Giáo án Hình học 8 - Tiết 54: Ôn tập chương III (Tiết 2) - Năm học 2007-2008 - Trần Thanh Quang

Giáo án Hình học 8 - Tiết 54: Ôn tập chương III (Tiết 2) - Năm học 2007-2008 - Trần Thanh Quang

I. MỤC TIÊU :

 Kiến thức : Hệ thống lại kiến thức về tam giác đồng dạng.

 Kĩ năng : Vận dụng được các kiến thức về tam giác đồng dạng để : Chứng minh đựơc hai tam giác giác đồng dạng .Vận dụng được các kiến thức về tam giác đồng dạng để tìm được một tỉ lệ thức có liên quan .Vận dụng được các kiến thức về tam giác đồng dạng để giải được các bài toán có liên quan ; các bài toán trong thực tế .

 Thái độ : Rèn tính cẩn thận, Chính xác, suy luận của HS

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :

 Chuẩn bị của GV : Bảng phụ ghi câu hỏi và bài tập, thước kẻ, coma, êke, phấn màu, bút dạ.

 Chuẩn bị của HS : ÔN tập các kiến thức về tam giác đồng dạng và làm bài tập GV cho về nhà. Thước kẻ, compa, êke.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1) Tổ chức lớp :

2) Kiểm tra bài cũ :

GV nêu câu hỏi : 5

 Phát biểu định lý Talet thuận và đảo. Hệ quả định lý Talét. Tính chất đường phân giác trong tam giác.

3) Bài mới :

* Giới thiệu bài :

GV (Đặc vấn đề) : : ( 1 phút ) Để nắm vững nội dung các kiến thức trong chương III và quá trình vận dụng của nó . Hôm nay ta tổ chức ôn tập để củng cố và vận dụng được các kiến thức trong chương để giải các bài tập có liên quan . Trong tiết này ta sẽ ôn tập phần : Tam giác đồng dạng .

