
 V = S.h
(S là diện tích đáy, h là chiều cao)
2) Ví dụ: Sgk
IV.Củng cố và luyện tập:
-Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 45 sgk
Hướng dẫn: Tam giác đều cạnh a có diện tích S = 
	V. Hướng dẫn về nhà:
-BTVN: 28, 29, 30 Sgk/114
	Tiết sau luyện tập
Tiết 66:	LUYỆN TẬP
Soạn:	6.5.2008
A.Mục tiêu:
-Giúp học sinh củng cố: khái niệm các hình chóp đều, chóp cụt đều và cách tính diện tích xung quanh, cách tính thể tích của chúng.
-Rèn luyện cho học sinh kỷ năng: vẽ hình chóp đều, hình chóp cụt đều; tính Sxq, V của hình chóp đều
B.Phương pháp: luyện tập.
C.Chuẩn bị:
-GV:
-HS: 
D.Tiến trình:
I.Ổn định:
II.Bài cũ:
Nêu công thức tính Sxq, V của hình chóp đều ? Giải thích kí hiệu ?
(Sxq = V = )
III.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập
HS: 134 (4)
GV: Giải thích vì sao hình 134 (1) không phải là hình chóp đều ?
HS: Đáy không phải là đa giác đều
GV: Công thức tính Stp = ?
HS: Stp = Sxq + Sđ 
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập
p = ? d = ? 
HS: a) p = 2.5 = 10 cm;
 cm
GV: Sxq = ? Stp = ?
HS: Sxq = cm2; 
Stp = cm2
Bài tập 47 sgk/124
Bài tập 48 sgk/125
IV.Hướng dẫn về nhà:
-BTVN: trả lời câu hỏi ôn tập chương.
Tiết 67:	ÔN TẬP CHƯƠNG IV
Soạn:	6.5.2008
A.Mục tiêu:
- Hệ thống hoá các kiến thức về hình lăng trụ đứng và hình chóp đều đã được học trong chương.
- Vận dụng các công thức đã học vào các dạng bài tập (nhận biết, tính toán, )
- Thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức học được với thực tế.
B.Phương pháp: hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập.
C.Chuẩn bị:
-GV: bảng phụ
-HS: soạn câu hỏi
D.Tiến trình:
I.Ổn định:
II.Bài cũ:
III.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV phát bảng in sẵn thống kê các nội dung đã học. Điền vào những ô trống, yêu cầu HS điền vào theo hệ thống câu hỏi.
HS hoạt động nhóm làm theo yêu cầu của GV.
Sau khi HS điền xong, GV thu bài và cho hiển thị bảng phụ đầy đủ lên bảng - nhận xét bài làm của HS
GV hướng dẫn HS vẽ thêm đường phụ
- GV ra câu hỏi để HS làm:
a) Tính diện tích đáy
b) Tính thể tích của tấm bê tông
c) Cần bao nhiệu chuyến xe để chở
Tấm bê tông có dạng hình gì?
HS: Khối lăng trụ đứng
Tính V?
HS trả miệng bài tập 51 sgk
Hình
Sxq
Stp
V
Hình lăng trụ đứng
Hình hộp chữ nhật
Hình chóp đều
Bài tập 54 sgk:
Hướng dẫn:
(hình vẽ)
a) SABFE = 
SCDEF =
Suy ra: Sđ =
b) Đổi 3cm = 0,03 m
V =
c) Số chuyến xe cần để chở:
 (chuyến)
Bài tập 51 sgk:
a) 
b) 
c)
IV. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập phần lý thuyết.
- Làm các bài tập tr 132 sgk
Tiết 68:	ÔN TẬP CUỐI NĂM
Soạn:	16.5.2008
A.Mục tiêu:
- Hệ thống hoá các kiến thức đã được học trong học kỳ II.
- Vận dụng các công thức đã học vào các dạng bài tập (nhận biết, tính toán, )
- Thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức học được với thực tế.
B.Phương pháp: hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập.
C.Chuẩn bị:
-GV:
-HS: 
D.Tiến trình:
I.Ổn định:
II.Bài cũ:
III.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Một HS lên thực hiện 
cả lớp theo dõi, nhận xét
Áp dụng tính chất gì đã học?
Bài tập 3 sgk tr132:
BHCK là hình bình hành.
Gọi M là giao điểm của hai đường chéo BC và HK.
a) BHCK là hình thoi
Vì nên 
A, H, M thẳng hàng
tam giác ABC cân ở A.
b) BHCK là hình chữ nhật 
Ta lại có , 
Nên 
H, D, E trùng nhau.
Khi đó H, D, E cũng trùng với A
Vậy tam giác ABC là tam giác vuông tại A.
Bài tập 8:
Ta có: 
IV. Hướng dẫn về nhà: -BTVN: 9, 10, 11 sgk tr133
Tiết 69: 	ÔN TẬP CUỐI NĂM
Soạn:	18.5.2008
A.Mục tiêu:
- Hệ thống hoá các kiến thức đã được học trong học kỳ II.
- Vận dụng các công thức đã học vào các dạng bài tập (nhận biết, tính toán, )
- Thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức học được với thực tế.
B.Phương pháp: hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập.
C.Chuẩn bị:
-GV:
-HS: 
D.Tiến trình:
I.Ổn định:
II.Bài cũ:
III.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HS lên bảng vẽ hình
Để chứng minh ta làm như thế nào?
HS vẽ hình trên bảng
a) chứng minh rằng mỗi tứ giác ACC’A’, BDD’B’ là những hình chữ nhật?
Bài tập 9 tr 133 sgk:
a)
Chứng minh 
 đồng dạng (g.g)
b) 
Chứng minh 
Góc A chung nên đồng dạng (c.g.c)
Vậy 
Bài tập 10
a) chứng minh rằng mỗi tứ giác ACC’A’, BDD’B’ là hình bình hành có một góc vuông.
b) Trong tam giác vuông ACC’:
Trong tam giác vuông ABC: 
Do đó: 
c) Stp = 1784 cm2.
d) V = 4800 cm3.
IV. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập các dạng toán đã học.
Tiết 70: TRẢ BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM (phần hình học)
Soạn:	18.05.2008
A.Mục tiêu:
-Qua tiết này HS rút ra được ưu, khuyết điểm trong quá trình kiểm tra.
-Thấy rõ các thiếu sót khi làm bài trắc nghiệm khách quan: loại dần những câu không thoả mãn đề ra.
-Khắc phục những tồn tại để tiếp tục học tốt hơn.
B.Phương pháp: thuyết trình
C.Chuẩn bị:
-GV: ghi những thiếu sót của HS khi chấm bài.
-HS: 
D.Tiến trình:
I.Ổn định:
II.Trả bài kiểm tra học kì II: (phần hình học)
1.Phần trắc nghiệm khách quan:
2. Tự luận:
	II.Kết luận:
GV tổng kết lại những thiếu sót mà HS mắc phải trong quá trình kiểm tra, nhắc nhở các em chú ý rút kinh nghiệm.
	V. Hướng dẫn về nhà:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN HH8(1).doc