Giáo án Hình học khối 7 - Trường THPT Nguyễn Huệ - Tiết 17 đến tiết 20

Giáo án Hình học khối 7 - Trường THPT Nguyễn Huệ - Tiết 17 đến tiết 20

I. Mục tiêu:

Kiến thức: HS nắm được định lí về tổng ba góc của một tam giác.

Kĩ năng: Biết vận dụng các định lí trong bài để tính số đo góc của một tam giác.

Thái độ: Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán thực tế đơn giản.

II. phương tiên dạy học

 Thước thẳng, phấn mầu, bảng phụ, thước đo độ

III: Tiến trình dạy học:

1. Các hoạt động trên lớp:

 

doc 9 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 1177Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học khối 7 - Trường THPT Nguyễn Huệ - Tiết 17 đến tiết 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 9	Tiết 17 
Ngày soạn: 04/10/09	
Ngày dạy:	 TỔNG BA GÓC CỦA MỘT TAM GIÁC
	(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
Kiến thức: HS nắm được định lí về tổng ba góc của một tam giác.
Kĩ năng: Biết vận dụng các định lí trong bài để tính số đo góc của một tam giác.
Thái độ: Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán thực tế đơn giản.
II. phương tiên dạy học
	Thước thẳng, phấn mầu, bảng phụ, thước đo độ
III: Tiến trình dạy học:
1. Các hoạt động trên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HSø
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tổng ba góc của một tam giác.
Mỗi hs vẽ hai tam giác và đo số đo của mỗi góc. Tính tổng số đo của ba góc đó. Và rút ra nhận xét.
GV gọi HS phát biểu định lí và ghi giả thiết, kết luận của định lí.
GV hướng dẫn HS chứng minh bằng cách kẻ xy qua A và xy//BC.
GV yêu cầu HS về xem thêm SGK phần chứng minh định lí.
3 hs lên bảng vẽ
Các hs dưới lớp cùng vẽ và cho nhận xét.
 = 600
 = 700
 = 500
Vậy + + = 1800
Nhận xét: Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800
1) Tổng ba góc của một tam giác:
Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800
GT
KL
+ + = 1800
Hoạt động 2: Củng cố.
Bài 1 SGK/107:
Tính các số đo x và y ở các hình 47, 48, 49.
Bài 1 SGK/107:
1) Hình 47:
Ta có: + + = 1800 (Tổng 3 góc của )
=> 900 + 550 + = 1800
=> = 950
2) Hình 48:
Ta có: + + = 1800 (Tổng 3 góc của )
=> 300 + x + 400 = 1800
=> x = 1100
3) Hình 49:
Ta có: + + = 1800 (Tổng 3 góc của )
=> x + 500 + x = 1800
=> 2x = 1300
=> x = 650
Bài 2 SGK/108:
Cho tam giác ABC có = 800, = 300.
Tia phân giác của cắt BC ở D. Tính , .
GV cho HS nhắc lại định lí và cách tính góc còn lại của một tam giác.
Bài 2 SGK/108:
1) Tính :
Ta có: + + = 1800 (Tổng 3 góc của ABC)
=> + 800 + 300 = 1800
=> = 700
Tia AD là tia phân giác của
=> ===350
Xét ACD có:
+ + = 1800 
(Tổng 3 góc của ACD)
=> 350 + + 300 = 1800
=> = 1150
2) Tính :
Xét ADB có:
+ + = 1800
=> + 800 + 350 = 1800
=> = 650
2. Hướng dẫn về nhà:
Học bài, làm bài 2 SGK/108. Chuẩn bị hai phần còn lại.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tuần 9	Tiết 17 
Ngày soạn: 04/10/09	
Ngày dạy:	 TỔNG BA GÓC CỦA MỘT TAM GIÁC
	(Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1) Kiến thức
HS nắm vững về góc của tam giác vuông, nhận biết ra góc ngoài của một tam giác và nắm được tính chất góc ngoài của tam giác.
2) Kĩ năng
Biết vận dụng các định lí trong bài để tính số đo các góc của một tam giác.
3) Thái độ: rèn tính chính xác tính cẩn thận
II. phương tiên dạy học
	Thước thẳng, phấn mầu, bảng phụ, thước đo độ
III: Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
	1) Phát biểu định lí tổng ba góc của tam giác, vẽ hình ghi GT, KL.
	2) Cho ABC có = 900, = 300. Tính . Nhận xét về quan hệ giữa và 
2. Các hoạt động trên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Áp dụng vào tam giác vuông.
