Giáo án Hình học 8 - Tiết 22: Luyện tập - Năm học 2007-2008

Giáo án Hình học 8 - Tiết 22: Luyện tập - Năm học 2007-2008

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

+ HS được củng cố các kiến thức về định nghĩa hình vuông các tính chất của hình vuông, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình vuông. Luyện tập các bài toán chứng minh 1 tứ giác là hình vuông.

+ Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong tính toán, chứng minh và trong các bài toán thực tế. Vận dụng giải được các bài tập.

II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

a. Chuẩn bị của GV:

 + Bảng phụ ghi BT, phấn mầu. Giấy và kéo để cắt hình trong BT86.

b. Chuẩn bị của HS: + Thước kẻ, com pa.

 + Làm các BT cho về nhà.

III. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC VÀ KIỂN TRA BÀI CŨ:

 a. Ổn định tổ chức: + GV kiểm tra sĩ số, bài tập của HS.

 b. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1130Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tiết 22: Luyện tập - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 21/11/2007
Ngàydạy : 24 /11/2007 
Tiết 22 : Luyện tập
*********–&—*********
I. Mục tiêu bài dạy:
+ HS được củng cố các kiến thức về định nghĩa hình vuông các tính chất của hình vuông, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình vuông. Luyện tập các bài toán chứng minh 1 tứ giác là hình vuông.
+ Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong tính toán, chứng minh và trong các bài toán thực tế. Vận dụng giải được các bài tập.
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học:
a. Chuẩn bị của GV: 
 + Bảng phụ ghi BT, phấn mầu. Giấy và kéo để cắt hình trong BT86.
b. Chuẩn bị của HS: + Thước kẻ, com pa. 
 + Làm các BT cho về nhà.
III. ổn định tổ chức và kiển tra bài cũ: 
 a. ổn định tổ chức: + GV kiểm tra sĩ số, bài tập của HS.
 b. Kiểm tra bài cũ:
HĐ của GV
TG
Hoạt động của HS
+ HS1: Phát biểu định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhạn biết hình vuông? 
Vẽ một hình vuông và nếu cách vẽ?
+ HS2: tính cạnh hình vuông biết đường chéo của nó bằng 4 cm
5 phút
HS1:
+ Phát biểu định nghĩa, tính chất, và các dấu hiệu nhận biết như sách giáo khoa.
+ Vẽ hình vuông:B
A
D
C
+ HS2 sử dụng định lý Pi-ta-go để tính cạnh hình vuông:
Gọi cạnh hình vuông là x (cm)
Ta có: + = 42 = 16
Û 2 = 16ị = 
ị x = (cm)
IV. tiến trình bài dạy.
Hoạt động 1: Luyện tập củng cố định nghĩa.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
+ GV cho HS làm BT 83:
Trong các câu sau thì cau nào đúng, câu nào sai?
 a) Tứ giác có 2 đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.
b) Tứ giác có 2 đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình thoi.
c) Hình thoi là tứ giác có 2 tất cả các cạnh bằng nhau.
d) Hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng nhau là hình vuông.
e) Hình chữ nhật có 2 đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.
+ GV hướng dẫn HS tì các luận cứ để chứng minh vì sao các phát biểu đó là đúng. Đồng thời chỉ ra phản ví dụ chứng tỏ phát biểu đó là sai.
+ GV vẽ hình mô tả các phản ví dụ:
Câu a)
Câu d) Bản thân hình chữ nhật đã có 2 đường chéo bằng nhau.
10 phút
+ HS sử dụng định nghĩa và dấu hiệu nhận biết để xác định các phát biểu là đúng hay sai.
B
C
D
A
a) Sai
b) Đúng
c) Đúng
d) Sai
e) Đúng
đ Tứ giác chỉ có 2 đường chéo vuông góc thì chưa đủ điều kiện: (HS vẽ hình minh hoạ)
Hình chữ nhật đã có 2 đường chéo vuông góc
Tứ giác có 2 đường chéo vuông góc
Hoạt động 2: Luyện tập chứng minh 1 tứ giác là hình vuông.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
+ GV cho HS làm BT84:
Cho DABC, D là điểm nằm giữa B và C. Qua D kẻ các đường thẳng song song với AB và AC, chúng cắt các cạnh AC và AB theo thứ tự ở E và F.
a) Tứ giác AEDF là hình gì? Vì sao?
b) Điểm D ở vị trí nào trên cạnh BC thì tứ giác AEDF là hình thoi?
c) Nếu DABC vuông tại A thì tứ giác AEDF là hình gì? Điểm D ở vị trí nào trên BC để AEDF là hình vuông?
+ GV yêu cầu HS chứng minh tứ giác AEDF là hình bình hành. (Dấu hiệu 1).
+ Hình bình hành là khi thoi khi nó có thêm điều kiện gì?
+ GV yêu cầu HS vẽ DABC vuông sau đó khai thác tương tự để tìm ra kết quả.
B
D
E
C
A
F
+ Bài tập 85: 
Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 2.CD. Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm của AB và CD. Gọi M là giao điểm của AF và DE, N là giao điểm của BF và CE.
a) Tứ giác ADFE là hình gì? Vì sao?
b) Tứ giác EMFN là hình gì? Vì sao?
+ GV yêu cầu HS giải thích rõ những căn cứ suy luận để chứng minh nội dung bài toán. 
+ Bài tập 86:
lấy một tờ giấy gấp làm đôi rồi gấp làm dôi một lần nữa sau đó dùng kéo cắt theo đường AB rồi mở giấy ra ta được 1 tứ giác, hỏi tứ giác đó là hình gì?
+ GV cho HS thực hành gấp và cắt giấy theo đúng yêu cầu của bài toán.
+ Gv cắt mẫu và yêu cầu HS giải thích tại sao đó là hình thoi?
đ Muốn tứ giác là hình vuông thì OA và OB phải bằng nhau ( 2 hình thoi có 2 đường chéo băng nhau là hình vuông)
10 phút
+ HS đọc, vẽ hình, ghi GT, KL: 
A
C
D
B
E
F
+ Tứ giác AEDF là hình bình hành vì có các cạnh đối song song và bằng nhau.
+ hình bình hành là hình thoi khi có điều kiện : đường chéo là phân giác của 1 góc.
ị Vậy AEDF là hình thoi khi AD là phân giác của góc A ị D là chân đường phân giác của góc A.
+ Khi DABC vuông tại A thì AEDF là hình chữ nhật. Điểm D là chân đường phân giác của góc A thì AEDF là hình vuông.
A
C
D
B
E
F
M
N
+ Theo GT thì hình chữ nhật được chia thành 2 hình vuông bằng nhau ị Tứ giác ADFE là hình vuông ị các đường chéo hình vuông sẽ vuông góc với nhau và bằng nhau
ị Tứ giác EMFN là hình thoi có 1 góc vuông nên nó làg hình chữ nhật.
A
#
O
B
II. hướng dẫn học tại nhà.
+ Nắm vững nội dung kiến thức về hình vuông theo nội dung các BT đã vận dụng trong SGK.
+ Xem lại tất cả các kiến thức về đa giác. (định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết)
+ BTVN: BT trong SBT. Chuẩn bị cho bài sau: Ôn tập Chương I.

Tài liệu đính kèm:

  • docHinh 8 - Tiet 23-.doc