Giáo án Hình học 8 - THCS Nguyễn Hữu Cảnh - Tiết 31: Ôn tập học kỳ I

Giáo án Hình học 8 - THCS Nguyễn Hữu Cảnh - Tiết 31: Ôn tập học kỳ I

Tiết 31 : ÔN TẬP HỌC KỲ I.

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

- Kiến thức trọng tâm:

+ Nắm được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết các tứ giác đã học: hình thang, hình thang cân, hình hình bình , hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.

- Một số công thức tính diện tích các tứ giác trên.

- Có kỹ năng chứng minh các tứ giác đã học.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, kỹ năng tính toán diện tích tam giác.

 II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: + Giáo án, bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm ,nghiên cứu SGK + SGV, thước thẳng, thước đo góc, eke, phấn màu,

 

doc 2 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1057Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - THCS Nguyễn Hữu Cảnh - Tiết 31: Ôn tập học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17. Tiết 31 : ÔN TẬP HỌC KỲ I.
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Kiến thức trọng tâm:
+ Nắm được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết các tứ giác đã học: hình thang, hình thang cân, hình hình bình , hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
Một số công thức tính diện tích các tứ giác trên.
Có kỹ năng chứng minh các tứ giác đã học.
Rèn luyện kỹ năng phân tích, kỹ năng tính toán diện tích tam giác.
 II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: + Giáo án, bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm ,nghiên cứu SGK + SGV, thước thẳng, thước đo góc, eke, phấn màu, 
Học sinh : + Làm tốt các bài tập SGK, ôn tập lý thuyết ở chương I . bảng phụ, bút viết, thươc thẳng, đo góc, eke... mang vở ghi, sgk, sbtập, giấy kẻ ô vuông, Ôn tập các công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác.
 III. TIẾN HÀNH BÀI DẠY.
1. Oån định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ (15 phút). 
Hđ1: Lý thuyết :
1. Như phần ôn tập chương I về tứ giác.
2. Nhắc lại các công thức tính S hình thang, tam giác, hình chữ nhật, hình thoi.
Hđ2 : Bài tập ôn tập ( 27 phút ): 
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải các bài tập sau:
Bài 1: Cho DABC cân tại A, trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm của AC, K là điểm đối xứng với M qua I
a.Tứ giác AMCK là hình gì ? c/ minh
b. Tứ giác AKMB là hình gì ? c/ minh.
c. Tìm điều kiện của DABC để AMCK là hình vuông.
Bài 2: Cho hình thoi ABCD. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo. Vẽ đường thẳng qua B và song song với AC, vẽ đường thẳng qua C và song song với BD, hai đường thẳng này cắt nhau ở K.
a. Tứ giác OBKC là hình gì ? vì sao?
b. Chứng minh OK= AB.
c. Tìm điều kiện của hình thoi ABCD để tứ giác OBKC là hình vuông.
Bài 3: Cho hình bình hành ABCD có BC = 2AB và Â =600. Gọi E, F thoe thứ tự là trung điểm của BC , AD
a. tứ giác ECDF là hình gì ? vì sao?
b. Tứ giác ABED là hình gì ? vì sao?
c. Tính số đo góc AED.
Bài 4: Cho DABC. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và AC.
Tứ giác BMNC là hình gì ? vì sao?
Trên tia đối của tia NM xác định điểm E sao cho NE = NM. Tứ giác AECM là hình gì ? vì sao?
Tam giác ABC cần có thêm điều kiện gì để tứ giác AECM là hình chữ nhật, hình thoi ? vẽ hình minh họa.
Bài 5 : 
Tính diện tích 1 hình thang vuông biết hai đáy có độ dài là 6cm và 9cm, góc tạo bởi đáy lớn với cạnh bên bằng 450
 Tính diện tích một hình thoi có cạnh bằng 5cm và có góc nhọn bằng 300
4. Hướng dẫn và dặn dò về nha ø(3 phút) : 
+ Học bài và ôn lại định nghĩa, tính chất , dấu hiệu nhận biết của các tứ giác đã học , các công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông. Diện tích tam giác đã học 
+ Ôn tập cho thật tốt tiết sau kiểm tra học kỳ.
+ Về nhà thực hiện một số bài tập trong đề cương trang 4-6.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet31 onhoc ky I.doc