Giáo án Hình học 8 - Tiết 1, Bài 1: Tứ giác - Năm học 2010-2011

Giáo án Hình học 8 - Tiết 1, Bài 1: Tứ giác - Năm học 2010-2011

I – Mục tiêu :

- Kiến thức :

+ Học sinh biết được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.

- Kĩ năng :

+ Biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố (hai đỉnh kề nhau, hai đỉnh đối nhau, đường chéo, hai cạnh kề nhau, hai cạnh đối nhau, góc, hai góc đối nhau, điểm trong, điểm ngoài).

+ Biết vận dụng kiến thức trong bài vào tình huống cụ thể đơn giản trong đời sống ( nhận biết các hình, tính tổng số đo các góc, )

- Thái độ :

+ Cẩn thận, chính xác, trung thực trong học tập.

II - Đồ dùng dạy học :

- Giáo viên :

+ Thước thẳng, phấn màu, thước đo góc, bảng phụ vẽ 1 tam giác và 1 tứ giác và bảng phụ ghi hình 1+2 (SGK tr/64).

- Học sinh :

+ Thước thẳng, bút chì, thước đo góc.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1057Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tiết 1, Bài 1: Tứ giác - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :16/ 8/2010.
Ngày giảng : 8A : 20/ 8/ 2010
 8B : 19 / 8/2010
Tiết 1 - Đ 1. Tứ giác.
I – Mục tiêu :
- Kiến thức :
+ Học sinh biết được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.
- Kĩ năng :
+ Biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố (hai đỉnh kề nhau, hai đỉnh đối nhau, đường chéo, hai cạnh kề nhau, hai cạnh đối nhau, góc, hai góc đối nhau, điểm trong, điểm ngoài).
+ Biết vận dụng kiến thức trong bài vào tình huống cụ thể đơn giản trong đời sống ( nhận biết các hình, tính tổng số đo các góc,)
- Thái độ :
+ Cẩn thận, chính xác, trung thực trong học tập.
II - Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên :
+ Thước thẳng, phấn màu, thước đo góc, bảng phụ vẽ 1 tam giác và 1 tứ giác và bảng phụ ghi hình 1+2 (SGK tr/64).
- Học sinh :
+ Thước thẳng, bút chì, thước đo góc.
III – Tổ chức giờ học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*) Khởi động :(2’).
GV :Treo bảng phụ vẽ 1 tam giác và 1 tứ giác và đưa ra tình huống vào bài như SGK.
HĐ 1 :Tìm hiểu định nghĩa : (30’).
- Mục tiêu :
+ Học sinh biết được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi và dùng đúng các thuật ngữ.
+ Vẽ được tứ giác lồi bằng thước thẳng.
- Đồ dùng day học :Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ ghi hình 1+2 (SGK tr/64).
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
*) Cách tiến hành.
B1 :HĐ cá nhân tìm hiểu định nghĩa tứ giác.
GV :Treo bảng phụ, yêu cầu hs quan sát, giáo viên giới thiệu về tứ giác. Yêu cầu học sinh cho biết tứ giác gồm mấy đỉnh và mấy cạnh.
GV :Yêu cầu học sinh qua quan sát đưa ra định nghĩa về tứ giác. Đưa ra định nghĩa về tứ giác cùng với các yếu tố về đỉnh, cạnh của tứ giác.
GV : Tại sao hình 2 cũng có 4 đỉnh A, B, C, D và 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA, nhưng lại không là tứ giác?
B2 :HĐ cá nhân tìm hiểu định nghĩa tứ giác lồi.
GV :Yêu cầu hs đọc và trả lời ?1.
GV :Hướng dẫn hs dùng thước thẳng để xác định, yêu cầu 1 hs đứng tại chỗ trả lời.
GV :Tứ giác ABCD trên hình 1a gọi là tứ giác lồi. Yêu cầu 1 hs đưa ra đn về tứ giác lồi.
GV :Đưa ra nội dung chú ý.
B3 :HĐ cá nhân tìm hiểu các thuật ngữ .
GV :Yêu cầu hs đọc và hoàn thiện ?2. Yêu cầu 1 vài hs đứng tại chỗ trả lời.
*) Kết luận :Tứ giác ABCD là hình như thế nào, khi nào tứ giác ABCD là tứ giác lồi.
1. Định nghĩa
HS :Quan sát và trả lời :
Tứ giác gồm 4 đỉnh và 4 cạnh
*) Định nghĩa : Tứ giác ABCD là hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên 1 đường thẳng.
+ Trong đó A, B, C, D là các đỉnh, các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA, gọi là các cạnh của tứ giác.
HS :Tại vì hai đoạn thẳng BC và CD cùng nằm trên một đường thẳng.
HS :Đọc và trả lời ?1.
- Tứ giác ABCD hình 1a là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.
*) Định nghĩa tứ giác lồi : Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.
ỉ Chú ý. Từ nay, khi nói đến tứ giác mà không chú thích gì thêm, ta hiểu đó là tứ giác lồi.
?2. 
a) Hai đỉnh kề
nhau :B và C,
C và D, D và A.
Hai đỉnh đối Hình 3. 
 nhau:B và D. 
b) Đường chéo :BD
c) Hai cạnh kề nhau :BC và CD, CD và DA, DA và AB.
Hai cạnh đối nhau :AD và BC.
d) Góc : , , .
Hai góc đối nhau :. Và 
e) Điểm nằm trong tứ giác :, P.
Điểm nằm ngoài tứ giác :, Q.
HĐ 2 :Tổng các góc của một tứ giác : (8’).
- Mục tiêu :
+ Biết được tổng các góc của một tứ giác bằng 3600.
- Đồ dùng dạy học : Thước thẳng, phấn màu, thước đo góc.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*) Cách tiến hành (cá nhân) :
GV : Yêu cầu hs đọc và trả lời ?3.
GVHD : Chia tứ giác thành hai tam giác.
GV : Đưa ra định lí.
*) Kết luận : Trong 1 tứ giác, tổng các góc bằng bao nhiêu độ
2. Tổng các góc của một tứ giác
HS : Đọc và trả lời ?3
. Như vậy trong tứ giác
ABCD, ta có :
A + B + C + D = 3600
*) Định lí : 
Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600.
*) Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà : (5’).
- Tổng kết : 
+ GV : Thế nào là tứ giác, tứ giác lồi? Tổng các góc trong 1 tứ giác bằng bao nhiêu độ?
- Hướng dẫn học ở nhà :
HD bài 3 : + Nối B với D, áp dụng tổng các của tứ giác = 3600.
BTVN : 1, 2, 3, 4 ( SGK tr/66+67).

Tài liệu đính kèm:

  • doctietd.doc