Giáo án Hình học 8 - Tiết 1 đến 5

Giáo án Hình học 8 - Tiết 1 đến 5

I.MỤC TIÊU :

 HS nắm được định nghĩa, các tính chất, các dấu hiệu nhận biết hình thang cân.

 HS biết vẽ hình thang cân, biết áp dụng các định nghĩa, tính chất vừa học để tính toán, chứng minh một tứ giác là hình thang cân.

II.CHUẨN BỊ : GV: bảng phụ hình 24, dấu hiệu nhận biết hình thang cân,

 HS : Xem trước bài học này ở nhà.

III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :

 Kiểm tra :

1)- Tứ giác như thế nào gọi là hình thang ? hình thang vuông?

 - Bài tập 10 / 71 SGK.

 Bài mới :

 

doc 10 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tiết 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 03 / 09
Tiết 01
Chương I: Tứ Giác
Bài 1 : TỨ GIÁC
I.MỤC TIÊU : 
@ HS nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.
@ Biết vẽ, gọi tên các yếu tố, tính số đo các góc của tứ giác.
II.CHUẨN BỊ : 	Ä GV: bảng phụ: hình 1,4, 5,6 / SGK
	Ä HS : Thước, bút chì, com pa, 	
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
â Kiểm tra : 
ã Bài mới : 
Giáo viên
Học sinh
Trình bày bảng
* Tam giác có ba cạnh, còn tứ giác có mấy cạnh?
* GV treo bảng phụ hình 1 và giới thiệu định nghĩa trong SGK.
* Hình vẽ 2 có phải là tứ giác không ? vì sao?
* GV giới thiệu nhiều cách gọi khác nhau của một tứ giác , các đỉnh, cạnh của tứ giác.
* Trong hình 1, tứ giác nào luôn nằm trong cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa bất kì cạnh nào của tứ giác?
à Ta gọi dạng tứ giác như thế là tứ giác gì?
* Lưu ý: tứ giác hình 1b là tứ giác lõm.
à Từ đây về sau khi nói đến tứ giác mà không nói gì thêm thì ta hiểu nó là tứ giác lồi.
* Tứ giác có bốn cạnh.
* HS xem hình 1 để nhận biết các dạng hình tứ giác.
* Hình 2 không phải là tứ giác vì 2 đoạn thẳng BC và CD cùng nằm trên cùng một đường thẳng.
* HS xem SGK phần này.
* Hình a.
* Tứ giác ở hình 1a gọi là tứ giác lồi
1) Định nghĩa tứ giác:
Tứ giác ABCD là hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA, trong đó bất kì hai đoạn thảng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng. 
* Tứ giác ABCD còn đgl BCDA, ADCB, , các điểm A,B,C,D là các đỉnh; các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA là các cạnh
* Định nghĩa tứ giác lồi:
Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác
* GV nêu câu hỏi và gọi từng HS lần lượt đứng tại chỗ trả lời.
* Bài tập ?2 / SGK 
a) Hai đỉnh kề nhau: A và B , B và C, C và D, D và A
 Hai đỉnh đối nhau: A và C , B và D
b) Đường chéo: AC, BD
(hình 3)
Giáo viên
Học sinh
Trình bày bảng
* Bài tập ?2 / SGK (tiếp)
c) Hai cạnh kề: AB và BC, BC và CD, CD và DA, DA và AB
 Hai canh đối: AB và CD, BD và DA
d) Góc: Â, BÂ, CÂ, DÂ
e) Điểm nằm trong tứ giác: M và P
 Điểm nằm ngoài tứ giác: N và Q.
* Tổng 3 góc của một tam giác bằng bao nhiêu?
* GV gọi 1 HS lên làm câu b
* Tổng 3 góc của tam giác bằng 1800. còn tổng 4 góc của tứ giác bằng bao nhiêu độ?
* Bài tập ?3 / SGK 
a) Tổng 3 góc của một tam giác bằng 1800.
b) 1 HS
* Tổng 4 góc của tứ giác bằng 3600.
2) Tổng các góc của một tứ giác:
Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600.
 Â + BÂ + CÂ + DÂ = 3600
	ƒ Củng cố : 
Ä bài tập 1, 2 / SGK	
	„ Lời dặn : 
ð Về nhà xem lại bà vừa học để nắm:
Định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi.
Tổng bốn góc của tứ giác bằng bao nhiêu độ?
ð Xem lại bài tập 2 để nắm chắc kn về góc ngoài của tứ giác.
ð BTVN: 3, 4, 5 / SGK. 
Ngày Soạn: 03 / 09
