Giáo án Hình học 8 - Tuần 4 (Bản 3 cột)

Giáo án Hình học 8 - Tuần 4 (Bản 3 cột)

I/ Mục tiêu bài dạy:

 - Kiến thức: Củng cố các định lí về đường trung bình của tam giác; của hình thang – định nghĩa đường trung bình của tam giác, của hình thang.

 - Kỹ năng: Vận dụng định lí vào bài tập.

II/ Chuẩn bị của thầy và trò: Bảng con vẽ hình 45. SGK.

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Phát biểu định lí 3,4 về đường trung bình của hình thang – định nghĩa đường trung bình của hình thang.

 3. Luyện tập:

 

doc 6 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 280Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tuần 4 (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Tiết 7 LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu bài dạy:
	- Kiến thức: Củng cố các định lí về đường trung bình của tam giác; của hình thang – định nghĩa đường trung bình của tam giác, của hình thang.
	- Kỹ năng: Vận dụng định lí vào bài tập.
II/ Chuẩn bị của thầy và trò: Bảng con vẽ hình 45. SGK.
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Phát biểu định lí 3,4 về đường trung bình của hình thang – định nghĩa đường trung bình của hình thang.
	3. Luyện tập:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
 - Cho học sinh lên trình bày bài giải 26 trang 80.
 - Tìm ra chổ sai của học sinh.
 - Cho học sinh sữa bài tập 28 trang 40 SGK.
 + Vẽ hình ghi giả thuyết – kết luận.
 + CM: AK = KC
 hay K là trung điểm của AC.
 + CM: BI = ID
 hay I là trung điểm của BD.
 + Dựa vào tính chất trung điểm của tam giác, của hình thang.
Thứ tự gọi tên tứ giác 
Không nhận ra đường trung bình của hình thang 
BT 28
GT :ABCD la hình thang (AB//CD)
EA=ED; FB=FC
KL: IB=ID; AK=KC
Theo đề bài ta có: AB // CD // EF // GH và AB = CE = EG ;
 BD = DF = FH. Do đó: CD là trung điểm của hình thang ABFE. CD = (AB + EF)
 = (8 + 16) = 12 (cm) x = 12 cm Tương tự: EF là đường trung bình của hình thang CDHG EF = (CD + HG
 EF = (CD + HG)
 2EF = CD + HG
 HG = 2EF – CD = 2.16 – 12 = 20 (cm) Vậy x = 12 cm ; y = 20 cm 
BT 28
a) Cm: AK=KC; BI=ID
Ta có: EA = ED ; FB = FC nên EF là đường trung bình của hình thang ABCD.
Suy ra: EF // AB ; EF // DC
 có: EA = ED
 EI // AB (EF // AB)
nên I là trung điểm của DB hay IB = ID
tương tự ABC có : 
 FB = FC FK // AB (EF // AB)
nên K là trung điểm cảu AC hay KA = KC.
b) Tính EI ; FK ; IK ; biết ab = 6 cm ; CD = 10 cm
 Ta có: EF là đường trung bình của hình thang ABCD 
nên EF = (AB + CD) EF = (6+ 10) = 8 cm 
 ABD có EI là đường trung bình nên 
EI = AB =.6 = 3 cm
ABC có FK là đường trung bình nên
 FK = AB =.6 = 3 cm
Vậy: IK = EF – (EI + FK) 
= 8 – (3 + 3) = 2 cm
củng cố 
Làm bài tập còn lại.	
5 / Dặn dò
Hướng dẫn học sinh học ở nhà
 Xem trước bài: Dựng hình bằng thước và compa. Dựng hình thang.
IV.Rút kinh nghiệm.
Tiết 8 DỰNG HÌNH BẰNG THƯỚC VÀ COMPA
 DỰNG HÌNH THANG
I/ Mục tiêu bài dạy:
	Giúp học sinh dùng thước và compa để dựng hình (chủ yếu là dựng hình thang) theo các yếu tố đã cho bằng số và biết trình bày hai phần cách dụng và chứng minh.
	- Kỹ năng: Biết sử dụng thước và compa để dựng hình vào vở một cách tương đối chính xác.
	- Tư duy: Suy luận khi chứng minh. Có ý thức vận dụng dựng hình vào thực tế.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 Thước, compa, thước đo góc.
III/ Tiến trình tiết dạy:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- 7 bài dựng hình đã học ở lớp 6, 7. 
	3. Vào bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
HĐ 1: Giới thiệu dụng cụ dựng hình là thước, compa tác dụng của nó?
HĐ 2: Các bài toán dựng hình đã biết.
 + Giáo viên giới thiệu 7 bài toán dựng hình đã biết như SGK.
HĐ 3: Dựng hình thang
 - Giáo viên trình bày bước phân tích như SGK. Giả sử dựng được hình thang ABCD thõa mãn yêu cầu của đề bài học sinh vẽ hình theo yêu cầu đó.
 - Theo các bài toán dựng hình cơ bản, nên dựng yếu tố nào trước.
 - Dựng được 2 cạnh và một góc xen giữa dựng ?
 - Làm sao dựng điểm B?
 - Chứng minh hình vừa dựng được là hình thang có các yêu cầu theo đề bài.
 - Giáo viên biện luận bài toán chỉ dựng được một hình.
 * Thước: - Vẽ đường thẳng khi biết hai điểm.
 - Vẽ đoạn thẳng khi biết hai đầu mút.
 - Vẽ tia khi biết gốc và một điểm của tia.
 * Compa: Vẽ đường tròn khi biết tâm và bán kính của nó.
* Cách dựng:
 - Dựng ADC (c.g.c) biết = 700 ; AD = 2cm; DC = 4cm 
 (bài tập 4)
 - Qua A, dựng tia Ax // DC sao cho tia Ax và điểm C cùng nằm trên nữa mặt phằng bờ AD. (bài tập 6)
 - Trên tia Ax, dựng B sao cho AB = 3cm (bài tập 1) 
 Nối B và C ta được ABCD là hình thang phải dựng.
 - Chứng minh: ABCD là hình thang.
 Theo cách dựng:
 Ax // DC AB // CD (B Ax)
 Do đó: ABCD là hình thang và AD = 2cm; = 700; DC = 4cm; AB = 3cm
 + Góc D = 700
 + Cạnh DA = 2cm
 DC = 4cm
 Dựng ADC
 + Dựng đường thẳng song song DC qua A.
 + Dựng (A, 3cm) cắt Ax tại B
1. Bài toán dựng hình: là bài toán vẽ hình mà chỉ sử dụng hai dụng cụ là thước và compa.
2. Các bài toán dựng hình đã biết:
 (Ghi 7 bài toán dựng hình đã biết như SGK).
3. Dựng hình thang:
 VD : SGK
 * Cách dựng: (ghi như bên)
 * Chứng minh:
	4. Củng cố:
	- Nhắc lại nội dung của phần cách dựng và chứng minh.
	5.Dặn dò 
Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
	- Học bài theo SGK.
	- Làm bài tập 31, 33, 34 trang 83 SGK.
	- Tiết sau luyện tập
IV.Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_8_tuan_4_ban_3_cot.doc