Giáo án Hình học 8 - Tiết 27 đến 28 (Bản 2 cột)

Giáo án Hình học 8 - Tiết 27 đến 28 (Bản 2 cột)

A/ Mục tiêu:

- HS cần nắm vững công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.

- HS hiểu rằng để chứng minh các công thức đó cần vận dụng các tính chất của diện tích đa giác.

- HS vận dụng được các công thức đã học và các tính chất của diện tích trong giải toán.

B/ Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ hình 121, thước có chia khoảng, phấn màu.

- HS: Thước, êke, bút chì.

C/ Tiến trình dạy - học:

I/ Tổ chức: (1)

II/ KTBC:

III/ Bài mới:

 

doc 5 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 334Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tiết 27 đến 28 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	14
 Ngày soạn: 1/12/2007
Tiết: 27
 Ngày dạy: 
Đ2 . Diện tích hình chữ nhật
A/ Mục tiêu:
- HS cần nắm vững công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.
- HS hiểu rằng để chứng minh các công thức đó cần vận dụng các tính chất của diện tích đa giác.
- HS vận dụng được các công thức đã học và các tính chất của diện tích trong giải toán.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ hình 121, thước có chia khoảng, phấn màu.
- HS: Thước, êke, bút chì.
C/ Tiến trình dạy - học :
I/ Tổ chức: (1’) 
II/ KTBC: 
III/ Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Khái niệm diện tích đa giác (10’)
GV giới thiệu khái niệm diện tích đa giác như tr116 (SGK) và đưa bảng phụ hình 121.
GV cho HS làm ?1.
? Qua bài tập trên, em hãy cho biết diện tích của 1 đa giác là gì?
? Em có nhận xét gì về diện tích đa giác?
GV: Diện tích đa giác có các tính chất sau:
GV cho HS đọc SGK tr117.
2) Công thức tính diện tích hình chữ nhật (10’)
GV: Ta thừa nhận định lí sau:
Định lí : (SGK tr117).
GV vẽ hình và ghi công thức.
? Tính diện tích của cửa sổ lớp, biết hai kích thước là 9dm và 13dm?
GV: Lưu ý rằng mỗi đơn vị diện tích hơn kém nhau 100 lần.
3) Công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông (10’)
GV cho HS làm ?2.
Từ công thức tính diện tích của hình chữ nhật hãy suy ra công thức tính diện tích của hình vuông, tam giác vuông.
a
b
? Ba tính chất của diện tích đa giác đa được vận dụng như thế nào khi chứng minh công thức tính diện tích tam giác vuông?
HS quan sát và làm ?1.
a) Hình A có diện tích là 9 ô vuông, hình B cũng có diện tích là 9 ô vuông.
b) Hình D có diện tích là 8 ô vuông, hình C có diện tích là 2 ô vuông nên diện tích hình D gấp 4 lần diện tích hình C.
c) Hình E có diện tích là 8 ô vuông, diện tích hình C là 2 ô vuông hình E có diện tích gấp 4 lần diện tích hình C .
HS: Số đo của phần mặt phẳng giới hạn bởi 1 đa giác được gọi là diện tích đa giác đó.
HS: Mỗi đa giác có một diện tích xác định. Diện tích đa giác là 1 số dương.
1 - 2 HS đọc SGK tr117.
1 HS đọc định lí.
HS vẽ hình và ghi công thức.
HS: Diện tích của cửa sổ là:
S = 9.13 = 117 dm2 = 1,17 m2.
HS: - Vì hình vuông là hình chữ nhật có hai kích thước bằng nhau, nên nếu hình vuông có cạnh là a thì diện tích của hình vuông là: S = a.a = a2.
- Vì tam giác vuông là nửa hình chữ nhật, do đó nều tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông là a và b thì diện tích của tam giác vuông đó là : S = .