GV dựa vào KTBC để giới thiệu tam giác vuông. Sau đó cho HS trả lời. Trong vuông hai góc như thế nào?
-> Định lí.
GV cho HS phát biểu và ghi giả thiết, kết luận.
Củng cố:
Bài 4 SGK/108:
Tháp Pi-da ở Italia nghiêng 50 so với phương thẳng đứng (H53). Tính số đo của trên hình vẽ.
GV gọi HS nhắc lại và nêu cách tính .
-Trong vuông hai góc nhọn phụ nhau.
Bài 4 SGK/108:
Ta có: ABC vuông tại C.
=> + = 900 (hai góc nhọn phụ nhau)
=> + 50 = 900 
=> = 850 
I) Áp dụng vào tam giác vuông:
1. Định nghĩa: Tam giác vuông là tam giác có một góc vuông.
2. Định lí: Trong một tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau.
Hoạt động 2: Góc ngoài của tam giác.
GV gọi HS vẽ ABC , vẽ góc kề bù với . Sau đó GV giới thiệu góc ngoài tại đỉnh C.
-> Góc ngoài của tam giác.
GV yêu cầu HS làm ?4 và trả lời: Hãy so sánh:
1) Góc ngoài của tam giác với tổng hai góc trong không kề với nó?
2) Góc ngoài của tam giác với mỗi góc trong không kề với nó?
Củng cố: Bài 1 (H50, 51)
GV hướng dẫn H51, HS về nhà làm.
?4:
Tổng ba góc của ABC bằng 1800 nên:
 + = 1800 
góc Acx là góc ngoài của ABC nên:
 = 1800 
=> Rút ra nhận xét.
Bài 1:
H50: Ta có:
 = + (góc ngoài tại D của EDK)
=> = 1000 
Ta có: + = 1800 (góc ngoài tại K)
=> = 1800 
III) Góc ngoài của tam giác:
1) ĐN: Góc ngoài của một tam giác là góc kề bù với một góc của tam giác ấy.
2) ĐLí: Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng của hai góc trong không kề với nó.
Nhận xét: Mỗi góc ngoài của một tam giác lớn hơn mỗi góc trong không kề với nó.
Hoạt động 3: Củng cố toàn bài.
-Nhắc lại định lí tổng ba góc của một tam giác.
-Hai góc nhọn của tam giác vuông.
-Góc ngoài của tam giác.
3. Hướng dẫn về nhà:
Học bài, làm bài 1 H.51; Bài 5 SGK/108.
Chuẩn bị bài luyện tập.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
	Duyệt của tổ trưởng
	Ngày duyệt:
Tuần 10	Tiết 19 
Ngày soạn: 11/10/09	
Ngày dạy: 	 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Kiến thức: HS được khắc sâu các kiến thức tổng ba góc của một tam giác, áp dụng đối với tam giác vuông, góc ngoài của tam giác.
Kĩ năng: Biết áp dụng các định lí trên vào bài toán.
Thái độ: Rèn luyện kĩ tính quan sát, phán đoán, tính toán.
II. phương tiên dạy học
	Thước thẳng, phấn mầu, bảng phụ, thước đo độ
III: Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
	1) Định nghĩa góc ngoài của tam giác? Định lí nói lên tính chất góc ngoài của tam giác.
	2) Sữa bai 6 hình 58 SGK/109.
2. Các hoạt động trên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Luyện tập
Bài6 /109
Gv treo bảng phụ các hình ở bài tập 6, yêu cầu hs làm bài.
Hình 55:
Hình 56:
Hình 57:
Bài 7 SGK/109
GV cho HS lên bảng vẽ hình.
hS hoạt động theo nhóm
Bài 8 GGK/109
Gv cho HS hoạt động theo nhóm.
Bài 9 SGK/109:
GV treo bảng phụ
Gv hướng dẫn hs làm bài.
HS làm bài.
Tính = ?
Ta có: AHI vuông tại H
=> + = 900 (hai góc nhọn trong vuông)
=> = 500 
mà = = 500 (đđ)
IBK vuông tại K
=> + = 900 
=> = 400 
=> x = 400 
Tính = ?
Ta có: AEC vuông tại E
=> + = 900 => = 650
ABD vuông tại D
=> + = 900 => = 250
=> x = 250
Tính = ?
Ta có: MPN vuông tại M
=> + = 900 (1)IMP vuông tại I
=> + = 900 (1)
(1),(2) => = = 600
=> x = 600
Bài 7 SGK/109:
a) Các cặp góc phụ nhau:
 và ; và ; và ;
 và 
b) Các cặp góc nhọn bằng nhau:
 = ; = .
Hs hoạt động theo nhóm.
Bài 8 SGK/109:
CM: Ax//BC
Ta có: = +(góc ngoài tại A của ABC)
=> = 800
mà = =400 (Ax: phân giác )
Vậy: = . Mà hai góc này ở vị trí sole trong
Ax//BC.
Bài 9 SGK/109:
Tính =? (=320)
Ta có CBA vuông tại A
=> +=900 (1)
COD vuông tại D
=> + = 900 (2)
mà =(đđ) (3)
Từ (1),(2),(3) => ==320
3) củng cố.
GV gọi HS nhắc lại: Tổng ba góc của một tam giác, hai góc nhọn của tam giác vuông, góc ngoài của tam giác.
