Giáo án Hình học 8 - Tiết 15: Luyện tập (Bản đẹp)

Giáo án Hình học 8 - Tiết 15: Luyện tập (Bản đẹp)

I. MỤC TIÊU: Qua bài học này HS cần nắm được :

* Về kiến thức : Cũng cố định nghĩa về : hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm, hai hình đối xứng với nhau qua một điểm, tâm đối xứng của một hình và định lý về tâm đối xứng của hình bình hành là giao điểm của hai đường chéo của nó.

* Về thự c hành : HS biết nhận dạng hình ảnh có tâm đối xứng, hình có tâm đối xứng , biết chứng minh dựa vào tâm đối xứng .

* Về ý thức học tập và áp dụng thực tế :

- HS tiếp tục rèn luyện tính tự giác học tập theo sự hương dẩn của người thầy.

- Biết liên hệ thực tế các hình ảnh có tâm đối xứng và áp dụng vào thực tế khi làm vật có tâm đối xứng để cân bằng .

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

Thầy : - Giáo án

 - Bảng phụ

- Đèn chiếu

- Phiếu học tập

Trò : vở ghi, SGK, giấp nháp, các dụng cụ học tập .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

A . Hoạt Động 1 : Ổn định lớp.

B . Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ:

 HS1 : Nêu các định nghĩa về : Hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm, hai hình đối xứng qua một điểm, tâm đối xứng của một hình?

HS2 : Nêu các định lý về : hai hình đối xứng , tâm đối xứng của hình bình hành?

HS3 : Hãy làm bài tập 53 trang 96 SGK?

C . Hoạt động 3: Tiến hành luyện tập:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 231Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tiết 15: Luyện tập (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 15 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Qua bài học này HS cần nắm được :
* Về kiến thức : Cũng cố định nghĩa về : hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm, hai hình đối xứng với nhau qua một điểm, tâm đối xứng của một hình và định lý về tâm đối xứng của hình bình hành là giao điểm của hai đường chéo của nó.
* Về thự c hành : HS biết nhận dạng hình ảnh có tâm đối xứng, hình có tâm đối xứng , biết chứng minh dựa vào tâm đối xứng .
* Về ý thức học tập và áp dụng thực tế :
HS tiếp tục rèn luyện tính tự giác học tập theo sự hươÙng dẩn của người thầy.
Biết liên hệ thực tế các hình ảnh có tâm đối xứng và áp dụng vào thực tế khi làm vật có tâm đối xứng để cân bằng .
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
Thầy : 	- Giáo án 
	 	- Bảng phụ 
Đèn chiếu 
Phiếu học tập
Trò : vở ghi, SGK, giấp nháp, các dụng cụ học tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
A . Hoạt Động 1 : Ổn định lớp.
B . Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ:
 HS1 : Nêu các định nghĩa về : Hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm, hai hình đối xứng qua một điểm, tâm đối xứng của một hình?
HS2 : Nêu các định lý về : hai hình đối xứng , tâm đối xứng của hình bình hành?
HS3 : Hãy làm bài tập 53 trang 96 SGK?
C . Hoạt động 3: Tiến hành luyện tập:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
BT 54/96 SGK
Hãy vẽ hình và ghi gt/kl của bài?
Để chứng minh B và C đối xứng với nhau qua O ta cần chứng minh điều gì?
Để chứng minh B, O, C thẳng hàng và OB = OC ta phải lần lượt chứng minh gì?
OB = OC khi nào ?
D OIB và D CKO có những gì ? Vì Sao ?
BIKO, IKCO lần lượt là những hình gì? Vì sao?
Khi đó IK và OB ; IK và OC thế nào?
Nếu có hai đường thẳng có một điểm chung và cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì hai đường thẳng đó thế nào?
Vậy hãy trình bày chứng minh bài 54?
GV chốt lại bài làm .
BT 55 / 96 SGK
Hãy vẽ hình và ghi GT/KL?
Ta đã có M,O,N thẳng hàng vậy muốn chứng minh M và N đx với nhau qua O ta cần chứng minh gì?
Để chứng minh OM = ON ta chứng minh gì?
Vậy hãy trình bày chứng minh?
GV chốt lại.
BT 56/96 SGK
Hãy chỉ ra trong các hình trong hình 83 hình nào có tâm đối xứng? Vì sao ?
GV chốt lại.
BT 57/96 SGK
Hãy xác định các phát biểu trong bài 57 đúng hay sai? Vì sao ?
Có thể phát biểu lại các phát biểu sai cho đúng?
GV chốt lại.
BT 54/96 SGK
 GT A nằn trong góc
 I 	B đx A qua Ox
 C đx A qua Oy
 K KL B đx C qua O
Chứng minh : B đx C qua O
Ta có : AI ^ Ox (đx), OK ^ Ox (Oy ^ Ox)
Nên : IA // OK .
Ta lại có : OI ^ Oy (Ox ^ Oy); AK ^ Oy
Nên : OI // AK
Suy ra : IA = OK; OI = AK.
Mà : IA = IB ; AK = KC (đx)
Nên : IB = OK; OI = KC
Mặc khác : 
Nên : D OIB = D CKO (c-g-c)
Suy ra : OB = OC (1)
Ta lại có:BIKO là hình bình hành(BI=OK;BI//OK)
Nên : IK // BO. (2)
Mặc khác:IKCO là hình bình hành(OI=CK;OI//CK)
Nên : IK // OC (3)
Từ 2 và 3 suy ra : B, O, C thẳng hàng. (4)
Từ 1 và 4 suy ra : B và C đx với nhau qua O.
BT 55 / 96 SGK
Chứng minh : 
Ta có : đđ)
 (đđ)
 OA = OC (t/c HBH)
Nên : D AMO = D CNO (g-c-g)
Suy ra : OM = ON (1)
Mà : M, O, N thẳng hàng (2)
Từ 1 và 2 suy ra : M và N đx qua O (đpcm)
BT 56/96 SGK
Hình có tâm đối xứng là 83a, 83c
Vì trong hai hình đó có một O điểm mà khi lấy một điểm bất kỳ thuộc hình đó có một điểm củng thuộc hình đó đối xứng với nhau qua điểm O
BT 57/96 SGK
HS trả lời 
CỦNG CỐ : Trong hình bình hành bất kỳ một điểm nào thuộc một cạnh của nó cũng có một điểm thuộc cạnh đối đx với ná qua giao điểm của hai đường chéo.
? Để chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm ta cần chứng minh thoả mản những điều kiện nào?
HS :
GV : Chốt lại.
D . Hoạt động 4 : hướng dẩn học ở nhà :
Học lại các kiến thức về : Hình thang cân, hình bình hành, tính chất đối xứng.
Làm lại các bài tập vừa giải.
Xem trước bài “ Hình chử nhật”
IV . RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_8_tiet_15_luyen_tap_ban_dep.doc