Giáo án Hình học 9 - GV: Tạ Chí Hồng Vân - Tiết 29: Luyện tập

Giáo án Hình học 9 - GV: Tạ Chí Hồng Vân - Tiết 29: Luyện tập

Giáo án Hình học 9

Tuần: 15 Tiết: 29

Gv: Nguyễn Tấn Thế Hoàng

§6: LUYỆN TẬP

A) MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

○ Củng cố các tính chất của tiếp tuyến đường tròn, đường tròn nội tiếp tam giác.

○ Rèn luyện kỹ năng vẽ hình vận dụng các tính chất của tiếp tuyến vào các bài tập về tính toán và chứng minh.

○ Bước đầu vận dụng tính chất của tiếp tuyến vào bài tập quỹ tích dựng hình.

B) CHUẨN BỊ CỦA GV & HS:

1) Giáo viên: - Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ: viết sẵn bài tập 32 trang 116 Sgk

2) Học sinh: - Thước kẻ có chia khoảng, compa, ê ke

C) CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 2 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1103Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 9 - GV: Tạ Chí Hồng Vân - Tiết 29: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hình học 9
Tuần: 15	Tiết: 29
Gv: Nguyễn Tấn Thế Hoàng
Soạn: 10 - 12 - 2005
§6: LUYỆN TẬP 
MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 
Củng cố các tính chất của tiếp tuyến đường tròn, đường tròn nội tiếp tam giác.
Rèn luyện kỹ năng vẽ hình vận dụng các tính chất của tiếp tuyến vào các bài tập về tính toán và chứng minh.
Bước đầu vận dụng tính chất của tiếp tuyến vào bài tập quỹ tích dựng hình.
CHUẨN BỊ CỦA GV & HS:
Giáo viên: - Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ: viết sẵn bài tập 32 trang 116 Sgk 
Học sinh: - Thước kẻ có chia khoảng, compa, ê ke
CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐÔÏNG CỦA HS
GHI BẢNG
15’
28’
HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
F HS1 : Chữa bài tập 26 a,b trang 115 Sgk (Gv vẽ sẵn hình)
F HS2 : Chữa bài tập 27 Sgk (Gv vẽ sẵn hình)
- Sau khi HS1 chữa câu a,b, Gv yêu cầu HS cả lớp giải câu c.
HĐ2: Luyện tập 
F Làm bài tập 30 trang 116 Sgk:
- Gv hướng dẫn HS vẽ hình
- Theo tính chất của 2 tiếp tuyến cắt nhau ta có thể suy điều gì từ giả thiết
của bài toán ?
a) Căn cứ vào những điều đã biết đó có C/m được góc COD bằng 90° không ?
b) Gọi 1 HS trình bày nhanh câu b
c) Tích 2 đoạn thẳng AC và BD cũng chính là tích của 2 đoạn thẳng nào? 
- Tích của 2 đoạn thẳng CM và MD bằng gì, tích này có thay đổi không? vì sao?
F Làm bài tập 31 trang 116 Sgk:
- Gv vẽ nhanh hình lên bảng 
- Gv tổ chức cho HS hoạt động nhóm 
Ä Gợi ý: hãy tìm các cặp đoạn thẳng bằng nhau trên hình, rồi biến đổi vế phải để tính toán
- Các nhóm hoạt động khoảng 7 phút thì Gv yêu cầu đại diện 1 nhóm lên trình bày
F Làm bài tập 32 trang 116 Sgk:
- Gv đưa bảng phụ có đề bài và hình vẽ sẵn cho HS hoạt động nhóm trao đổi.
- Sau 3 phút cho các nêu kết quả
- Hãy giải thích cách tính.
- 2 HS cùng lên bảng trả bài
® Cả lớp theo dõi và nhận xét 
- HS vẽ hình vào vở
+ CA = CM, DM = DB
+ OC là phân giác các góc: MCA và MOA
+ OD là phân giác các góc: MDB và MOB
- 1 HS đứng tại chỗ chứng minh 
® Cả lớp nhận xét 
- 1 HS trình bày câu b
- Là tích của 2 đoạn thẳng CM và MD
- Tích CM.MD = OM2 = R2 nên không đổi
- 1 HS đọc đề toán
- HS thảo luận theo 8 nhóm 
® đại diện 1 nhóm trình bày 
® cả lớp nhận xét 
- HS hoạt động nhóm
- Câu trả lời đúng 
(D) 3cm2
- Vì đường cao AH cũng là phân giác và trung tuyến nên:
 và 
 AH = 3.OH = 3 (cm)
Þ HC = AH.tg 30°
 = (cm)
Þ SABC = BC.AH
 = HC.AH = 3(cm2)
nên chọn câu trả lời (D) là đúng
Tiết 29 : LUYỆN TẬP
1) Bài 30:
a) C/m: 
 Theo tính chất của 2 tiếp tuyến cắt nhau ta có: 
 OC là phân giác 
 OD là phân giác 
 mà: và kề bù nên:
 Suy ra: OC OD 
 hay: 
b) C/m: CD = AC + BD:
 Ta có: CM = CA và MD = BD
 (do t/c hai tiếp tuyến cắt nhau)
 Suy ra: CM + MD = CA + BD
 hay: CD = AC + BD
c) AC.BD không đổi
 Trong DCOD vuông ta có:
 OM CD (tctt)
 Þ CM.MD = OM2 = R2
 Vậy: AC.BD = CM.MD
 = OM2 = R2 (không đổi)
2) Bài 31:
a) C/m: 2AD = AB + AC – BC:
 Ta có: AD = AF ; BD = BE ;
 CF = CE (t/c tiếp tuyến)
 nên: AB + AC – BC =
 = AD + DB + AF + FC - BE - EC
 = AD + DB + AD + FC – BD - FC
 = AD + AD = 2AD (C/m xong) 
F
A
B
C
I
E
D
b) Các hệ thức tương tự như hệ thức ở câu a là
 2BE = BA + BC - AC
 2CF = CA + BC – AB
3) Bài 32:
 Chọn (D) 3cm2
2’
HĐ3: HDVN	- Học thuộc.	- Xem lại các bài tập đã giải
- Làm bài tập: 28, 29 trang 116 Sgk; bài tập: 54, 55, 56 trang 135 SBT
- Hướng dẫn bài 29: Đường tròn (O) phải thoả mãn những điều kiện gì ?
 	Vậy Tâm O phải nằm trên những đường nào ?
? Rút kinh nghiệm cho năm học sau:

Tài liệu đính kèm:

  • docHinh 9 Tiet 29.doc