Giáo án Hình học 7 tiết 50: Luyện tập

Giáo án Hình học 7 tiết 50: Luyện tập

Tiết 50

 LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu.

 1. Kiến thức.

- Củng cố các định lý quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, giữa các đường xiên và hình chiếu của chúng.

 2. Kĩ năng.

- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình theo yêu cầu đề bài, tập phân tích để chứng minh bài toán, biết chỉ ra căn cứ của các bước chứng minh.

 3. Thái độ.

- Giáo dục ý thức vận dụng kiến thức toán vào thực tiễn.

- Học sinh yêu thích học hình

 

doc 3 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1744Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 tiết 50: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28.02.2011
Ngày giảng: 04.03.2011
Lớp 7A4 , A1
Ngày giảng: 05.03.2011
Lớp 7A3 , A2
Tiết 50
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu. 
 1. Kiến thức. 
- Củng cố các định lý quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, giữa các đường xiên và hình chiếu của chúng.
 2. Kĩ năng. 
- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình theo yêu cầu đề bài, tập phân tích để chứng minh bài toán, biết chỉ ra căn cứ của các bước chứng minh.
 3. Thái độ. 
- Giáo dục ý thức vận dụng kiến thức toán vào thực tiễn.	
- Học sinh yêu thích học hình
II. Chuẩn bị của GV $ HS.
 1. Chuẩn bị của GV. - Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học
 2. Chuẩn bị của HS. - Học bài cũ, đọc trước bài mới
III. Tiến trình bài dạy. 
 1.Kiểm tra bài cũ. (6')
* Câu hỏi:
	Phát biểu định lý về quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, giữa đường xiên và hình chiếu của chúng.
	Chữa bài tập 9 (SGK - 59)
* Đáp án:
	+ Phát biểu 2 định lý:
	- Đl 1: Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm ở ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó, đường vuông góc là đường ngắn nhất. (1đ)
	- Đl 2: Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó: (1đ)
	a. Đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn; (1đ)
	b. Đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiếu lớn hơn; (1đ)
	c. Nếu hai đường xiên bằng nhau thì hai hình chiếu bằng nhau, và ngược lại, nếu hai hình chiếu bằng nhau thì hai đường xiên bằng nhau. (1đ)
	+ Bài 9 (SGK - 59): (5đ)
	Vì MA là đường vuông góc và vì AB < AC < AD nên suy ra
	MA < MB < MC < MD (định lý về quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu)
	Vậy bạn Nam tập bơi như thế là đúng mục đích đề ra.
	* Đặt vấn đề (1’) Hôm nay chúng ta áp dụng các định lí quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, giữa đường xiên và hình chiếu của chúng để làm một số bài tập.
 2.Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Học sinh ghi
GV
Yêu cầu học sinh nghiên cứu bài tập 10 (SGK - 59)
Bài 10 (SGK - 59) (10')
TB?
Em hiểu bài toán cho gì? yêu cầu gì?
HS
Cho : Một tam giác cân (tam giác ABC cân tại A)
Đoạn thẳng kẻ từ đỉnh đối diện xuống đáy (đoạn thẳng AM; MBC)
Chứng minh: AM AB
K?
Vẽ hình, ghi GT, KL của bài toán?
GT
ABC: AB = AC
Đoạn thẳng AM
M BC 
KL
 AM AB
HS
Một HS lên bảng vẽ hình và ghi GT, KL. Dưới lớp tự vẽ vào vở.
Chứng minh
K?
Khoảng cách từ A tới BC là đoạn nào?
Từ A kẻ AH : AH BC ; H BC
AH là khoảng cách từ A tới BC 
HS
Từ A kẻ AH BC. AH là khoảng cách từ A tới BC
* Nếu M H thì AM = AH
mà AH < AB (đl quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên) nên 
 AM < AB (1)
K?
MBC thì M có thể ở những vị trí nào?
* Nếu M B (hoặc C) thì AM = AB 
 (hoặc AM = AC) (2)
HS
Hoặc trùng với B (trùng với C); hoặc trùng với hình chiếu H của điểm A trên BC; Hoặc nằm giữa HB, HC
* Nếu M nằm giữa B và H (hoặc giữa C và H) thì MH < BH (hoặc MH < CH) nên AM < AB (hoặc AM < AC) (3) (đl quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu của chúng)
K?
Hãy xét từng vị trí của M để chứng minh AM AB?
Từ (1), (2),(3) suy ra AM AB (đpcm) 
HS
Đứng tại chỗ trình bày chứng minh trong mỗi trường hợp.
GV
Yêu cầu HS tiếp tục nghiên cứu bài tập 11 (SGK - 60)
A
B
C
D
Bài 11 (SGK - 60) (10')
TB?
Nêu yêu cầu của bài tập?
Giải
GV
Yêu cầu HS nghiên cứu hướng dẫn và trình bày cách chứng minh.
Nếu BC < BD thì C nằm giữa B và D.
Trong tam giác vuông ABC ( = 1v) có 1 900 (2 kề bù với góc nhọn 1) .
HS
Lên bảng chứng minh
Trong ACD có 2 > 900 nên AD là cạnh lớn nhất hay AD > AC (đpcm)
GV
Yêu cầu HS nghiên cứu bài tập 13. Vẽ hình 16 vào vở.
Bài 13 (SGK - 60) (8')
K?
Hãy đọc hình 16, cho biết giả thiết, kết luận của bài toán?
K?
Để chứng minh BE < BC ta cần so sánh 2 đoạn thẳng nào?
GT
ABC: 
D nằm giữa A và B
E nằm giữa A và C
KL
a. BE < BC
b. DE < BC
HS
Cần so sánh AE và AC
Chứng minh
K?
Để chứng minh DE < BC ta cần chứng minh gì?
a. Ta có E nằm giữa A và C nên
AE < AC BE < BC (1)
(đl qhệ giữa đường xiên và hình chiếu)
HS
Cần so sánh DE và BE rồi kết hợp với so sánh BE và BC suy ra điêu phải chứng minh.
b. Ta có D nằm giữa A và B nên
AD < AB ED < EB (2)
(đl qh giữa đường xiên và hình chiếu)
HS
Lên bảng chứng minh theo hướng dẫn trên
Từ (1) và (2) suy ra ED < BC (đpcm)
GV
Yêu cầu học sinh nghiên cứu bài 12 (SGK - 60)
Bài 12 (SGK - 60) (6')
Giải
K?
Nêu yêu cầu của bài
Chiều rộng của miếng gỗ chính là khoảng cách giữa hai cạnh song song của nó. Vì vậy muốn đo chiều rộng của miếng gỗ ta phải đặt thước vuông góc với cả hai cạnh song song của nó. Cách đặt thước như hình 15 là sai.
K?
Theo em cách đặt thước đo như hình 15 đúng hay sai? Vì sao?
HS
Đứng tại chỗ trả lời
 3. Củng cố - Luyện tập. (2')
Nêu lại nội dung định lý về quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, giữa đường xiên và hình chiếu của chúng ? 
 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà. (2')
	- Ôn lại 4 định lý trong bài 1, bài 2
	- BTVN: 12; 13; 14 (SBT - 25)
 14 (SGK - 60)
	- Xem kỹ các bài tập đã chữa
	- HD bài 14 (SGK): Cần kẻ thêm đường vuông góc PH; so sánh PM và PQ suy ra HM < HQ
	- Đọc trước bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 50.doc