Tiết 02
Bài 2 : Hình Thang 
I.MỤC TIÊU : 
@ HS nắm được định nghĩa hình thang, hình vuông, các yếu tố của hình thang. Biết chứng minh tứ giác đã cho là hình thang, hình thang vuông.
@ HS biết vẽ hình thang, hình thang vuông, biết tính số đo các góc của hình thang, hình thang vuông.
II.CHUẨN BỊ : 	Ä GV: bảng phụ: hình 14, 15, 16, 17, 20,21 / SGK
	Ä HS : Thước , bút chì, compa, Làm các bt đã dặn tiết trước 	
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
â Kiểm tra : 
1)- Tứ giác như thế nào gọi là tứ giác lồi?
 - Tổng bốn góc của một tứ giác bằng bao nhêu độ?
- Bài tập: 3 / SGK
ã Bài mới : 
Giáo viên
Học sinh
Trình bày bảng
* Hãy kiểm tra kỹ hình 13: 2 cạnh AB vàCD có song song với nhau hay không ?
* Dò trong SGK xem coi tứ giác có hai canh song song gọi là hình gì?
à GV giới thiệu hình thang: cạnh bên, đường cao, đáy lớn đáy nhỏ.
* AB // CD vì có cặp góc trong cùng phía bù nhau.
* Tứ giác có hai cạnh song song gọi là hình thang.
* Bài tập ?1 / SGK 
* Bài tập ?2 / SGK 
1) Định nghĩa:
Hình thang là tứ giác có hai cạnh đáy song song.
* Từ bài tập ?1, ?2 ta rút ra được nhận xét gì?
* HS trả lời phần nhận xét / SGK.
* Nhận xét: (HS không ghi)
+ Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau và hai cạnh đáy bằng nhau.
+ Nếu một hình thang ó hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song.
* Nếu hình thang có thêm một góc vuông (hình 18 chẳng hạn) thì ta gọi nó là hình gì?
* Hình thang có thêm một góc vuông là hình thang vuông.
2) Hình thang vuông:
Định nghĩa: Hình thang có một góc vuông là hình thang vuông.
	ƒ Củng cố : Ä Bài tập 6, 7, 8 /SGK	
	„ Lời dặn : 
ð Học thuộc lòng định nghĩa hình thang, hình thang vuông.
ð BTVN : 8, 9 / SGK.
Tiết 03
Ngày Soạn: 10 / 09 
Bài 3: Hình Thang Cân
I.MỤC TIÊU : 
@ HS nắm được định nghĩa, các tính chất, các dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
@ HS biết vẽ hình thang cân, biết áp dụng các định nghĩa, tính chất vừa học để tính toán, chứng minh một tứ giác là hình thang cân.
II.CHUẨN BỊ : 	Ä GV: bảng phụ hình 24, dấu hiệu nhận biết hình thang cân,
	Ä HS : Xem trước bài học này ở nhà.	
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
â Kiểm tra : 
1)- Tứ giác như thế nào gọi là hình thang ? hình thang vuông?
 - Bài tập 10 / 71 SGK.
ã Bài mới : 
Giáo viên
Học sinh
Trình bày bảng
* Hình thang ở hình 23 có gì đặc biệt? Hai góc kề 1 đáy ntn?
* Hãy xem sách và cho biết: hình thang có 2 góc kề 1 đáy bằng nhau gọi là hình gì?
* GV treo bảng phụ hình 24
* Bài tập ?1 / SGK 
Hai góc kề đáy CD bằng nhau.
* Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau gọi là hình thang cân.
* Bài tập ?2 / SGK 
1) Định nghĩa:
Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.
* Nếu gọi O là giao điểm của 2 tia DA vàCB, khi ấy ∆ ODA là ∆ gì?
à từ đó => điều gì?
* Xét xem ∆ OAB có phải là ∆ cân hay không?
à Từ đó suy ra điều gì?
* Do OC = OD và OB = OA nên OC – OB có bằng với hiệu OD – OA không ?
*VẬY: trong hình thang cân, hai cạnh bên như thế nào?
(GV yêu cầu HS về nhà xem phần chứng minh / SGK)
* Chú ý HS : Có những hình thang có 2 cạnh bên bằng nahu nhưng không phải là hình thang cân. 
* ∆ ODA cân ở O do CÂ = DÂ 
=> OC = OD
* ∆ OAB cân ở O
=> OB = OA
* OC – OB = OD – OA
* Trong hình thang cân hai cạnh bên bằng nhau.
* HS xem hình 27 /SGK
2) Tính chất:
a) Định lí 1:
Trong hình thang cân hai cạnh bên bằng nhau.
Gọi O là giao điểm của DA và CB.
