Giáo án Hình học 8 - Tiết 20: Luyện tập - Năm học 2009-2010 - Phan Thị Thanh Thủy

Giáo án Hình học 8 - Tiết 20: Luyện tập - Năm học 2009-2010 - Phan Thị Thanh Thủy

I. MỤC TIÊU :

 Kiến thức : Củng cố cho HS định nghĩa , tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình thoi.

 Kĩ năng : Rèn HS kĩ năng vẽ hình, vận dụng tính chất của hình thoi để chứng minh các bài toán hình học, nhận dạng và chứng minh một tứ giác là hình thoi.

 Thái độ : Cẩn thận trong trình bày một bài toán hình học.

 II. CHUẨN BỊ :

 Giáo viên : Bảng phụ, bút dạ, compa, thước thẳng.

 Học sinh : On tập định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình thoi. Bảng nhóm, bút dạ, thước thẳng, compa.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tiết 20: Luyện tập - Năm học 2009-2010 - Phan Thị Thanh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn : 29/10/2009
Tiết 20 LUYỆN TẬP
	I. MỤC TIÊU : 
Kiến thức : Củng cố cho HS định nghĩa , tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình thoi.
Kĩ năng : Rèn HS kĩ năng vẽ hình, vận dụng tính chất của hình thoi để chứng minh các bài toán hình học, nhận dạng và chứng minh một tứ giác là hình thoi.
Thái độ : Cẩn thận trong trình bày một bài toán hình học.
	II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên : Bảng phụ, bút dạ, compa, thước thẳng.
Học sinh : Oân tập định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình thoi. Bảng nhóm, bút dạ, thước thẳng, compa.
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	1.Tổ chức lớp :1’ 
	2.Kiểm tra bài cũ : 5’
đT
Câu hỏi
Dáp án
Diểm
TB
Nêu định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của hìnhthoi
Đánh dấu “X” vào ô trống thích hợp
Câu
Nội dung
Đ
S
1
2
3
4
Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau.
Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi
Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình thoi.
Hình bình hành có một góc vuông là hình thoi.
Định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình thoi như SGK
Câu 1 (đúng), 
câu 2 (đúng), 
câu 3 (Sai),
 câu 4 (sai)
6 đ
4 đ
	3.Bài mới :
* Giới thiệu bài : (1’)Để củng cố định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi và vận dụng để giải một số bài toán hình học. Hôm nay chúng ta thực hiện tiết luyện tập.
* Tiến trình bài dạy : 
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
33’
Hoạt động 1:LUYỆN TẬP
Bài 1 (75 SGK)
Yêu cầu HS đọc đề bài, vẽ hình và viết GT, KL
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm.
GV quan sát các nhóm hoạt động.
Sau khi HS hoạt động xong, Yêu cầu Một HS đại diện của một nhóm lên bảng trình bày.
Bài 2 (Bài 136 SBT)
GV đưa đề bài lên bảng phụ, gọi HS đọc đề.
a) Cho hình thoi ABCD, kẻ hai đường cao AH và AK. Chứng minh rằng AH = AK
b) Hình bình hành ABCD có hai đường cao AH và AK bằng nhau. Chứng minh rằng ABCD là hình thoi.
Nếu HS trình bày theo cách 1 thì hỏi thêm có còn cách nào khác để chứng minh ABCD là hình thoi nữa không?
GV đưa đề bài lên bảng. Gọi HS đọc đề.
GV vẽ hình thoi ABCD lên bảng
Chứng minh rằng :
a) Giao điểm hai đường chéo của hình thoi là tâm đối xứng của hình thoi.
GV nhấn mạnh : Tính chất tâm đối xứng của hình thoi chính là tính chất tâm đối xứng của hình bình hành.
b) Hai đường chéo của hình thoi là trục đối xứng của hình thoi.
HS đọc đề bài toán.
Vẽ hình và viết GT, KL
HS hoạt động nhóm
Một HS đại diện lên bảng trình bày.
HS đọc đề bài 
HSTB :
a) Xét hai tam giác vuông AHD và AKB có : 
AD = AB (cạnh hình thoi)
 (hai góc đối của hình thoi)
Do đó DAHD = DAKB (cạnh huyềng – góc nhọn)
Suy ra : AH = AK
HSKH:
b) DAHD = DAKB (g-c-g)
Suy ra : AD = AK
Hình bình hành ABCD có hai cạnh kề bằng nhau nên là hình thoi.
HSTB a) Hình bình hành nhận giao điểm hai đường chéo làm tâm đối xứng. Hình thoi cũng là một hình bình hành nên giao điểm hai đường chéo của hình thoi là tâm đối xứng của hình thoi.
HSKH: BD là đường trung trực của AC nên A đối xứng với C qua BD
B và D cũng đối xứng với chính nó qua BD
Do đó DB là trục đối xứng của hình thoi.
Tưng tự AC cũng là trục đối xứng của hình thoi.
Bài 1 (75 SGK)
GT
ABCD là hình chữ nhật
E, F, G, H lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA
KL
EFGH là hình thoi
Chứng minh:
Xét bốn tam giác vuông AEH, BEF, CGF, DGH có :
AH = HD = BF = FC
AE = EB = CG = GD
Nên Bốn tam giác AEH, BEF, CGF, DGH bằng nhau
Suy ra : HE = EF = FG = GH
Do đó tứ giác EFGH là hình thoi
Bài 2 (Bài 136 SBT)
a) 
Xét hai tam giác vuông AHD và AKB có : 
AD = AB (cạnh hình thoi)
 (hai góc đối của hình thoi)
Do đó DAHD = DAKB (cạnh huyền– góc nhọn)
Suy ra : AH = AK
b) 
Cách 1:
DAHD = DAKB (g-c-g)
Suy ra : AD = AK
Hình bình hành ABCD có hai cạnh kề bằng nhau nên là hình thoi.
Cách 2:
DAHC = DAKC (Cạnh huyền-cạnh góc vuông)
Suy ra : 
Hình bình hành ABCD có một đường chéo là phân giác của một góc nên là hình thoi.
Bài 3 (77 SGK)
a) Hình bình hành nhận giao điểm hai đường chéo làm tâm đối xứng. Hình thoi cũng là một hình bình hành nên giao điểm hai đường chéo của hình thoi là tâm đối xứng của hình thoi.
b) BD là đường trung trực của AC nên A đối xứng với C qua BD
B và D cũng đối xứng với chính nó qua BD
Do đó DB là trục đối xứng của hình thoi.
Tưng tự AC cũng là trục đối xứng của hình thoi.
3’
Hoạt động 2:CỦNG CỐ 
GV Yêu cầu HS nêu :
- Định nghĩa hình thoi
- Tính chất của hình thoi (về cạnh, về góc, về đường chéo, tính đối xứng)
- Dấu hiệu nhận biết của hình thoi.
HS lần lượt trả lời các câu hỏi
	4.Hướng dẫn về nhà: 2’
Oân tập định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết các tứ giác đã học : hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi.
Làm bài tập 133, 137, 138, 139 tr74 SBT
Xem trước bài : “Hình vuông”
	IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh8-t21.doc