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1088Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tiết 54: Ôn tập chương III (Tiết 2) - Năm học 2007-2008 - Trần Thanh Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần :29 Ngày soạn :22/03/08
Tiết :54 ÔN TẬP CHƯƠNG III (T2)
I. MỤC TIÊU : 
Kiến thức : Hệ thống lại kiến thức về tam giác đồng dạng. 
Kĩ năng : Vận dụng được các kiến thức về tam giác đồng dạng để : Chứng minh đựơc hai tam giác giác đồng dạng .Vận dụng được các kiến thức về tam giác đồng dạng để tìm được một tỉ lệ thức có liên quan .Vận dụng được các kiến thức về tam giác đồng dạng để giải được các bài toán có liên quan ; các bài toán trong thực tế .
Thái độ : Rèn tính cẩn thận, Chính xác, suy luận của HS 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
Chuẩn bị của GV : Bảng phụ ghi câu hỏi và bài tập, thước kẻ, coma, êke, phấn màu, bút dạ.
Chuẩn bị của HS : ÔN tập các kiến thức về tam giác đồng dạng và làm bài tập GV cho về nhà. Thước kẻ, compa, êke.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tổ chức lớp : 
Kiểm tra bài cũ : 
GV nêu câu hỏi : 5’
 Phát biểu định lý Talet thuận và đảo. Hệ quả định lý Talét. Tính chất đường phân giác trong tam giác.
Bài mới :
* Giới thiệu bài :
GV (Đặc vấn đề) : : ( 1 phút ) Để nắm vững nội dung các kiến thức trong chương III và quá trình vận dụng của nó . Hôm nay ta tổ chức ôn tập để củng cố và vận dụng được các kiến thức trong chương để giải các bài tập có liên quan . Trong tiết này ta sẽ ôn tập phần : Tam giác đồng dạng .
* Tiến trình bài dạy :
TL
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Nội dung
13’
6’
9’
10’
Hoạt động 1
G/v yêu cầu h/s nêu định nghĩa về hai tam giác đồng dạng .
 Vậy nếu có hai tam giác đồng dạng thì ta có thể suy ra được điều gì ? 
GV : Nêu các tính chất của hai tam giác đồng dạng với nhau . 
GV : Gợi ý : các đường cao , trung tuyến ; chu vi và diện tích của 2 tam giác như thế nào?
GV : Hãy nêu các trường hợp đồng dạng của tam giác , của tam giác vuông ? 
GV : Hãy nêu các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông ?
GV : Từ đó hãy phân tích các trường hợp đồng dạng so với các trường hợp bằng.
 Như vậy trường hợp đồng dạng của hai tam giác được vận dụng để làm gì ? 
Hoạt động 2
GV : Dựa vào đề bài thì muốn tìm được HK thì ta phải thực hiện như thế nào ?
GV yêu cầu HS đọc phần gợi ý SGK rồi làm theo các bước như SGK. 
 Từ nội hướng dẫn trên yêu cầu h/s lên bảng trình bày lời giải cho bài toán trên . 
 Qua đó g/v chốt lại cho h/s các kiến thức có liên quan .
GV : Cho h/s đọc đề bài 69 tr92 SGK, sau đó nêu yêu cầu của nó .
GV : Sau đó yêu cầu h/s vẽ hình và viết giả thiết , kết luận cho bài toán .
GV : Để tính tỉ số thì ta phải vận dụng điều gì ?
Gợi ý : Sử dụng tính chất đường phân giác thì ta lập được tỉ lệ thức nào ? 
GV : Từ đó hãy tính tỉ số trên 
 GV : Theo em để tính được chu vi và diện tích của tam giác ABC thì ta phải tính được yếu tố nào ? Vì sao ? 
GV : Như vậy để tính được độ dài của của thì ta phải vận dụng nội dung gì ? Vì sao ? 
 Từ đó yêu cầu h/s lên bảng để tính theo yêu cầu của đề bài,Số còn lại hãy giải vào vở . Sau đó cho h/s nhận xét
 Sau đó g/v chốt lại các nội dung kiến thức có liên quan qua bài tập này .
 Cho h/s đọc đề bài , sau đó yêu cầu h/s nêu : 
 -/ Yêu cầu của đề bài .
 -/ Vẽ hình và viết giả thiết và kết luận của nó .
GV :Hãy nêu cách vẽ tứ giác ABCD ?
 Hãy thực hiện yêu cầu thứ nhất của nó .
 Như vậy bài toán này quy về xác định điểm nào ? Điểm đó có tính chất gì ? .
 Từ đó hãy nêu cách dựng 
GV : Muốn biết 2 tam giác trên có đồng dạng hay không thì ta phải vận dụng trường hợp nào ? tại sao ?
 Gọi 1 h/s lên bảng để giải câu trên . Số học sinh còn lại giải vào vở .