Vì CÂ = DÂ (do ABCD là hình thang cân)
nên ∆ ODC cân ở O => OC = OD (1)
Mặt khác AB //CD (gt) nên :
=> ∆ OAB cân ở O => OA = OB (2)
Từ (1) và (2) => OC – OB = OD – OA 
 hay AD = BC (đpcm)
Giáo viên
Học sinh
Trình bày bảng
* GV giới thiệu: Trong hình thang cân, hai đường chéo cũng bằng nhau.
* GV hướng dẫn HS cách chững minh định lí 2: cm 2 ∆ ADC và BCD bằng nhau từ đó => điều cần chững minh.
* HS xem định lí2 / SGK
* HS về nhà tập chững minh lại định lí2 
b) Định lí 2:
Trong hình thang cân, hai đường chéo bằng nhau
Hướng dẫn: ∆ ADC = ∆ BCD (cgc)
 => AC = BD (đpcm)
* Từ kết quả đo được ở bt ?3 ta suy ra được điều gì?
* Có mấy cách để chứng minh hình thang đã cho là hình thang cân?
* Bài tập ?3 / SGK 
* Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
* Có 2 cách:
(dấu hiệu / SGK)
3) Dấu hiệu nhận biết:
a) định lí 3:
Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
b) Dấu hiệu nhận biết hình thang cân:
1. Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.
2. Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
ƒ Củng cố : 
Ä Nhắc lại định nghĩa hình thang cân, các định lí 1, 2, 3
Ä Hình thang đã cho có thêm điều kiện gì thì trở thành hình thang cân ?
Ä Bài tập 13 / SFK.	
	„ Lời dặn : 
ð Học thuộc lòng các định nghĩa và các định lí hình thang cân.
ð Học thuộc kỹ dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
ð BTVN: 11, 12, 15, 16, 17 / SGK.
ð Xem lại định lí Pytago đã học ở lớp 7.
Ngày Soạn: 11 / 09
Tiết 04
Luyện Tập 
I.MỤC TIÊU : 
@ Củng cố các định nghiã, định lí 1,2,3 của hình thang cân và các dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
@ Củng cố các trường hợp bằng nhau của hai ∆ và định lí pytago.
II.CHUẨN BỊ : 	Ä GV: Đề bài tập 15, 16, 17 / SGK.
Ä HS : Làm các bt đã dặn tiết trước.	
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
â Kiểm tra : 
1)- Phát biểu định nghĩa hình thang cân? Định lí 1,2 về hình thang cân?
 - Bài tập 11 / 74 SGK
2)- Phát biểu đn, định lí 1,2 về hình thang cân?
 - Bài tập 12 / 74 SGk.
ã Bài mới : 
Giáo viên
Học sinh
* Trước tiên ta phải cm BDEC là hình thang ß DE // BC ß 2 cạnh DE và BC cùng cắt đường thẳng thứ ba tạo ra cặp góc đồng vị bằng nhau.
* Tổng ba góc trong một ∆ bằng bao nhiêu độ?
* Từ điều trên hãy tính các góc DÂ1 và Ê1. 
à DÂ1 và Ê1 có bằng nhau không?
* Bài tập 15 / SGK 
* Tổng ba góc trong một ∆ bằng 1800.
* 1 HS 
a) Xét ∆ cân ADE ta có:
 DÂ1 + Ê1 + Â = 1800
hay 2.DÂ1 = 1800 – Â 
=> DÂ1 = (1800 – Â) : 2 (1)
 Xét ∆ cân ABC ta cũng có
 BÂ = (1800 – Â) : 2 (2)
Từ (1) & (2) => DÂ1 = BÂ 
=> DE // BC => BDEC là hình thang (I)
Mặt khác: BÂ = CÂ (gt) (II)
Nên từ (I) và (II) => BDEC là hình thang cân
b) Â = 500 => BÂ = CÂ = 650
 => DÂ2 = Ê2 = 1150
* Ta có thể dựa vàdo kết quả của bài tập 15a để chứng minh.
* Bài này cm BECD là hình thang có hai đường chéo bằng nhau.
* cm thêm ∆ EBD cân ở E => ED = EB --> đpcm 
* Bài tập 16 / SGK 
∆ ABD = ∆ ACE (gcg)
=> AD = AE 
=> DE // BC (theo bt 15a)
=> BEDC là hình thang (1)
∆ ABD = ∆ ACE => BD = EC (2)
(1) & (2) => BEDC là hình thang cân.
=> ∆ EBD cân ở E => EB = ED
Vây BEDC là hình thang cân có đáy nhỏ bằng cạnh bên.
Giáo viên
Học sinh
* Áp dụng dấu hiệu nhận biết thứ hai để chứng minh.
* Bài tập 17/ SGK 
Gọi I là giao điểm của AC và BD
Khi đó ta có :
∆ IAB cân ở I => IA = IB (1)
∆ IDC cân ở I => ID = IC (2)
Từ (2) & (2) suy ra:
 IA + IC = IB + ID
hay AC = BD 
Hình thang ABCD có AC = BD => ABCD là hình thang cân.
	ƒ Củng cố : 	