4) Hướng dẫn về nhà:
Ôn lại lí thuyết, xem lại BT.
Chuẩn bị bài 2: Hai tam giác bằng nhau.
Tuần 10	Tiết 20
Ngày soạn: 11/10/09	
Ngày dạy:	 HAI TAM GIÁC BẰNG NHAU
MỤC TIÊU
1) Kiến thức
Học sinh hiểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau biết viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác theo quy ước viết tên các đỉnh tương ứng theo cùng một thứ tự.
2) Kĩ năng
Biết sử dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để suy ra các đoạn thẳng bằng nhau.
3) Thái độ
Rèn luyện khả năng phán đoán, nhận xét.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
GV: Thước thẳng, compa, phấn màu, bảng phụ ghi bài tập.
HS: Thước thẳng, compa, thước đo độ.
QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TRÊN LỚP:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra bài cũ)
Tiến trình dạy và học
Hoạt động cùa GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Định nghĩa
GV cho HS hoạt động nhóm làm ?1.
Hãy đo độ dài và so sánh các cạnh và số đo các góc của ABC và A’B’C’. Sau đó so sánh AB và A’B’; AC và A’C’; BC và B’C’; và ; và ; và .
-> GV giới thiệu hai tam giác như thế gọi là hai tam giác bằng nhau, giới thiệu hai góc tương ứng, hai đỉnh tương ứng, hai cạnh tương ứng.
Gv cho HS rút ra định nghĩa
Gv nhận xét và chốt lại.
HS hoạt động nhóm sau đó đại diện nhóm trình bày.
Ghi kết quả :
AB = ; BC = ; AC = 
A’B’ = ; B’C’ = ; A’C’ = 
 = ; = ; = 
Â’ = ; ’ = ; ’ = 
Các nhóm khác nhận xét.
=> HS rút ra định nghĩa.
Một số HS nhắc lại định nghĩa
1) Định nghĩa:
Tam giác ABC bằng tam giác A’B’C’.
Định nghĩa (SGK – 110)
Hoạt động 2: Kí hiệu
Ngoài việc dùng lời để định nghĩa hai tam giác bằng nhau ta có thể dùng kí hiệu để chỉ sự bằng nhau của hai tam giác.
GV yêu cầu HS đọc SGK mục 2 “Kí hiệu” trang 110
Gv yêu cầu Hs lên bảng viết kí hiệu của hai tam giác bắng nhau.
GV nhấn mạnh :
Người ta qui ước khi kí hiệu sự bằng nhau của hai tam giác, các chữ cái chỉ tên các đỉnh tương ứng được viết theo cùng thứ tự
Yêu cầu hs làm ?2
Gv treo bảng phụ có hình 61
Gv nhận xét.
Yêu cầu HS làm ?3
Gv treo bảng phủ có ?3 lên bảng
Cho DABC = DDEF thì tương ứng với góc nào?
Cạnh BC tương ứng với cạnh nào? 
Muốn tìm góc D ta phải làm sao?
Gv nhận xét.
Các câu sau đúng hay sai.
1) Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có sáu cạnh bằng nhau, sáu góc bằng nhau.
2) Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh bằng nhau, các góc bằng nhau.
3) Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có diện tích bằng nhau.
GV có thể đưa phản ví dụ cho mỗi câu sai.
HS nghe giảng và ghi bài
HS đọc bài
HS lên bảng viết
Hs làm bài
Hs lên bảng trình bày.
HS nhận xét
HS làm bài.
 tương ứng với Â.
Cạnh BC tương ứng với cạnh EF.
tính góc  của DABC. Từ đó tìm số đo .
Một HS lên bảng làm:
HS nhận xét
Sai.
Sai.
Sai.
Kí hiệu
DABC = DA’B’C’ nếu
?2)
a) DABC = DMNP
b) Đỉnh tương ứng với đỉnh A là đỉnh M. 
Góc tương ứng với góc N là góc B.
Cạnh tương ứng với cạnh AC là cạnh MP.= 40tương ứng với góc N là góc B._________________________________________________________________________________________
c) DACB = DMPN ; AC = MP
?3. Cho ABC = DEF.
Tìm số đo góc D và độ dài BC.
Xét DABC có
 + + = 1800 (định lí tổng ba góc của tam giác)
 + 700 + 500 = 1800 
Þ Â = 1800 – 1200 = 600 
Þ = Â = 600
củng cố: củng cố từng phần như ở trên
Hướng dẫn về nhà: 
Học thuộc, hiểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau.
	Biết viết kí hiệu 2 tam giác bằng nhau một cách chính xác.
Làm các bài tập : 10; 11; 12; 13; 14 trang 112 SGK
Rút kinh nghiệm:
	Duyệt của tổ trưởng
	Ngày duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9.doc