HS : - Đường chéo của hình chữ nhật chia hình chữ nhật thành hai tam giác vuông bằng nhau Hai tam giác đó có diện tích bằng nhau.
- Tổng diện tích của hai tam giác đó bằng diện tích của hình chữ nhật.
 Diện tích của tam giác vuông bằng nửa diện tích hình chữ nhật.
IV/ Củng cố:(11’)
Bài 6 (SGK): S = ab (a chiều dài; b chiều rộng)
S’ = (2a). b = 2ab = 2S.
S” = 3a. 3b = 9ab = 9S.
S”’ = 4a. = ab = S.
Bài 7 (SGK)
Diện tích nền nhà là: 4,2 . 5,4 = 22,68 (m2).
Diện tích các cửa là: 1. 1,6 + 1,2 . 2 = 4 (m2).
Tỉ số diện tích các cửa và diện tích nền nhà là: 4 : 22,68 17,6% < 20%.
Vậy căn phòng chưa đạt chuẩn về ánh sáng.
V/ Hướng dẫn:(2’)
- Học thuộc các công thức tính S.
- Làm bài 8; 9; 10; 11 (SGK tr119).
Tuần: 	14
 Ngày soạn: 1/12/2007
Tiết: 28
 Ngày dạy: 
Luyện tập
A/ Mục tiêu:
- Củng cố các công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.
- HS vận dụng được các công thức đã học và các tính chất của diện tích trong giải toán, chứng minh hai hình có diện tích bằng nhau.
- Luyện kĩ năng cắt, ghép hình theo yêu cầu.
- Phát biểu tư duy cho HS thông qua việc so sánh diện tích hình chữ nhật với hình vuông có cùng chu vi.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, bìa theo bài 11, kéo, thước.
- HS: Thước, bìa, kéo, hồ dán.
C/ Tiến trình dạy - học :
I/ Tổ chức: (1’) 
II/ KTBC: (10’)
? HS1: Phát biểu 3 tính chất của diện tích đa giác. Chữa bài 12 (SGK tr119).
? HS2: Chữa bài tập 9 (SGK tr119). Đáp số: x = 8.
III/ Luyện tập: (31’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 10 (SGK tr119)
GV hướng dẫn HS vẽ hình.
Tam giác vuông ABC có cạnh huyền BC = a, cạnh góc vuông AC = b, AB = c.
? Hãy so sánh tổng diện tích của 2 hình vuông dựng trên 2 cạnh góc vuông và diện tích hình vuông dựng trên cạnh huyền?
Bài 13 (SGK tr119)
GV hướng dẫn học sinh phân tích đi lên, tìm hướng chứng minh.
Bài 11 (SGK tr119)
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm để giải bài tập trên.
GV yêu cầu các nhóm giơ bảng ghép và trả lời câu hỏi.
Bài 14 (SGK tr119)
GV yêu cầu 1 HS lên bảng tính.
GV chốt lại: 
1km2 = 100 ha = 10000 a = 1000 000 m2 .
HS vẽ hình vào vở.
HS: Tổng diện tích 2 hình vuông dựng trên hai cạnh góc vuông là b2 + c2. Diện tích hình vuông dựng trên cạnh huyền là a2. 
Theo định lí Py-ta-go ta có : a2 = b2 + c2.
Vậy tổng diện tích của 2 hình vuông dựng trên 2 cạnh góc vuông bằng diện tích hình vuông dựng trên cạnh huyền.
1 HS lên bảng trình bày:
Có ABC = CDA (c.g.c)
 SABC = SCDA (t/c dt đa giác)
Tương tự : SAFE = SAHE ; SEGC = SKEC
 SABC - SAFE - SKEC = SCDA - SAHE  - SEGC
Hay SEFBK = SEGDH .
HS hoạt động nhóm, mỗi hS lấy 2 tam giác vuông đã chuẩn bị sẵn, theo kích thước chung để ghép hình.
Kết quả:
Diện tích của các hình trên bằng nhau.
HS: Diện tích đám đất hình chữ nhật là:
700 . 400 = 280 000 (m2) = 2800 (a)
= 28 (ha) = 0,28 (km2).
IV/ Hướng dẫn:(3’)
- Bài tập 14, 15, 16, 17, 18 (SBT tr127).
- Bài 15 (SGK tr119)
a) Có thể vẽ được vô số HCN thoả mãn đề bài.
b) Trong các HCN có cùng chu vi, hình vuông có diện tích lớn nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_8_tiet_27_den_28_ban_2_cot.doc