Giáo án Hình học 8 - Tiết 21: Hình vuông (Bản đẹp)

Giáo án Hình học 8 - Tiết 21: Hình vuông (Bản đẹp)

I. MỤC TIÊU : Qua bài học này học sinh cần đạt được :

* Về kiến thức :

- Hiểu được định nghĩa hình vuông, thấy được hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi.

- Nắm được các tính chất của hình vuông là bao gồm các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.

- Nắm được các dấu hiệu nhận biết tứ giác là hình vuông.

* Về thực hành:

- HS biết vẽ một hình vuông , biết chứng minh một tứ giác là hình vuông.

* Về ý thức học tập và ứng dụng thực tế :

- Rèn luyện ý thức tốt trong học tập và việc áp dụng có kết quả trong thực tế.

- Biết vận dụng các kiến thức các kiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh, tính toán và trong các bài toán thực tế.

II . CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

Thầy : Giáo án , Thước thẳng và compa, Bảng phụ, Đèn chiếu, Phiếu học tập

Trò : vở ghi, SGK, giấp nháp, các dụng cụ học tập .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

A. HOẠT ĐỘNG 1 : Ổn địng lớp.

B. HOẠT ĐỘNG 2 : Kiểm tra bài cũ :

HS1 : Nêu các tính chất của hình bình hành?

HS2 : Nêu các tính chất của hình thoi?

C . HOẠT ĐỘNG 3 : Dạy bài mới :

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 303Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tiết 21: Hình vuông (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21 : Bài 12 : HÌNH VUÔNG
I. MỤC TIÊU : Qua bài học này học sinh cần đạt được : 
* Về kiến thức : 
Hiểu được định nghĩa hình vuông, thấy được hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi.
Nắm được các tính chất của hình vuông là bao gồm các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.
Nắm được các dấu hiệu nhận biết tứ giác là hình vuông.
* Về thực hành: 
HS biết vẽ một hình vuông , biết chứng minh một tứ giác là hình vuông. 
* Về ý thức học tập và ứng dụng thực tế :
Rèn luyện ý thức tốt trong học tập và việc áp dụng có kết quả trong thực tế.
Biết vận dụng các kiến thức các kiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh, tính toán và trong các bài toán thực tế.
II . CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
Thầy : Giáo án , Thước thẳng và compa, Bảng phụ, Đèn chiếu, Phiếu học tập
Trò : vở ghi, SGK, giấp nháp, các dụng cụ học tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG 1 : Ổn địng lớp.
HOẠT ĐỘNG 2 : Kiểm tra bài cũ :
HS1 : Nêu các tính chất của hình bình hành?
HS2 : Nêu các tính chất của hình thoi?
C . HOẠT ĐỘNG 3 : Dạy bài mới :
? Hãy vẽ tứ giác vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi.
HS : 
 Vậy tứ giác ABCD có đặc điểm gì?
HS : 
GV : Ta gọi tứ giác ABCD là hình vuông . Để tìm hiểu rỏ ràng hơn về hình vuông ta cùng nghiên cứu bài này.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1 . ĐỊNH NGHĨA :
Tứ giác ABCD như trên gọi là hình vuông .
Vậy hình vuông là tứ giác thế nào?
Hãy vẽ hình và viết tóm tắt định nghĩa theo hình vẽ?
Vậy nếu hình vuông là hình hình chữ nhật khi nào? Là hình thoi khi nào?
GV chốt lại nội dung hai định nghĩa đựa vào hình chữ nhật và hình thoi.
2 . TÍNH CHẤT:
Hình vuông vừa là hình thoi . Vậy hình vuông có những tính chất nào?
GV chốt lại các tính chất cùa hình vuông dựa vào hình chữ nhật và hình thoi.
Hãy trả lời ?1 .
Vậy trong hình vuông thì hai đường chéo có tính chất gì?
GV chốt lại.
3.DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HÌNH VUÔNG 
? 1 Hình chữ nhật có đặc điểm về cạnh kề như thế nào thì nó hình vuông?
? 2 Hình chữ nhật có đặc điểm về đường chéo như thế nào thì đó là hìng vuông?
? 3 Hình thoi cần điều kiện gì về góc thì đó là hình vuông?
? 4 Hình thoi có đặc điểm về hai đường chéo như thế nào thì đó là hình vuông?
Vậy tứ giác đồng thời là hai hình nào thì đó là hình vuông?
GV chốt lại các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình vuông .
Hãy chứng minh các dấu hiệu về hình thoi.
Hãy tìm cáchình vuông trên hình 105 ?
Giải thích tại sao tứ giác đó là hình vuông?
GV chốt lại các kiến thức vừa áp dụng và các dấu hiệu .
1 . ĐỊNH NGHĨA :( SGK)
HS thực hiện và trả lời.
ABCD là hình vuông 
 AB = BC = CD = DA
Û
 Â = BÂ = CÂ = DÂ = 900
ĐN 2 và ĐN 3 : SGK.
2 . TÍNH CHẤT:
HS trả lời.
Hình vuông có tất cả các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.
Trong hình vuông hai đường chéo bằng nhau, vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường 
3.DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HÌNH VUÔNG
HS trả lời. 
Các dấu hiệu nhận biết : (SGK)
HS thực hiện chứng minh tại chổ dựa vào hình vẽ kèm theo .
HS trả lời và nhận xét câu trả lời.
CỦNG CỐ :
GV : Hãy phát biểi lại định nghĩa, tính chất và các dấu hiệu nhận biết là hình vuông ?
HS : Trả lời.
GV : Nếu biết cạnh của hình vuông thì đường chéo của hình vuông được tính như thế nào?
HS : 
GV : Nếu biết đường chéo của hình vuông đó thì ta có thể tính được cạnh của hình vuông đó hay không ? Nếu tính được thì tính như thế nào? Vậy hãy trả lời cho bài tập 79 SGK?
HS : 
GV : Trong hìng vuông thì tâm đối xứng của hình vuông được xác định như thế nào?
 Trục đối xứng của hìng vuông được xác định như thế nào?
HS :
GV : Chốt lại các kiến thức vừa học và vừa làm trong phần củng cố ?
D .Hoạt động 4: Hướng dẩn học ở nhà :
Học các kiến thức của bài vừa học . Làm các bài tập 81, 82 trang 108 SGK..
Ôn tập các kiến thức về các tứ giác đã học.
Xem trước các bài tập luyện tập để giải trong tiết 22.
IV. Rút Kinh Nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_8_tiet_21_hinh_vuong_ban_dep.doc