	„ Lời dặn : 
ð Xem lại các định nghĩa, định lí về hình thang, hình thàng cân.
ð Bài tập 18 / 75 SGK.
ð Xem nội dung bài học kế tiếp.	
Ngày Soạn: 15 / 09 
Tiết 05
Bài 4 : Đường Trung Bình Của Tam Giác, Của Hình Thang
1- ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC 
I.MỤC TIÊU : 
@ HS nắm được định nghĩa, các định lí về đường trung bính của tam giác.
@ HS hiểu có thể ddo khoảng cách giữa hai điểm trên thực tế (không đo trực tiếp được) bằng cách áp dụng định lí 2.
II.CHUẨN BỊ : 	Ä GV: bảng phụ: định lí 1, định nghĩa, định lí 2 của đường trung bình.
Ä HS : thước thẳng, thước đo góc.	
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
â Kiểm tra : 1)- Thế nào gọi là hình thang, hình thang cân ?
 - BT: Cho ∆ ABC, gọi D là trung điểm của cạnh AB, qua D kẻ DE // BC (E AC). Hỏi : tứ giác ABCD là hình gì? 
ã Bài mới : 
Giáo viên
Học sinh
Trình bày bảng
* Từ bài tập ở trên: 
* Nếu từ E kẻ EF // AB (F BC) thì ∆ ADE = ∆ EFC ?
à hãy cm ∆ ADE = ∆ EFC.
* ∆ ADE = ∆ EFC => điều gì ?
* Qua bài toán chứng minh trên ta suy ra được điều gì?
* ∆ ADE = ∆ EFC.
Xét 2 ∆ ADE và EFC có:
DÂE = FÊC (do EF // AB)
AD = EF ( cùng bằng BD)
ADÂE = EFÂC (cùng bằng BÂ)
Suyra:∆ ADE = ∆ EFC(gcg) 
* ∆ ADE = ∆ EFC
=> AE = EC , tức là E là trung điểm của cạnh AC. 
* Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba.
1) Đường trung bình của tam giác:
a) Định lí 1:
Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba.
GT ∆ ABC , AD = DB
 DE // BC
KL AE = EC
 Chứng minh
Kẻ EF // AB (E BC)
=> EF = BD ( BD // EF là hai cạnh bên hình thang DEFB) 
* DÂE = FÊC (do EF // AB, đồng vị)
* ADÂE = DBÂC (đồng vị và DE // BC)
 DBÂC = EFÂC (đồng vị và EF // AB)
Suy ra: ADÂE = EFÂC
Xét ∆ ADE và ∆ EFC có :
ADÂE = DBÂC, EF = BD và DBÂC = EFÂC
Nên suy ra: ∆ ADE = ∆ EFC (gcg)
Từ đó suy ra : AE = EC (đpcm)
* Đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác gọi là đường gì của tam giác?
* HS nghiên cứu SGK trả lời.
b) Định nghĩa :
Đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác gọi là đường trung bình của tam giác.
Giáo viên
Học sinh
Trình bày bảng
* Đường trung bình của tam có song song với thứ ba không? 
* Xét xem đường trung bình có độ dài bằng bao nhiêu cạnh thứ ba.
* GV hướng dẫn HS chứng minh định lí 2.
* Đường trung bìnhcủa tam giác song song với cạnh thứ ba.
* Đường trung bình bằng nửa cạnh thứ ba.
* HS về nhà xem thêm phần chứng minh định lí 2 theo cách khác ( như SGK).
* Bài tập ?3 / SGK 
c) Định lí 2:
Đường trung bình của tam giác song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.
GT ∆ ABC,
 Đường trung bình DE 
KL DE // BC
 DE = 
 Chứng minh:
* Giả sử đường thẳng a qua trung điểm D và song song với BC, theo định lí 1 thì a qua trung điểm E của cạnh AC => DE nằm trên đường thẳng a => DE // BC
* Gọi F là trung điểm cạnh BC, khi ấy ta có EF // AB.
* Hình thang BDEF có 2 cạnh bên BD // EF => DE = BF.
mà BF = (do F là trung điểm của BC) 
nên suy ra: DE = 
	ƒ Củng cố : 
Ä Thế nào gọi là đường trung bình của tam giác?
Ä Phát biểu định lí thứ nhất về đường trung bình của tam giác?
Ä Phát biểu định lí thứ hai về đường trung bình của tam giác?
Ä BT 20, 21 / 79 SGK.
Ä Một tam giác có thể có bao nhiêu đường trung bình?	
	„ Lời dặn : 
ð Học thuộc lòng các định lí 1, 2 đường trung bình của tam giác.
ð BTVN : 22 / SGK.
ð Xem trước mục 2 – Đường trung của hình thang.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_8_tiet_1_den_5.doc