GV : Để chứng minh AB // CD thì ta phải chỉ ra được nội dung gì ? Vì sao ? 
 Vậy hày chỉ ra tại sao = ? 
 Yêu cầu h/s trình bày nội dung trên vào vở .
 G/v chốt lại cho h/s các kiến thức có liên quan qua bài tập này .
Hoạt động 1
HS : phát biểu
 H/s đứng tại chỗ nêu kết quả của điều trên . 
HS : Các yếu tố bằng tỉ số đồng dạng là : đường cao , trung tuyến , chu vi
Còn tỉ số 2 diện tích bằng phương tỉ số đồng dạng
 H/s đứng tại chỗ nêu các trường hợp đồng dạng của hai tam giác theo yêu cầu .
 H/s đứng tại chỗ nêu sự so sánh của các quan hệ trên .
-/ Tìm ra một tỉ lệ thức giúp chứng minh một đẳng thức .
-/ Tìm ra được hai góc bằng nhau .
-/ Tính được độ dài của một đoạn thẳng . 
 H/s suy nghĩ theo yêu cầu trên . 
Hoạt động 2
HS : Đọc phần hướng dẩn :
- Vẽ đường cao AI, xét tam giác đồng dạng IAC và HBC để tính CH
- Xét hai tam giác đồng dạng AKH và ABC rrồi tính HK.
 H/s thực hiện theo yêu cầu .
 Vận dụng tính chất đường phân giác của tam giác .
 H/s thực hiện theo yêu cầu của g/v .
HS : có : = (vì BD là phân giác của ) .
HS trả lời
HS : Ta phải tính được độ dài của AC và BC vì :
Chu vi DABC = AB + BC + CA ; 
 Và SABC = AB.AC .
 HS : Tính chất của tam giác vuông có 1 góc 300 và định lý Pytago .
 H/s lên bảng để tính theo yêu cầu của g/v .
 H/s chú ý nội dung kiến thức mà g/v chốt lại .
 H/s đứng tại chỗ thực hiện theo yêu cầu .
HS : Vận dụng bài toán dựng hình .
 Giả sử bài toán đã dựng xong với đầy đủ các yêu cầu của nó thì ta thấy : DBDC , từ đó ta xác định được điểm A .
 Điểm A là giao điểm của 2 cung tròn tâm B , D có bán kính 4 và 8 cm
HS :Vận dụng trường hợp đồng dạng cạnh , cạnh , cạnh vì 2 tam giác trên đã có độ dài của các cạnh .
 H/s lên bảng và HS còn lại thực hiện nội dung theo yêu cầu của g/v .
HS Phải chỉ ra được : 
	= .
Vì đó là 2 góc so le trong 
H/s thực hiện vào vở .
H/s chú ý đến các kiến thức mà g/v chốt lại .
1) Ôn tập lý thuyết : 
C/ . Tam giác đồng dạng :
 a) Định nghĩa :
DA’B’C’ DABC (Tỉ số đồng dạng k ) 
Û 
 b) Tính chất :
Nếu DA’B’C’DABC thì :
= k ; = k ; = k2 .(với h’, h ; p’ , p ; S’ và S lần lựơt là đường cao , nửa chu vi và diện tích của hai tam giác đồng dạng) .
c) Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác :
Tam giác thường 
==
= và = 
 = và = 
Tam giác vuông
a)=
b) * = hoặc = 
c)=
2) Phần luyện tập :
Câu c bài 58 :
 Vẽ đường cao AH , ta có :
DIAC DHBC ( g – g )
Nên : =hay =
ÞHC = Þ AH = b - =
 = 
Từ KH // BC suy ra :
= Þ KH = 
 =
 KH = a - (đvđd ) .
Bài 69 SGK trang 92 :
 a) Tính tỉ số :
Ta có : = (vì BD là phân giác của ) .
Do đó : = = .
b) Tính chu vi và diện tích của tam giác ABC :
 Ta có : BC = 2AB = 25 (cm) (suy từ tam giác vuông ABC có góc = 300) .
Mà : AC = (suy từ định lý Pytago) .
AC = = 21,65 (cm) .
Do đó : Chu vi tam giác ABC = AB + BC + CA = 59,15 (cm) 
Diện tích của tam giác ABC = AB.AC = 135,31 (cm2) .
Bài 61 SGK trang 61 :
Nêu cách vẽ tứ giác ABCD với kích thước trên :
+/ Vẽ tam giác BDC biết ba cạnh của nó .
+/ Xác định điểm A :
 - Vẽ đường tròn tâm B bán kính 4cm .
 - Vẽ đường tròn tâm D bán kính 8cm .
 Hai đường tròn đó cắt nhau tại A . Ta được tứ giác cần dựng .
b) Các tam giác ABD cà BDC có đồng dạng với nhau không ? Tại sao : 
Ta có : == ; = = ; == .
Vậy : = = 
Þ DABD DBDC ( c – c – c ) .
c) Chứng minh rằng AB // CD :
Vì : DABD DBDC 
Þ = (góc tương ứng của hai tam giác đồng dạng) .
Do đó : AB // DC (hai góc so le trong bằng nhau) . 
Dặn dò HS :1’
Ôn tập lý thuuyết qua các câu hỏi ôn tập chương
Xem lại các dạng bài tập của chương
Tiết sau kiểm tra một tiết. 
IV/ RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG :

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh8-t54.doc